tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 23-07-2016

  • Cập nhật : 23/07/2016

Thành lập Ban chỉ đạo chống trốn thuế

Ngày 21/7, Tổng cục Thuế đã công bố quyết định thành lập Ban chỉ đạo “Chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận” ( BEPS) nhằm chống trốn thuế và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

truong ban chi dao beps bui van nam (giua) va cac thanh vien ban chi dao.

Trưởng Ban chỉ đạo BEPS Bùi Văn Nam (giữa) và các thành viên Ban chỉ đạo.

Ông Bùi Văn Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (TCT), Trưởng Ban chỉ đạo BEPS cho biết: BEPS là một trong những giải pháp hữu hiệu để củng cố nguồn thu, góp phần huy động các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Việc tham gia BEPS của ngành thuế là bước tiến quan trọng đối với quá trình hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế giai đoạn 2016- 2020 theo hướng ngày càng phù hợp với các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trên các diến đàn thuế quốc tế. Mục tiêu của ngành thuế là có chính sách quản lý thuế hiệu quả, minh bạch nhằm củng cố và bảo vệ nguồn thu; đồng thời vẫn tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Theo TCT, tham gia thực hiện BEPS phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, đảm bảo vừa tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, vừa nâng cao tính minh bạch và công bằng, mở rộng cơ sở nguồn thu cũng như tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hệ thống thuế. Hiện, Việt Nam là điểm đến của nhiều nhà đầu tư quốc tế với 21.000 dự án, nguồn vốn trên 288,5 tỷ USD. Số thu từ nguồn đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm 2016 chiếm tỷ trọng 21% tổng thu ngân sách Nhà nước (trừ dầu).(Baotintuc)

Làm sạch, gắn nhãn mác toàn bộ nông sản Đà Lạt

Tất cả nông sản có xuất xứ từ vùng rau Đà Lạt như từng củ khoai, bó rau đều được dán nhãn mác, đóng bao để tránh việc đấu trộn, làm giả.

Toàn bộ nông sản có xuất xứ từ vùng rau Đà Lạt (gồm Đà Lạt và các huyện phụ cận có chung khí hậu, thổ nhưỡng) sẽ được sơ chế, làm sạch ngay tại Đà Lạt trước khi chuyển về TP.HCM và các tỉnh khác.

Quan trọng hơn, từng củ khoai, bó rau đều được dán nhãn mác, đóng bao để tránh việc đấu trộn, làm giả.

Ông Nguyễn Văn Yên, phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, khẳng định đến cuối năm 2016, tỉnh Lâm Đồng sẽ hoàn thành việc gắn nhãn mác cho khoai tây Đà Lạt và đến cuối năm 2017, nông sản xuất khỏi Đà Lạt đều được gắn nhãn hoặc có bao bì đúng quy cách ghi rõ xuất xứ và có in logo Rau Đà Lạt.

Chống làm giả xuất xứ rau Đà Lạt

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, mỗi năm Đà Lạt sản xuất 2 triệu tấn rau củ. Trong số đó, tiêu thụ tại TP.HCM chiếm khoảng 60%. Đa số nông sản từ Đà Lạt chuyển về TP.HCM hoặc các tỉnh thành khác đều không có nhãn mác.

Ông Yên nhận định việc bán hàng không bao bì tạo điều kiện cho gian thương đấu trộn nông sản không rõ nguồn gốc, xuất xứ để tăng lợi nhuận.

“Điều này khiến thương hiệu rau Đà Lạt bị tổn hại. Người dân ở ngoài Đà Lạt bị thiệt thòi vì mua phải hàng Trung Quốc với giá rau Đà Lạt. Việc để người dân bị thiệt hại có lỗi của người sản xuất và cơ quan chức năng tại Lâm Đồng. Không có lý gì cả một vựa rau lớn mà nông sản xuất bán theo kiểu vô danh, người bán không nói đó là Đà Lạt thì không ai biết đó là rau củ từ Đà Lạt”.

Theo ông Yên, hai chợ đầu mối nông sản của vùng rau Đà Lạt là chợ đầu mối Đức Trọng (huyện Đức Trọng) và chợ đầu mối Đà Lạt sẽ được thay đổi về cách thức hoạt động để trở thành chợ đầu mối từ xa của TP.HCM.

Ông Yên mô tả nông sản của vùng rau Đà Lạt trước khi về TP.HCM sẽ phải qua đây để cơ quan chức năng kiểm tra nhãn mác, xuất xứ.

Nếu đúng nông sản Đà Lạt và đóng gói nhãn đúng quy cách sẽ được đi. Nếu không đúng xuất xứ Đà Lạt mà đóng nhãn mác Đà Lạt sẽ xử lý theo các quy định chống gian lận thương mại.

Ông giải thích: “Điều này có nghĩa rau rời khỏi Đà Lạt có danh phận rõ ràng, được đóng vào từng gói, hộp, thùng theo quy cách. Các đơn vị phân phối tại TP.HCM chỉ việc chia nhỏ theo đơn vị gói, hộp mà bán lẻ. Điều này hạn chế chuyện đấu trộn, làm giả”. 

Sơ chế trước khi xuất bán

Theo kế hoạch UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng triển khai thì nông sản sẽ được sơ chế, làm sạch ngay tại các chợ đầu mối để đảm bảo khi đưa về TP.HCM thì người tiêu dùng chỉ cần làm sạch lại một cách đơn giản rồi dùng.

Việc làm sạch tại chợ đầu mối sẽ giảm lượng rác nông nghiệp từ Lâm Đồng chuyển về TP.HCM, khiến tăng áp lực xử lý rác của thành phố. Đối với rác từ nông sản, tỉnh Lâm Đồng sẽ thu gom và xử lý thành phân bón.

Ông Nguyễn Văn Sơn, giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, cho rằng chợ đầu mối sẽ cắt bớt các khâu trung gian mua bán khiến nông sản đội giá làm nông dân và người tiêu dùng thiệt thòi.

Tại các chợ đầu mối sẽ có kho lưu trữ để điều tiết lượng nông sản từ Đà Lạt đi các tỉnh, tránh thừa, mất giá dẫn đến đổ bỏ như câu chuyện đã diễn ra đối với cà chua, cà rốt bao lâu nay.

Tăng trưởng tín dụng tiếp tục có con số mới

Tăng trưởng tín dụng tiếp tục có con số mới, với mức tăng trưởng lên tới 8,16% trong nửa đầu năm nay, cao hơn mức 7,86% cùng kỳ năm 2015.

Tăng trưởng tín dụng tiếp tục có con số mới, với mức tăng trưởng lên tới 8,16% trong nửa đầu năm nay, cao hơn mức 7,86% cùng kỳ năm 2015.

Ngày 21/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố một số thông tin cơ bản về kết quả điều hành chính sách tiền tệ 6 tháng đầu năm 2016. Trong nửa đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành cung tiền hợp lý đã tạo điều kiện để ổn định mặt bằng lãi suất, hỗ trợ ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát.

Tín dụng tăng mạnh

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp để tín dụng tăng trưởng hợp lý góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, tín dụng đối với nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm diễn biến tích cực.

Theo đó, tăng trưởng tín dụng tiếp tục có con số mới, với mức tăng trưởng lên tới 8,16% trong nửa đầu năm nay, cao hơn mức 7,86% cùng kỳ năm 2015. Trước đó, cuối tháng 6 vừa qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng được công bố ở mức 6,82%; con số ước tính ít ngày sau đó đạt trên 7% và mức 8,16% nói trên có thể là con số cuối cùng.

Từ trước đến nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng có thể thay đổi nhanh, tạo khác biệt đáng kể qua các ngày cập nhật, do thay đổi liên tục giữa các khoản vay mới và đáo hạn, tùy thuộc vào thời điểm thống kê.

Với kết quả trên, tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm nay đã ở mức khá cao so với cùng kỳ những năm gần đây. Và theo Ngân hàng Nhà nước, tốc độ đó là phù hợp với chỉ tiêu định hướng 18-20% của cả năm.

Ngoài ra, cơ cấu tín dụng phù hợp với chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ. Tín dụng tiếp tục tập trung vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ có hiệu quả hơn cho tăng trưởng kinh tế, tín dụng bất động sản và các lĩnh vực rủi ro được kiểm soát nhưng không ảnh hưởng đến tín dụng bất động sản vào dự án nhà ở xã hội, dự án đáp ứng nhu cầu thực của người dân.

Ổn định mặt bằng lãi suất

Trong nửa đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành cung tiền hợp lý đã tạo điều kiện để ổn định mặt bằng lãi suất và phấn đấu giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ ổn định tỷ giá và việc phát hành TPCP, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát.

Theo đó, NHNN điều tiết chủ yếu thông qua điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn với thời hạn, khối lượng hợp lý để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, thực hiện mua ngoại tệ khi thuận lợi, qua đó duy trì dư thừa thanh khoản của hệ thống, tạo điều kiện ổn định mặt bằng lãi suất và giảm lãi suất cho vay khi có điều kiện; đồng thời hỗ trợ cho phát hành thành công TPCP; chủ động hút tiền về qua phát hành tín phiếu kỳ hạn ngắn khi cần thiết để hỗ trợ ổn định tỷ giá nhưng không ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành lãi suất. Các chỉ tiêu tiền tệ diễn biến phù hợp với các giải pháp điều hành của NHNN. Thanh khoản của hệ thống tiếp tục được đảm bảo và có dư thừa, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm so với cuối năm trước.

Trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, lạm phát, NHNN duy trì ổn định các mức lãi suất điều hành, thông qua các công cụ CSTT để đảm bảo thanh khoản đưa mặt bằng lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp, tạo điều kiện cho các TCTD giữ ổn định lãi suất huy động.

Bên cạnh đó, từ cuối tháng 5/2016, NHNN đã chỉ đạo các TCTD thực hiện các biện pháp cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn duy trì ổn định lãi suất huy động, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay; ban hành thông tư sửa đổi quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, trong đó điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn giảm dần theo lộ trình nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản, đã góp phần hỗ trợ giảm áp lực lãi suất cho các TCTD từ nay đến cuối năm.

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, mặt bằng lãi suất huy động sau khi tăng khoảng 0,2-0,3%/năm trong 3 tháng đầu năm thì đã duy trì ổn định và từ tháng 4/2016 từng bước được một số TCTD điều chỉnh giảm, dự kiến về cơ bản tiếp tục diễn biến ổn định trong những tháng cuối năm.

Đối với lãi suất cho vay, mặc dù lãi suất huy động tăng nhẹ trong những tháng đầu năm, nhưng mặt bằng lãi suất cho vay của các TCTD vẫn tương đối ổn định. Từ cuối tháng 4/2016, thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các NHTM nhà nước và một số NHTM cổ phần đã điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn và đưa lãi suất cho vay trung và dài hạn về tối đa 10%/năm đối với các khách hàng vay vốn phục vụ SXKD, đồng thời tích cực triển khai các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi.(DDDN)

SSI Research: Với tổng dư nợ toàn hệ thống 225 tỷ USD, các khoản vay tái cấp vốn không đáng ngại

Đến cuối tháng 6, múc cung tiền M2 và huy động vốn đã cao hơn tăng trưởng tín dụng (năm 2015 điều này là ngược lại), chứng tỏ thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đã được cải thiện.

Đánh giá về ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm 2016, Bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI cho rằng, với số liệu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu năm 2016 đạt 8,16% so với đầu năm, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái ở mức 7,86%. Điều đó cho thấy mục tiểu tăng trưởng 18 – 20% có thể đạt được trong năm nay.

SSI Research cho rằng nếu lấy dữ liệu 5 tháng gần đây, tăng trưởng bắt nguồn từ cho vay tiêu dùng, cho vay lĩnh vực nông nghiệp, vận tải và viễn thông.

Trong khi đó, mức cung tiền M2 và tăng trưởng huy động vốn tăng đạt lần lượt mức 8.07% và 8.32% so với đầu năm tính đến ngày 20 tháng 6 (tăng trưởng đột biến từ mức 5.09% và 4.58% so với cùng kỳ năm ngoái). Số liệu này đã cho thấy đến cuối tháng 6, múc cung tiền M2 và huy động vốn đã cao hơn tăng trưởng tín dụng (năm 2015 điều này là ngược lại), chứng tỏ thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đã được cải thiện.

Liên quan đến những lo ngoại về các khoản vay tái cấp vốn (được hỗ trở bởi trái phiếu VACM), SSI Research tin rằng các khoản vay bắt đầu từ năm 2014 hiện nay chỉ được vay bởi những ngân hàng yếu kém. Với chỉ một số ngân hàng tiếp cận với khoản tài chính này, với số tiền từ 100 đến 150 triệu USD trong kỳ hạn 6 tháng cho mỗi ngân hàng, SSI Research không nghĩ rằng nó sẽ tao ra vấn đề lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam với tổng dư nợ cho vay hiện tại khoảng 225 tỷ USD.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục