tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 11-08-2016

  • Cập nhật : 11/08/2016

Vốn Singapore đổ vào nông nghiệp và thực phẩm

Nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm an toàn ngày càng tăng tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư Singapore.

Thị trường hấp dẫn…

Dù nguồn cung cà phê bị ảnh hưởng khá nặng nề do thiên tai, nhưng Công ty Olam Việt Nam vẫn duy trì kinh doanh loại nông sản này do chiến lược  khác biệt của mình.

Ông Lê Trần Anh Dũng, Giám đốc chi nhánh của Olam Việt Nam tại tỉnh Đắc Lắc cho biết, dù trước mắt không xây thêm nhà máy, nhưng Olam sẽ cải thiện chất lượng chế biến cà phê và mở rộng mạng lưới đối tác. “Olam đang làm ăn rất tốt. Dự kiến, tăng trưởng doanh thu của chi nhánh là 20% trong năm nay”, ông Dũng cho biết.

viet nam dang thu hut nhieu su quan tam cua gioi dau tu singapore, nhat la trong linh vuc nong nghiep va thuc pham an toan

Việt Nam đang thu hút nhiều sự quan tâm của giới đầu tư Singapore, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm an toàn

Bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 2000, Olam là nhà xuất khẩu hạt điều, hạt tiêu và cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam, với 1 nhà máy chế biến cà phê hòa tan trị giá 80 triệu USD và 7 nhà máy chế biến nông sản khác.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam, không chỉ Olam, nhiều doanh nghiệp Singapore đã và đang vào Việt Nam để thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.

Vào đầu tháng trước, nhà sản xuất Bunge Ltd. thông báo bán một nửa số cổ phần trong hoạt động chiết xuất dầu thực vật tại Việt Nam cho Wilmar International của Singapore, công ty sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới.

Theo đó, Bunge sẽ bán 45% cổ phần tại Nhà máy ép dầu Bunge Việt Nam cho Wilmar, tạo thành một liên doanh mới giữa ba công ty. Bunge và Wilmar sẽ cùng giữ số cổ phần bằng nhau là 45%; 10% còn lại sẽ vẫn do Công ty Quang Dũng - một trong những nhà phân phối đậu nành có tiếng tại Việt Nam - nắm giữ.

Ông Kuok Khoon Hong, Chủ tịch, Tổng giám đốc Wilmar cho biết, tại Việt Nam, Bunge là nhà sản xuất dầu thực vật lớn nhất và Wilmar lại là khách hàng chính.

“Năng lực phân phối khô dầu đậu nành của liên doanh sẽ giúp cho ngành kinh doanh nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Wilmar phát triển hơn nữa tại Việt Nam, bao gồm cả các mặt hàng cám gạo, cám mì, khô dầu hạt cọ, khô dầu dừa, khô dầu hạt cải và dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi”, ông Kuok Khoon Hong phân tích.

Vào tháng 10/2015, Wilmar International thành lập liên doanh trị giá 25,8 triệu USD với Saigon Co.op, với tỷ lệ nắm giữ cổ phần là 51 - 49%. Liên doanh này có một nhà máy sản xuất nước chấm và gia vị, dùng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đặt tại TP.HCM.

Không chỉ Wilmar International, cả Chính phủ Singapore, thông qua Bộ Tài chínhnước này, cũng đã tham gia vào các ngành nông nghiệp và thực phẩm của Việt Nam.

Tháng 3/2016, Chính phủ Singapore đã mua hơn 27,6 triệu cổ phiếu của Masan, để tăng lượng cổ phần của mình từ mức 1,38% lên 5,08%. Ngoài ra, Quỹ đầu tư quốc gia GIC của Singapore đã mua 45 triệu cổ phiếu của Masan từ Quỹ đầu tư tư nhân Orchid Capital Investments (Singapore), trị giá 57,65 triệu USD.

GIC cũng mua gần 2 triệu cổ phần của Công ty cổ phần Tập đoàn PAN – chuyên kinh doanh nông sản và thực phẩm. Hiện GIC đang nắm giữ 5,01% cổ phần của PAN.

… và nhiều tiềm năng

Theo ông Dũng, Việt Nam đang trở thành điểm đầu tư hấp dẫn cho các dự án nông nghiệp và thực phẩm của giới đầu tư Singapore. Vì, bên cạnh môi trường đầu tư - kinh doanh đang được cải thiện, nhu cầu của Việt Nam đối với các sản phẩm này ngày càng tăng.

Olam đã mở rộng 2 nhà máy chế biến nông sản tại Gia Lai. Ngoài ra, Olam Spices & Vegetable cũng hoàn thành việc mở rộng quy mô và năng lực chế biến của nhà máy tại TP.HCM.

Theo Báo cáo Đồ uống và Thực phẩm quý I/2016 của Công ty Khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International Ltd. (Anh), Việt Nam là một trong những thị trường tiêu dùng đầy hứa hẹn tại châu Á nhờ quy mô dân số lớn, tăng trưởngkinh tế nhanh giúp tăng thu nhập của người dân và đầu tư của doanh nghiệp. Nhờ vậy, ngành thực phẩm, đồ uống đều được dự báo sẽ tăng rất mạnh kể từ nay tới năm 2019.

Cụ thể, vào năm ngoái, tiêu thụ thực phẩm tăng trưởng 18%. Tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng 18,6%/năm cho đến năm 2019.  Dự báo này cho ngành tiêu thụ đồ uống có cồn tương ứng là  8% và 10%/năm; nước ngọt là 5,7% và 8,4%/năm.

Điều này lý giải tại sao SuperCoffeemix Việt Nam (SCV), doanh nghiệp chuyên sản xuất và phân phối các loại sản phẩm thực phẩm tiện lợi và đồ uống liền ở Việt Nam không dấu tham vọng sẽ trở thành nhà sản xuất thực phẩm và nước giải khát hàng đầu Việt Nam với chất lượng cao và dịch vụ tuyệt hảo.

SCV đang đẩy mạnh ra thị trường Việt Nam các loại sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng, ngũ cốc ăn kiêng, sữa đậu nành và trà gừng.

Cùng với đó, các tên tuổi khác, như F&N (sữa), Gold Roast và Super Coffeemix (đồ uống), Hock Hin Foodstuffs (thực phẩm) ... đang tiếp tục tìm thêm cơ hội để phát triển hơn nữa tại Việt Nam.(BĐT)


Đầu tư gần 2.000 tỷ đồng xây dựng Cảng hàng không Nà Sản tại Sơn La

Cảng hàng không Nà Sản sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp 4C đảm bảo khai thác tàu bay A321 và tương đương.
theo tinh toan, viec xay dung cang hang khong na san se co tong muc dau tu 1.984 ty dong. anh minh hoa: kt

Theo tính toán, việc xây dựng Cảng hàng không Nà Sản sẽ có tổng mức đầu tư 1.984 tỷ đồng. Ảnh minh họa: KT

Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam về tình hình triển khai công tác đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản (Sơn La), cảng hàng không xây dựng tại huyện Mai Sơn (Sơn La), thuộc khu vực Tây Bắc, cách Cảng hàng không quốc tế Nội Bài 187km và cảng hàng không Điện Biên 110km.

Cảng hàng không Nà Sản được thực hiện theo quy hoạch cảng hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Bộ GTVT phê duyệt với tổng mức đầu tư 1.984 tỷ đồng.

Trong đó, Cảng hàng không Nà Sản sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp 4C, đảm bảo khai thác tàu bay A321 và tương đương. Đường cất, hạ cánh dài 2.600 mét, rộng 45 mét cùng hệ thống đường lăn, sân đỗ tàu bay, các trang thiết bị bảo đảm hoạt động bay đồng bộ, đảm bảo khai thác 24/24 giờ. Tổng mức đầu tư khu bay là hơn 1.372 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Cảng hàng không Nà Sản được xây dựng nhà ga hành khách giai đoạn đến năm 2020 đạt 0,9 triệu khách/năm và 1,5 triệu khách/năm giai đoạn đến năm 2030. Tổng mức đầu tư khu hành khách dân dụng này là khoảng 612 tỷ đồng.

Theo ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, để huy động nguồn vốn xây dựng, cần tính toán việc đầu tư khu bay ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, phương án sử dụng, huy động nguồn vốn thực hiện gặp khó khăn vướng mắc do không có kế hoạch trong đầu tư trung hạn 2016-2020 hoặc không có đủ vốn để xây dựng khu bay này.

Do đó, để có thể triển khai dự án xây dựng Cảng hàng không Nà Sản trước năm 2020, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn ngân sách Nhà nước để xây dựng các công trình tại khu bay, bao gồm đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay... dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 693 tỷ đồng.

Trong đó, các hạng mục công trình thuộc hệ thống điều hành bay (đài kiểm soát không lưu, đài VOR/DME....), giao Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam xây dựng dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 125,5 tỷ đồng.

Các hạng mục nhà ga hành khách công suất 900.000 khách/năm, khu vực nhà điều hành của cảng, cấp điện, nước, đường giao thông nội cảng, khu vực vườn hoa cây xanh bằng nguồn vốn của ACV hoặc kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa. Dự kiến, tổng mức đầu tư khoảng 667,3 tỷ đồng.

Các hạng mục công trình dịch vụ kỹ thuật đồng bộ khác tại khu hàng không dân dụng thực hiện theo phương thức xã hội hóa, dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 64 tỷ đồng.

Ngoài ra, Cục Hàng không Việt Nam sẽ kêu gọi đầu tư và tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định. Các chi phí tư vẩn, thẩm định, quản lý phí, dự phòng là 434,5 tỷ đồng.

Cục Hàng không Việt Nam nhận định, Cảng hàng không Nà Sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước và có vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La và khu vực Tây Bắc.(VOV)


Xem xét gia hạn áp thuế tự vệ với dầu thực vật nhập khẩu

Cục Quản lý cạnh tranh đã ra thông báo về thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam.

Gần 3 năm trước, ngày 23 tháng 8 năm 2013, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 5987/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau vào Việt Nam.

bo cong thuong se xem xet gia han ap dung bien phap tren co so ho so yeu cau gia han ap dung bien phap tu ve cua to chuc, ca nhan dai dien cho nganh san xuat trong nuoc.

Bộ Công Thương sẽ xem xét gia hạn áp dụng biện pháp trên cơ sở hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

Nguyên đơn của vụ việc áp thuế tự vệ dầu thực vật nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2012 chính là Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex), vốn chiếm 28,27% tổng sản lượng được sản xuất trong nước, cùng một số công ty khác ủng hộ đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của Vocarimex, gồm Công ty CP Dầu thực vật Tường An, Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân, Công ty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè.

4 công ty gồm Vocarimex, Tường An, Cái Lân, Nhà Bè hiện chiếm 97,81% tổng sản lượng sản xuất hàng hoá tương tự với dầu thực vật nhập khẩu.

Tới tháng 8 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 8287/QĐ-BCT thông báo về kết quả rà soát giữa kỳ việc áp thuế tự vệ đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện nêu trên.

Quyết định 8287/QĐ-BCT nêu rõ, mức thuế tự vệ đối với mặt hàng dầu thực vật tinh luyện kể từ ngày 8/5/2016 – 7/5/2017 sẽ áp mức thuế 2%. Từ 8/5/2017 trở đi, nếu không gia hạn, mức thuế sẽ về 0%.

Theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ xem xét gia hạn áp dụng biện pháp trên cơ sở hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước. Hồ sơ phải được gửi cho Bộ Công Thương chậm nhất là 06 tháng trước ngày biện pháp tự vệ hết hiệu lực.

Trong vụ việc này, nếu ngành sản xuất trong nước thấy cần gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ phải gửi Hồ sơ yêu cầu gia hạn cho Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 10.1 và Điều 26 của Pháp lệnh 42 trước ngày 08 tháng 11 năm 2016.


Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp gì?

Không có doanh nghiệp nào trong toàn bộ 31 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước. Một vài tên tuổi lớn thậm chí không công khai bất cứ một nội dung gì sau 8 tháng nghị định trên có hiệu lực.

Số doanh nghiệp nhà nước khác cũng không khá hơn, chưa đầy một nửa trong số 350 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có công bố thông tin, nhưng vẫn không đáp ứng đủ theo quy định.

Phải chăng, khu vực doanh nghiệp đang nắm trong tay khối tài sản vô cùng lớn của đất nước quá quan trọng, quá lớn để tự cho mình vị thế đứng trên pháp luật, đứng ngoài các quy định của pháp luật?

nghi dinh 81/2015/nd-cp quy dinh ve viec cong bo thong tin cua doanh nghiep nha nuoc

Nghị định 81/2015/NĐ-CP quy định về việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước

Câu trả lời chắn chắn là không. Theo giá trị sổ sách, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước là 3.105 ngàn tỷ đồng (vốn chủ sở hữu nhà nước là 1.233 ngàn tỷ đồng), của toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là 5.408,4 ngàn tỷ đồng. Chưa kể, các doanh nghiệp này không chỉ đang hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng nhất, mang tính dẫn dắt của nềnkinh tế, mà còn trong các lĩnh vực hạn chế kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng dường như chỉ phù hợp với doanh nghiệp nhà nước... Đặc biệt, cho dù các quy định pháp luật gần như không có sự phân biệt sở hữu trong đối tượng điều chỉnh, nhưng trên thực tế, các chủ nợ vẫn có tâm lý tạo cho doanh nghiệp nhà nước thuận lợi hơn các doanh nghiệp khác, từ các chủ nợ trong nước đến nước ngoài… Nguy cơ gây méo mó thị trường từ khu vực này là rất lớn. Thậm chí, nếu không cẩn trọng, việc dồn quá nhiều nguồn lực vào một số doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn sẽ có thể gây nên nguy cơ xuất hiện hiệu ứng “too big to fail” (quá lớn để đổ vỡ).

Cũng phải nói rõ, hệ thống giám sát doanh nghiệp nhà nước lâu nay vẫn xác định thiếu thông tin là lỗ hổng quan trọng trong khung quản trị. Hệ quả là thông tin không là công cụ để chủ sở hữu, cũng như người dân và toàn xã hội kịp thời nắm bắt được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có những quyết định kịp thời, hợp lý và đúng đắn, giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, cải thiện hiệu quả hoạt động. Đây cũng là một phần lý do hệ thống cảnh báo và ngăn ngừa những yếu kém doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất, kinh doanh cũng như những rủi ro khó kích hoạt.

Không có lý do gì khu vực này trở thành vùng cấm về thông tin với người dân, với thị trường. Việc Chính phủ ban hành Nghị định 81/2015/NĐ-CP cũng với mục tiêu chấm dứt tình trạng mù mờ thông tin về doanh nghiệp nhà nước đã kéo dài nhiều năm trước.

Điều này cũng có nghĩa không thể bỏ qua các chế tài nghiêm khắc với các doanh nghiệp không tuân thủ quy định này. Có thể áp dụng ngay chế tài đã được quy định tại Nghị định 81/2015/NĐ-CP, đó là công khai danh sách các doanh nghiệp không tuân thủ và thông báo cho cơ quan đại diện chủ sở hữu biết để đôn đốc, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, vẫn cần phải có chế tài cụ thể với những cá nhân cụ thể, trước hết, đó là những người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Chỉ có nêu đích danh các con người cụ thể mới có thể thúc đẩy được công việc cụ thể.(BĐT)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục