tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 24-07-2016

  • Cập nhật : 24/07/2016

Xây dựng kênh đầu tư vàng với cơ chế quản lý chặt chẽ

Huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế là một chủ trương đúng của Nhà nước. Vốn vàng trong dân là một trong những nguồn lực của xã hội, nhưng khơi gợi nguồn lực này để sinh lời hay huy động để đầu tư trong bối cảnh đất nước thiếu nguồn vốn đầu tư là vấn đề cần đặt ra.

sau hon 4 nam nghi dinh 24 di vao cuoc song, cong tac quan ly hoat dong kinh doanh vang da buoc dau dat duoc nhung ket qua dang ghi nhan, thi truong vang on dinh. nguon: internet

Sau hơn 4 năm Nghị định 24 đi vào cuộc sống, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận, thị trường vàng ổn định. Nguồn: internet

Việc huy động vàng vật chất trong dân nước ta đã có những trải nghiệm. Trong một thời gian dài chúng ta đã từng cho phép các định chế tài chính huy động và cho vay vàng đi liền với việc nới lỏng quản lý thị trường vàng. Hậu quả của nó để lại cũng không nhỏ khi giá vàng thế giới tăng cao cùng với lạm phát gia tăng và kinh tế suy giảm.

Để khắc phục hậu quả này, nhiều giải pháp chính sách đã được triển khai, trong đó một khung pháp lý cho hoạt động thị trường vàng đã được thiết lập. Đáng kể nhất là sự ra đời của Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/04/2012, hoạt động quản lý thị trường vàng hướng tới mục tiêu bình ổn thị trường, chấm dứt tình trạng huy động và cho vay vàng trong hệ thống ngân hàng và chống hiện tượng vàng hóa nền kinh tế.

Sau hơn 4 năm Nghị định 24 đi vào cuộc sống, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận, thị trường vàng ổn định. Có thể nói Nghị định 24 đã thể hiện sự chắt lọc, kết tinh kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng chính sách quản lý vàng của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam.

Điều đó được phản ánh rõ nét thông qua việc công nhận quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Nhà nước cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng theo quy định là một trong những nguyên tắc quản lý. Sự lựa chọn những nguyên tắc này là phù hợp với bối cảnh kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới của Việt Nam.

Thực tiễn tâm lý cất giữ vàng trong dân của người Việt Nam đã có từ lâu đời như Trung Quốc, Ấn Độ, nhưng sử dụng biện pháp huy động vàng vật chất là không thành công. Chưa kể phải có lộ trình thực hiện mang tính trung và dài hạn với những giải pháp hướng tới mục tiêu hạn chế và làm cho người dân chán ghét giữ vàng.

Để đạt được mục tiêu này, một trong những điều kiện cần thiết là phải phát triển mạnh thị trường tài chính, tạo ra nhiều kênh đầu tư cho người dân và vàng chỉ được coi như là một kênh đầu tư chứ không phải là để tích trữ. Theo đó, cần xây dựng kênh đầu tư vàng với cơ chế hoạt động được quản lý chặt chẽ, giảm mạnh tình trạng buôn lậu vàng, đi liền với nó là các biện pháp truyền thông cho người dân về một nguồn lực vốn rất lớn có thể mang ra đầu tư sinh lời cao hơn nếu tích trữ vàng.

Để làm được những điều đó, bằng hành động cụ thể Chính phủ phải cho người dân tin tưởng vào sự ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định giá trị đồng tiền. Trên cơ sở đó cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc điều tiết cung vàng theo Nghị định 24 để đảm bảo không có những cú sốc về biến động giá vàng quá lớn gây bất ổn thị trường, lay động lòng tin của thị trường.(TBNH)

Điều kiện mới trong kinh doanh mua bán nợ

Có hiệu lực ngay sau khi được ban hành, Nghị định 69/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ được đánh giá là sẽ giải quyết căn bản những vấn đề tồn tại trong hoạt động mua bán nợ trước đây bằng các điều kiện mới.

nghi dinh 69/2016/nd-cp duoc ky vong se tao dong luc moi thuc day thi truong mua ban no viet nam phat trien.

Nghị định 69/2016/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ tạo động lực mới thúc đẩy thị trường mua bán nợ Việt Nam phát triển.

Hiện nay, ở nước ta có hai công ty mua bán nợ do Nhà nước lập ra, gồm Công ty TNHH Mua bán nợ (DATC) và Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), bên cạnh hàng chục công ty mua bán nợ và tài sản thuộc các ngân hàng. Cùng với đó là các công ty mua bán nợ của các ngân hàng…

Tuy nhiên, thị trường mua bán nợ lại chưa phát triển đúng nghĩa và các khoản nợ mua thường là mua theo chỉ định hoặc nhằm mục đích cơ cấu lại tài sản, làm đẹp sổ sách.

Cùng với đó, điều kiện kinh doanh của ngành nghề này nằm trong danh mục 15 ngành nghề bắt buộc phải công bố điều kiện kinh doanh… Do đó đã ảnh hưởng đến sự phát triển chung của thị trường mua bán nợ ở Việt Nam.

Nghị định 69/2016/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đầy thị trường mua bán nợ Việt Nam phát triển, khi đưa ra được nhiều đổi mới. Theo đó, để đăng ký kinh doanh các dịch vụ này, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện về mức vốn điều lệ, vốn đầu tư như sau:

(i) tối thiểu 5 tỷ đồng đối với kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ;

(ii) tối thiểu 100 tỷ đồng đối với kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ; hoặc;

(iii) tối thiểu 500 tỷ đồng đối với kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ.Trường hợpdoanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động kinh doanh vừa nêu thì mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu sẽ là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu cao nhất trong số các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện.

Đồng thời, Nghị định cũng quy định người quản lý của doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện sau:

Một là, đáp ứng các điều kiệnvềnăng lực hành vi dân sự,không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp;

Hai là, có trình độ từ đại học trở lên thuộc mộttrong các ngành: kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà họ sẽ đảm nhận;

Ba là, người quản lý hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ;

Bốn là, không là người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 (ba) năm trước liền kề đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợcòn phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

- Đã hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ ít nhất 01 năm;

- Mức doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ của năm liền kề trước năm thực hiện kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch tối thiểu là 500 tỷ đồng;

- Có ít nhất 02 nhân viên có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc ít nhất 02 nhân viên có thẻ thẩm định viên về giá;

- Có quy chế hoạt động của sàn giao dịch nợ;

- Có cơ sở, vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin phù hợp để tiếp nhận, cập nhật, cung cấp thông tin về hoạt động mua bán nợ giữa các thành viên tham gia sàn giao dịch.

Nghị định cũng đưa ra các hạn chế đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ, cụ thể:

Thứ nhất, không được nhận cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.

Hoặc nhận bảo đảm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác nhằm mục đích mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm.

Thứ hai, phải tuân thủ các quy định về pháp luật quản lý ngoại hối trong trường hợp mua bán nợ hình thành quan hệ cho vay, vay nợ nước ngoài và sử dụng ngoại hối trong giao dịch mua bán nợ, áp dụng cho cả bên mua nợ, bên bán nợ, bên nợ và các bên liên quan khác.

Đặc biệt, Nghị định 69/2016/NĐ-CP không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động mua bán nợ không phải là hoạt động kinh doanh, bao gồm:

Hoạt động bán nợ đối với các khoản nợ của chính chủ nợ, không bao gồm các khoản nợ mà chủ nợ đã mua từ các chủ nợ khác và các hoạt động mua bán nợ khác không liên tục, không nhằm mục đích sinh lợi;

Hoạt động mua nợ không nhằm mục đích bán lại cho tổ chức, cá nhân, bao gồm cả hoạt động mua nợ để chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổphần; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xử lý tài sản bảo đảm.(TCTC)

Hoàn thiện hệ thống pháp luật để phát triển đại lý thuế

Dịch vụ tư vấn thuế và làm thủ tục về thuế đã hình thành và phát triển từ lâu tại các quốc gia trên thế giới, qua đó đã góp phần giảm thiểu thời gian và chi phí tuân thủ của doanh nghiệp (DN).
anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều nỗ lực phát triển, song đến nay mới có khoảng 280 đại lý thuế (ĐLT) hoạt động. Con số này là khá khiêm tốn so với trên 500 nghìn DN và hàng triệu hộ kinh doanh đang hoạt động. Chính vì vậy, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng như hiện nay, cần có các giải pháp thiết thực hơn để thúc đẩy dịch vụ tư vấn thuế và các ĐLT phát triển, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của DN.

Tốc độ phát triển chưa đáp ứng yêu cầu

Tại Việt Nam, môi trường pháp lý cho dịch vụ tư vấn và các ĐLT đã được quy định rõ trong Điều 20 của Luật Quản lý thuế, được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007. Tuy nhiên theo thống kê, đến nay cả nước mới có 280 ĐLT, hoạt động tại 32 tỉnh, TP trong cả nước.

Các ĐLT thuế chủ yếu tập trung ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, trong đó có một số DN hoạt động tương đối hiệu quả như: ĐLT Trí Luật (TP. Hồ Chí Minh) đang làm thủ tục dịch vụ về thuế cho 400 DN, ĐLT Trương Gia (TP. Hồ Chí Minh) làm thủ tục cho trên 300 DN; ĐLT Cường Linh (Quảng Ninh) phục vụ thường xuyên cho trên 150 DN… còn đại đa số các địa phương chưa có ĐLT, một số nơi hoạt động này được lồng ghép bởi các công ty tư vấn luật, dịch vụ kế toán, kiểm toán. Để tồn tại, các ĐLT phải làm thêm các dịch vụ khác như: kế toán, rà soát báo cáo tài chính, tư vấn tài chính, hóa đơn chứng từ, lập và giải thể DN…

 

Bên cạnh đó, ĐLT là loại hình kinh doanh còn mới ở Việt Nam nên rất ít DN hiểu về ĐLT cũng như chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của ĐLT, họ sợ lộ bí mật thông tin kinh doanh. Hơn nữa, các DN đều có hệ thống kế toán được trả lương, nên nhiều đơn vị cho rằng, trách nhiệm của kế toán phải đảm bảo kê khai nghĩa vụ thuế đúng quy định.

Về phía các ĐLT, do chưa chú trọng nhiều đến công tác quảng bá, chất lượng của dịch vụ thuế chưa được tốt, chưa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao nên chưa mở rộng được thị trường cung cấp. Số lượng và chất lượng ĐLT, cá nhân có chứng chỉ hành nghề còn thấp so với nhu cầu của DN và người nộp thuế. Ngoài ra, cơ sở pháp lý chưa rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của ĐLT, dẫn đến nhiều trường hợp DN ngần ngại, chưa “mặn mà” với ĐLT.

Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển ĐLT

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược cải cách và hiện đại hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đã được cụ thể hóa bằng Quyết định 420/QĐ-BTC ngày 3/3/2014 của Bộ Tài chính nêu rõ: phát triển hệ thống ĐLT theo hướng đẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt động hỗ trợ người nộp thuế, tăng dần số lượng và chất lượng các ĐLT, mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ ĐLT. Xây dựng hệ thống ĐLT thực sự trở trành cầu nối giữa cơ quan thuế và người nộp thuế; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế, giảm chi phí và thời gian làm thủ tục thuế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Theo đó, trong giai đoạn 2016-2020 có ít nhất 6000 người được cấp chứng chủ hành nghề ĐLT; tối thiểu 10% số người nộp thuế là pháp nhân sử dụng dịch vụ ĐLT và khoảng 90% số DN hài lòng với chất lượng dịch vụ do ĐLT cung cấp.

Để thực hiện được những mục tiêu này, trước hết các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động của các ĐLT, sửa đổi, bổ sung và nâng hình thức văn bản quy phạm pháp luật từ Thông tư hiện nay lên thành Nghị định của Chính phủ, tiến tới ban hành Luật Đại lý thuế. Ngoài ra, cần tạo cơ chế khuyến khích người nộp thuế sử dụng dịch vụ ĐLT, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và pháp luật có liên quan, tạo một số ưu đãi về thủ tục cho người nộp thuế sử dụng dịch vụ ĐLT. Không những vậy, quy chế thi, cấp chứng chỉ hành nghề ĐLT cần sửa đổi và bổ sung theo hướng đồng bộ hóa và thống nhất giữa cơ quan quản lý với các cơ quan kiểm tra, giám sát.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu, bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ chuyên trách quản lý hoạt động hành nghề ĐLT; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ thuế, người nộp thuế về sự cần thiết, lợi ích do sử dụng dịch vụ ĐLT mang lại. Về phía mình, để phát triển dịch vụ tư vấn thuế một cách bền vững, các ĐLT cần phải nâng cao năng lực hoạt động, xây dựng và áp dụng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức chuyên sâu cho lãnh đạo và cá nhân hành nghề; cung cấp, hướng dẫn cài đặt và sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác kê khai và nộp thuế cũng như xây dựng, ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề ĐLT.

Ở Nhật Bản, các ĐLT ra đời từ năm 1942 và đến nay đã có trên 90% DN nhỏ và vừa tại đây thực hiện khai thuế qua ĐLT. Nếu so với cán bộ thuế làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước thì số nhân viên tại các ĐLT lên tới 72.000 người, gấp 1,4 lần. Ở Hàn Quốc, hội kế toán thuế công ra đời và hoạt động từ năm 1962 và hiện nay có khoảng 93% tổng số DN, doanh nhân sử dụng dịch vụ ĐLT. Tại Đức, một trong những quốc gia nổi tiếng về sự phát triển của dịch vụ tư vấn thuế, cũng có khoảng 79.000 tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này.(TCT)

Năm 2016: 70% vốn FDI đổ vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) là một trong những nền tảng của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam và đã phát huy được hiệu quả, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào KCN, KKT tăng thêm 6 tỉ USD, chiếm 46% tổng số lượt dự án và chiếm 67% tổng vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh tăng thêm của cả nước.

Cũng theo cơ quan này, trong năm 2016, đặt mục tiêu tiếp tục duy trì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KKT chiếm khoảng 70% vốn FDI của cả nước.

Trong đó, dự kiến các KCN sẽ thu hút được thêm khoảng 9 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài và 50.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, nâng tổng vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước vào KCN đến cuối năm 2016 lên khoảng 109 tỷ USD và 600.000 tỷ đồng. Tổng diện tích tăng thêm của các KCN khoảng 2.000 - 2.500 ha, nâng tổng diện tích KCN đến cuối năm 2016 khoảng 87.600 - 88.100 ha.

Đối với KKT, dự báo trong năm 2016 thu hút được khoảng 2 tỷ USD vốn FDI và 35.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, nâng tổng vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước vào các KKT đến cuối năm 2016 lên khoảng 44 tỷ USD và 600.000 tỷ đồng.

Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, KKT trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước không ngừng tăng trong những năm gần đây. Doanh thu của các doanh nghiệp KCN (kể cả trong và ngoài nước) trong năm 2016 dự kiến ước đạt 145 tỷ USD; giá trị xuất khẩu đạt khoảng 88 tỷ USD, giá trị nhập khẩu đạt 87 tỷ USD; nộp ngân sách khoảng 105.000 tỷ đồng; đóng góp của KCN vào kim ngạch xuất khẩu toàn quốc năm 2016 ước đạt khoảng 51%.

Bên cạnh đó, các KCN, KKT đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dự kiến trong năm 2016, các KCN, KKT thu hút khoảng 250 nghìn lao động trực tiếp, nâng tổng số lao động làm việc trong KCN, KKT đến cuối năm 2016 vào khoảng 2,85 triệu lao động.(TCTC)
(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục