tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 25-07-2016

  • Cập nhật : 25/07/2016

Tình hình giá cả thị trường 15 ngày đầu tháng 7/2016

Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong 15 ngày đầu tháng 7/2016, giá một số mặt hàng thiết yếu tại thị trường trong nước chủ yếu có xu hướng ổn định hoặc giảm.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Cụ thể diễn biến giá một số mặt hàng thiết yếu như sau:

Thóc, gạo: Tại miền Bắc, giá thóc, gạo tẻ thường dao động  phổ biến ở mức 6.500-7.500 đồng/kg, giá một số loại thóc chất lượng cao hơn phổ biến ở mức 8.000-9.500 đồng/kg. Tại miền Nam giá thóc, gạo 15 ngày đầu tháng 7/2016 có xu hướng giảm so với cùng kỳ tháng trước là do thị trường trong nước thời tiết mưa nhiều, nhu cầu tiêu thụ yếu, giá gạo xuất khẩu trên thị trường châu Á giảm trong tuần qua do sức ép gia tăng từ các cuộc đấu thầu bán gạo của Chính phủ Thái Lan, cụ thể giá gạo như sau: giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì giao tại mạn tàu hiện khoảng 7.500-7.700 đồng/kg (giảm 100 đồng/kg), gạo 25% tấm khoảng 7.200-7.400 đồng/kg (giảm 100 đồng/kg).

Thực phẩm tươi sống: Thịt lợn hơi ổn định: Tại miền Bắc, giá phổ biến khoảng 46.000-51.000 đồng/kg; tại miền Nam, giá phổ biến khoảng 43.000-48.000 đồng/kg. Thịt giá phổ biến khoảng 260.000 - 270.000 đồng/kg. Thịt gà ta làm sẵn có kiểm dịch giá phổ biến ở mức 100.000 - 110.000 đồng/kg; thịt gà công nghiệp làm sẵn ở mức 50.000 - 60.000 đồng/kg.

Giá hầu hết các loại rau, củ, quả ổn định so với cùng kỳ tháng trước. Bắp cải phổ biến 13.000 - 15.000 đồng/kg; khoai tây phổ biến 17.000 - 18.000 đồng/kg; cà chua phổ biến 15.000 - 20.000 đồng/kg.

Giá một số mặt hàng thuỷ, hải sản bò thăn như: Cá chép phổ biến 65.000 -80.000 đồng/kg; tôm sú phổ biến 185.000 - 187.000 đồng/kg; cá quả phổ biến 117.000 - 125.000 đồng/kg.

Phân bón Urê: Tại miền Bắc, mức giá phổ biến khoảng 7.500-7.700 đồng/kg; tại miền Nam, mức giá phổ biến khoảng 7.500-7.600 đồng/kg.

Đường ăn: Giá bán buôn đường RS dao động từ 15.900-16.600 đồng/kg; giá bán buôn đường RE ở mức 17.200-18.100 đồng/kg. Giá bán lẻ đường ở mức 18.000-21.000 đồng/kg.

Xi măng: Theo báo cáo của Sở Tài chính các tỉnh, thành phố, giá bán lẻ xi măng 15 ngày đầu tháng 7/2016 cơ bản ổn định so với 15 ngày đầu tháng 6/2016; tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung hiện phổ biến từ 1.050.000 - 1.550.000 đồng/tấn; tại các tỉnh miền Nam phổ biến từ 1.460.000 - 1.850.000 đồng/tấn.

Thép xây dựng: Giá bán lẻ thép xây dựng 15 ngày đầu tháng 6/2016 tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung dao động phổ biến ở mức 12.300-14.150 đồng/kg; tại các tỉnh Miền Nam dao động phổ biến ở mức 12.400-14.450 đồng/kg, ổn định so với cuối tháng 6/2016.

LPG: Do tác động của giá CP (contract price), các doanh nghiệp đã điều chỉnh giảm giá bán lẻ khoảng 14.000 đồng/bình 12kg.

Xăng dầu: Trong 15 ngày đầu tháng 7/2016, Bộ Công thương đã có 01 lần điều hành giá xăng dầu vào ngày 04/7/2016 (công văn số 6056/BCT-TTTN), theo đó: giá các mặt hàng xăng giảm 200 đồng/lít; giá mặt hàng dầu điêzen, dầu hỏa giữ ổn định; giá mặt hàng dầu ma dút tăng 260 đồng/kg. Hiện giá bán xăng dầu như sau: Xăng Ron 92: 15.960 đồng/lít, xăng E5: 15.440 đồng/lít, dầu điêzen 12.290 đồng/lít, dầu hỏa 10.660 đồng/lít, dầu madut: 9.000 đồng/kg.

Vàng: Giá bán vàng 99,99% tại các công ty kinh doanh vàng bạc Nhà nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (đầu tháng) dao động lần lượt ở mức 3,545-3,557 triệu đồng/chỉ, đến giữa tháng, giá vàng tăng nhẹ và dao động phổ biến ở mức 3,690-3,690 triệu đồng/chỉ, với mức tăng nhẹ lần lượt là 145.000-133.000 đồng/chỉ.

Đô la Mỹ: Tỷ giá Đôla Mỹ tại các ngân hàng thương mại những ngày đầu tháng có xu hướng giảm nhẹ. Tỷ giá Đôla Mỹ đầu tháng được niêm yết ở mức mua vào/ bán ra là: 22.270-22.340 đồng/USD, hiện thời điểm giữa tháng được niêm yết ở mức 22.260-22.330 đồng/USD, với cùng mức giảm ở hai chiều mua vào/bán ra là 10 đồng/USD.(TBNH)

Lãi suất liên ngân hàng tiếp tục giảm ở các kỳ hạn chủ chốt dưới 1 tháng

Theo thống kê của NHNN Việt Nam, trong tuần từ 11/7 - 15/7/2016, doanh số giao dịch bằng VND trên thị trường liên ngân hàng tăng khá mạnh trở lại, song lãi suất giao dịch bình quân tiếp tục giảm ở các kỳ hạn chủ chốt từ 01 tháng trở xuống.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Cụ thể, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND trong tuần đạt xấp xỉ 112.010 tỷ đồng (bình quân 22.402 tỷ đồng/ngày), tăng 17.026 tỷ đồng so với tuần từ 04/7-08/7/2016; bằng USD quy đổi ra VND đạt 67.668 tỷ đồng (bình quân khoảng 13.534 tỷ đồng/ngày), tăng 8.014 tỷ đồng so với tuần trước đó.

Các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (chiếm 37% tổng doanh số giao dịch VND) và 01 tuần (chiếm 33%). Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 01 tuần với tỷ trọng lần lượt là 58% và 25% tổng doanh số giao dịch bằng USD.

Về lãi suất giao dịch bằng VND, so với tuần từ 4/7-8/7/2016, lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục giảm ở các kỳ hạn chủ chốt từ 01 tháng trở xuống. Cụ thể, lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm, 01 tuần và 01 tháng giảm lần lượt còn 1,01%/năm, 1,21%/năm và 2,15%/năm.

Đối với các giao dịch USD, lãi suất bình quân liên ngân hàng giảm ở hầu hết các kỳ hạn chủ chốt so với tuần từ 04/7-08/7/2016. Lãi suất bình quân qua đêm, 1 tuần và 1 tháng giảm lần lượt còn 0,43%/năm, 0,46%/năm và 0,61%/năm.

Lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần

 

Qua
đêm

1
tuần

2
tuần

1
tháng

3
tháng

6
tháng

9
tháng

VND

1,01

1,21

1,45

2,15

3,72

4,50

-

USD

0,43

0,46

0,47

0,61

1,16

1,70

2,07

Hà Nội: Tín dụng 7 tháng tăng 11,8%

Cục Thống kê Hà Nội vừa cho biết, tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn thành phố tháng 7 ước đạt 1.384 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so tháng trước và tăng 11,8% so tháng 12 năm trước.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Trong đó, dư nợ cho vay đạt 1.035 nghìn tỷ đồng, chiếm 74,8% trong tổng dư nợ; tăng 1,8% so tháng trước và 11,2% so tháng 12 năm trước. Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 2,4% so tháng trước và tăng 10% so tháng 12/2015; dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng 1,3% và 12,2%.

Về hoạt động huy động vốn, Cục Thống kê Hà Nội cho biết, nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tiếp tục tăng, tháng 7 ước đạt 1.568 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so tháng trước và tăng 6,3% so tháng 12/2015.

Trong đó, tiền gửi đạt 1.474 tỷ đồng, chiếm 94% trong tổng vốn huy động, tăng 1,8% so tháng trước và 6,5% so tháng 12 năm trước.

Chia theo cơ cấu tiền gửi: Tiền gửi tiết kiệm đạt 577 tỷ đồng, tăng 1% so tháng trước và tăng 7,6% so tháng 12/2015; tiền gửi thanh toán đạt 897 tỷ đồng tăng 2,2% và 5,8%).

Trong tổng nguồn vốn huy động, vốn huy động bằng tiền đồng Việt Nam chiếm 77,9%.

Vị đắng nhãn lồng

Bên cạnh nỗi mừng vui được mùa, những người dân ở đây đang lo lắng và luôn ở thế bị động, vì trong hợp đồng ký kết với DN tiêu thụ có điều khoản: Phải bồi thường toàn bộ sản phẩm nếu không được thị trường nước ngoài chấp nhận…

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, nhãn lồng Hưng Yên sẽ vào chính vụ. Bên cạnh nỗi mừng vui được mùa, những người dân ở đây đang lo lắng và luôn ở thế bị động, vì trong hợp đồng ký kết với DN tiêu thụ có điều khoản: Phải bồi thường toàn bộ sản phẩm nếu không được thị trường nước ngoài chấp nhận…

Ông Nguyễn Quang Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, nhãn là cây ăn quả đặc sản có diện tích lớn nhất ở địa phương. Năm 2015, toàn tỉnh có 8.635 ha cây ăn quả, trong đó diện tích nhãn là trên 3.000ha, chiếm khoảng 35%, với sản lượng hàng năm từ 35.500 đến 44.000 tấn. Những năm gần đây, do người nông dân tích cực cải tạo vườn tạp, giống nhãn tạp nên tỷ lệ diện tích trồng nhãn có chất lượng ngon, mẫu mã đẹp tăng nhanh, chiếm khoảng 90%.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Thời vụ thu hoạch của nhãn Hưng Yên khoảng từ 15/7 đến 20/9, gồm 3 trà chính: chín sớm cho thu hoạch từ 15 – 30/7 (chiếm khoảng 5% diện tích); chín chính vụ cho thu hoạch từ 5 – 25/8 (chiếm khoảng 55% diện tích); chín muộn cho thu hoạch từ 30/8 – 20/9 (chiếm khoảng 40% diện tích).

“Với diện tích và sản lượng lớn, cây nhãn cho giá trị thu nhập từ 300-400 tỷ đồng (tính theo giá cố định 2010) toàn tỉnh. Tại các vùng trồng quy mô tập trung (như xã Hàm Tử, xã Đông Kết thuộc huyện Khoái Châu, xã Hồng Nam - thành phố Hưng Yên), người trồng nhãn có lãi 180-200 triệu đồng/ha/năm. Nhãn là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân ở đây”, ông Minh cho biết.

Khảo sát thực tế, tại xã Hồng Nam và xã Hàm Tử cho thấy, đây là vùng quy hoạch sản xuất nhãn Vietgap và được cơ quan chuyên ngành của Bộ NN&PTNT cấp mã số xuất khẩu sang Mỹ với diện tích hơn 20 ha. Bắt đầu từ năm 2015, Hàm Tử đã xuất khẩu được 8 tạ nhãn chín muộn sang thị trường Mỹ, nhưng năm 2016 này, mặc dù được mùa nhãn, nhưng người dân vẫn lo lắng đầu ra cho sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa, ở xã Hàm Tử cho biết, hiện gia đình ông có gần 1 ha nhãn chín muộn, được chăm sóc theo quy trình Vietgap để xuất khẩu sang Mỹ và Hàn Quốc, nhưng khó khăn nhất của các hộ trồng nhãn như ông hiện nay là đầu ra cho sản phẩm.

Trước thời điểm thu hoạch nhãn, một số DN xuất khẩu đã đến khảo sát vùng trồng nhãn và đăng ký thu mua sản phẩm. Tuy nhiên, chính sách thu mua của DN chưa thuyết phục người dân. Bởi theo các dự thảo hợp đồng tiêu thụ nhãn, DN sẽ thu mua và xuất khẩu nhãn sang thị trường nước ngoài. Sau thời gian từ 2 đến 3 tuần, người dân mới được nhận tiền.

Thế nhưng, điều đáng nói là theo hợp đồng, hàng sẽ bị kiểm tra chất lượng một lần nữa tại nước sở tại. Nếu không đạt chất lượng thì toàn bộ lô hàng sẽ bị trả về và người dân phải bồi thường cho những lô hàng này. Do đó, nhiều chủ vườn nhãn vẫn chưa dám ký kết bán hàng cho DN.

Nhiều hộ trồng nhãn cho rằng, cách làm này của DN là chưa đảm bảo được quyền lợi cho người sản xuất. DN thu mua cần có những phương pháp kiểm tra, kiểm định chất lượng quả nhãn ngay tại vườn thu hái. Tránh tình trạng, người nông dân đã bán rồi nhưng cứ phải thấp thỏm trông chờ.

Ông Nguyễn Hữu Phú, Chủ tịch UBND xã Hàm Tử cho rằng, với việc các DN luôn “cầm đằng chuôi”, người dân lại ở thế bị động khiến nhãn đang gặp khó khăn về đầu ra. Rõ ràng ở đây rất cần sự vào cuộc của các cấp các ngành để hỗ trợ cùng bà con vùng nhãn.(TBNH)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục