tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 22-05-2016

  • Cập nhật : 22/05/2016

Nhà Trắng công bố lịch trình chi tiết của Tổng thống Obama tại Việt Nam

Tại cuộc họp báo qua điện thoại ngày 20/5, Nhà Trắng đã công bố khá chi tiết các hoạt động của Tổng thống Obama trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 23-25/5. Ông Obama sẽ có những ngày rất bận rộn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Buổi họp báo có sự tham dự của Giám đốc châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Dan Kritenbrink, Đại diện thương mại Mỹ Mike Froman, Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ về chiến lược truyền thông Ben Rhodes, Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ về kinh tế quốc tế Wally Adeyemo.

Hoạt động chính thức của ông Obama ở Hà Nội sẽ bắt đầu từ sáng ngày 23/5. Sau lễ đón tại Phủ Chủ tịch, Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ có cuộc hội đàm và họp báo.

Trong cùng ngày, ông sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

tong thong my barack obama (anh: epa)

Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: EPA)

Theo Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes, nội dung trao đổi giữa Tổng thống Obama và các lãnh đạo Việt Nam sẽ tập trung vào thúc đẩy quan hệ thương mại, các vấn đề an ninh khu vực, đối phó với biến đổi khí hậu, tăng cường ngoại giao nhân dân, hợp tác giáo dục, đàm phán TPP…

Trong buổi sáng ngày 24/5, Tổng thống Obama sẽ gặp các thành viên của xã hội dân sự Việt Nam. Sau đó, ông Obama sẽ có bài phát biểu trước người dân Việt Nam về quan hệ Việt-Mỹ tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, với sự tham dự của đông đảo sinh viên, giới tri thức trẻ và doanh nghiệp trẻ.

Bài phát biểu tập trung nhấn mạnh về những bước tiến của chặng đường 20 năm qua trong quan hệ Việt-Mỹ và định hướng hợp tác tương lai. Ông cũng đề cập đến cả những khác biệt còn tồn tại trong quan hệ hai nước.

Kết thúc bài phát biểu, ông Obama rời Hà Nội để tới thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, ông sẽ đến thăm chùa Ngọc Hoàng để bày tỏ lòng thành kính tới văn hóa và truyền thống của Việt Nam.

Vào chiều tối cùng ngày, ông sẽ gặp gỡ với một số doanh nhân trẻ tiêu biểu của Việt Nam để thảo luận về lợi ích mà TPP đem lại cho quan hệ hai nước như thúc đẩy tạo công ăn việc làm hay nâng cao các tiêu chuẩn về lao động và môi trường.

Vào sáng ngày 25/5, Tổng thống Mỹ sẽ gặp gỡ với các thành viên thuộc Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI). Sau hoạt động này, ông sẽ kết thúc chuyến thăm Việt Nam và bay sang Nhật dự Hội nghị G7.


"Để tranh thủ TPP, Việt Nam cần lực lượng kế toán chuyên nghiệp"

Khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu vừa hoàn thành và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã cận kề, đại sứ Anh tại Việt Nam Giles Lever cho rằng, Việt Nam nên chuẩn bị lực lượng kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp để tranh thủ cơ hội.
Phát biểu trong "Lễ ra mắt mô hình đào tạo phức hợp ICAEW-Kaplan tại Việt Nam" tổ chức tại Hà Nội sáng 20/5, vị đại sứ Anh cho rằng, xu hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ và có thể sẽ mạnh mẽ hơn thế trong thời gian tới.
 


Việc tiếp cận thị trường quốc tế khi các hiệp định thương mại tự do đã và đang hoàn thiện, ông Giles Lever cho rằng, Việt Nam cũng cần tranh thủ cơ hội bằng sự chuẩn bị lực lượng kế toán, kiểm toán viên chuyên nghiệp.

Ông cho rằng, để đào tạo lực lượng này, mô hình thuần túy học trên lớp đã không còn là sự lựa chọn duy nhất trên thế giới cũng như Việt Nam.

"Người Việt Nam có nhu cầu mới khi sử dụng các phương tiện trực tuyến trong hoạt động hàng ngày. Bởi vậy, việc đào tạo phức hợp giữa học trên lớp và trực tuyến đang là sự lựa chọn đúng thời điểm và thị trường," ngài đại sứ nói.

Đây cũng là nội dung được Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales tại Việt Nam (ICAEW Việt Nam) và Tổ chức tài chính Kaplan (Anh) phối hợp giới thiệu cho học viên tại Việt Nam.

Theo bà Sharon Spice, Giám đốc tuyển sinh toàn cầu Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales tại Việt Nam (ICAEW), mô hình phức hợp vừa đào tạo trên lớp và online sẽ tạo thêm sự lựa chọn cho người học.

"Học viên có thể tùy chọn học trực tiếp với giảng viên, học online hoàn toàn hoặc đồng thời khai thác qua cả 2 mô hình," đại diện ICAEW cho hay.

"Tôi tin sự lựa chọn online sẽ là sự lựa chọn lớn với thị trường trẻ như Việt Nam," bà Trang nhận định

Xe sang có thể mất thêm phí bảo vệ môi trường

Bộ Tài chính vừa đề nghị các bộ liên quan đề xuất phương án thu phí bảo vệ môi trường đối với ôtô có dung tích xi-lanh trên 3 lít.

Theo văn bản gửi tới Bộ Tài nguyên & Môi trường cùng Bộ Giaothông Vận tải, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, theoQuyết định 229 của Thủ tướng về chiến lượcquy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, cơ quan này được giaochủ trì nghiên cứu, ban hành phíbảo vệ môi trường đối với khí thải.

Trong đó, Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh việc Chính phủ yêu cầu có nghiên cứu quy định mức thu phí đối với xe ôtô có dung tíchxi-lanh trên 3 lít.Lý do là loại xe này tiêu hao nhiều nhiên liệu, lượng khí thải ra môi trường lớn.Vì vậy, lãnh đạo ngành tài chính đề nghị Bộ Tài nguyên & Môi trường,Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị chức năng đề xuất phương ánthu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.

Hiện nay cơ quan quản lý chưa áp dụng phí bảo vệ môi trường đối với ôtô mà chỉ tính thuế vào giá xăng. Nếu dự thảo được hoàn tất và thông qua, quy định mới dự kiến có hiệu lực từ đầu năm 2017.

Trước đó, biểu thuế tiêu thụđặc biệt với xe ôtô cũng đã được sửa đổi theo hướng tăng khámạnh mức thuế với dòng xe códung tích xi-lanh cao. Cụ thể, từ 1/7, các dòng xe có dung tích dưới 1,5 lít sẽ được giảm thuế từ 45% xuống còn 40%.

Ngược lại, thuế của các dòng xe dung tích lớn sẽ tăng mạnh. Với các dòng xe có dung tích trên 2,5-3 lít, thuế sẽ tăng lên 55%, dòng xe 3-4 lít là 90%, xe từ 5 đến 6 lít là 130%, xe trên 6 lít thuế áp dụng mức 150%. Đây được xem là mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao kỷ lục áp dụng với các dòng xe này khi thuế suất áp dụng hiện hành chỉ 60%. Các xe phổ thông cỡ lớn hoặc xe sang, siêu sang, xe thể thao là những phương tiện hay lắp động cơ này.


Nghị quyết 35 về hỗ trợ doanh nghiệp: Đừng chỉ nói 10, mà làm được 1, được 2!

“Người dân, doanh nghiệp đã nhiều lần nghe Chính phủ tuyên bố, hứa hẹn điều tốt đẹp rồi. Họ vẫn luôn mong chờ xem thực thi nghị quyết sẽ như thế nào. Hay chỉ nói 10 rồi làm được 1, được 2...”
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Cán bộ, công chức là yếu tố quyết định
Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 vừa được ban hành với những mục tiêu và phương thức thực hiện rất cụ thể.
Trước đó, ngày 28/4, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 19 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020.
Như vậy, chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy một tháng, cùng với hội nghị giữa Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 29/4, Chính phủ đã ban hành đến hai nghị quyết quan trọng liên quan đến môi trường kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.
Theo ông Lê Xuân Hiền - Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Dương, thành viên Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư: Điều này thể hiện quyết tâm rất cao của Chính phủ, Thủ tướng, được cộng đồng doanh nghiệp đón đợi, hiện thực hóa thông điệp, cam kết mạnh mẽ đã được Thủ tướng phát đi: Doanh nghiệp là một động lực của phát triển kinh tế. 
“Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi nhất để khởi nghiệp kinh doanh, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng. Phải tôn trọng doanh nghiệp, phải trả lời đến nơi đến chốn những kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp, không để tình trạng nước đổ lá khoai, gió vào nhà trống”.
Ông Hiền nhận xét, Nghị quyết 35 đưa ra mục tiêu, các nguyên tắc và nhóm giải pháp rất cụ thể. Đặc biệt, nghị quyết đã xác định và nhấn mạnh quan trọng của đội ngũ thực thi, đó là cán bộ, công chức luôn - đây chính là khâu quan trọng nhất quyết định mọi thành công.
Nghị quyết đã nhấn mạnh: Quán triệt cán bộ công chức về đạo đức công vụ, cải cách hành chính; chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu; tinh thần chính quyền phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp.
Cùng đó là công khai quy trình và cán bộ có trách nhiệm xử lý hồ sơ, tăng cường thanh tra công vụ; kiên quyết xử lý các cán bộ vi phạm quy trình xử lý hồ sơ, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về các vi phạm của công chức, viên chức trong phạm vi quản lý.
Ông Hiền cho rằng, với Nghị quyết 35, chúng ta có Nghị quyết hay, sát thực tế rồi, điều quan trọng là các bộ, Ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể xã hội “xắn tay”, quyết liệt thực hiện cho bằng được.

Đừng chỉ nói 10 chỉ làm được 1, được 2
Trả lời trên VTV, ông Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội nói: Trước tiên đối với bất kỳ nghị quyết nào thì quan trọng vẫn là tính thực thi.
“Người dân, doanh nghiệp đã nhiều lần nghe Chính phủ tuyên bố, hứa hẹn điều tốt đẹp rồi. Họ vẫn luôn mong chờ xem thực thi sẽ như thế nào. Hay chỉ nói 10 rồi làm được 1, được 2”, ông Thành hy vọng với Nghị quyết 35, đây chính là lúc Chính phủ thực sự quyết tâm giảm nhẹ gánh nặng cho doanh nghiệp.
Nói về Nghị quyết này, ông Bùi Quang Vinh, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận xét: Nghị quyết quá đầy đủ, điều quan trọng nhất đối với Chính phủ là hãy hành động, thực hiện tất cả những gì đã viết ra.
Ông Vinh nhấn mạnh một thực tế đã được phản ánh từ nhiều doanh nghiệp, đó là có một khoảng cách không nhỏ giữa các luật đưa ra, các chỉ đạo của Chính phủ với cấp thực hiện.
“Nghị quyết, văn bản pháp luật quy định như vậy, nhưng khi đến cấp thực hiện thì hoàn toàn không phải như vậy”, ông Vinh nói và cho rằng đây là vấn đề rất đáng quan ngại vì ý chí và chỉ đạo của Chính phủ đã có nhưng các cấp dưới không thực hiện hoặc bóp méo đi trong thực hiện – đây là vấn đề vô cùng nan giải và là vấn đề lớn nhất.
Giám đốc một doanh nghiệp khi chia sẻ với phóng viên cũng bảy tỏ kỳ vọng với Nghị quyết 35, tránh tình trạng “trên bảo dưới không nghe” như trong thời gian qua sẽ được khắc phục, tạo thuận lợi hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp. 
Vị này cho biết, đối với các doanh nghiệp, họ sợ nhất thói cửa quyền và vô cảm, nhũng nhiễu của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi.  “Hy vọng nghị quyết 35 với những quán triệt mạnh mẽ sẽ giải quyết được vấn nạn này. Có như vậy, doanh nghiệp mới lớn được, mạnh lên được. Nghị quyết mới đi được vào thực tế, thực sự có ích cho doanh nghiệp”.

Đề nghị TP.HCM rà soát đất đai các cơ quan, tập đoàn nhà nước chưa chịu hoàn trả

 Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị TP.HCM rà soát lại các nguồn lực đất đai của các cơ quan, tập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa hoàn trả để công bố công khai, tận dụng hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội.
pho thu tuong vuong dinh hue mong muon tphcm tro thanh “thanh pho khoi nghiep”. anh: vgp/thanh chung

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ mong muốn TPHCM trở thành “thành phố khởi nghiệp”. Ảnh: VGP/Thành Chung

Yêu cầu của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ được đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM về việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, ngày 20/5.
Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Thành phố rà soát lại các nguồn lực đất đai của các cơ quan, tập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa hoàn trả để công bố công khai, tận dụng hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội.
Lãnh đạo Thành phố cũng cần sớm triển khai Nghị quyết 19 mới và Nghị quyết số 35 của Chính phủ để phát triển doanh nghiệp. Phó thủ tướng mong muốn TP.HCM trở thành “thành phố khởi nghiệp”, góp phần cùng cả nước đạt mục tiêu có hơn 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020.
Đối với kiến nghị của Thành phố về thực hiện các cơ chế đặc thù về tài chính, ngân sách, Phó thủ tướng cho biết Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2020 và đề nghị Thành phố căn cứ vào Nghị quyết để triển khai. 
Phó thủ tướng đề nghị Thành phố khẩn trương trình Thường trực Chính phủ cho ý kiến về đề án cho phép thí điểm với những vấn đề cụ thể, mới phát sinh mà thực tiễn đặt ra nhưng chưa có quy định hay những quy định hiện hành không còn phù hợp.
Cụ thể là việc xem xét để tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách Thành phố đối với các nguồn thu có sự phân chia giữa Trung ương và Thành phố, thực hiện từ năm 2015; trong khi chưa tăng tỷ lệ điều tiết, hàng năm, xem xét tăng nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ các chương trình mục tiêu và tăng hỗ trợ từ nguồn thu xuất nhập khẩu trên địa bàn, đồng thời, ưu tiên các nguồn tài chính để thực hiện các dự án phát triển giao thông vận tải thành phố đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo điều kiện để Thành phố phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc, thực hiện tốt vai trò trung tâm đối với vùng và cả nước.  
Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục phân cấp nhiều hơn cho Thành phố trong một số lĩnh vực như: Quản lý tài chính công, tăng hơn tính tự chủ cho thành phố về ngân sách, quyết định một số khoản thu, chi; về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư; tổ chức, nhân sự; thẩm quyền xử phạt hành chính... phù hợp với điều kiện của Thành phố. 
“Tinh thần của Thủ tướng Chính phủ là phân cấp triệt để cho địa phương, không đẩy trách nhiệm lên trên. Địa phương phải tự chọn lĩnh vực ưu tiên, tự chịu trách nhiệm và thực hiện theo nguyên tắc thị trường”, Phó thủ tướng lưu ý.
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng yêu cầu Thành phố phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ban Kinh tế Trung ương điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng phù hợp với vị trí, vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020; xây dựng chính sách phát triển và cơ chế điều phối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng đô thị TP.HCM.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đề nghị Thành phố đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, bảo đảm tối đa cho người dân tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh mà Nhà nước không cần phải nắm giữ vốn; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong 5 năm tới.
Đi liền với đó, Thành phố phải đi đầu trong tự chủ tài chính, cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở bảo đảm việc làm cho người lao động trước đây và không được bao cấp.
Đặc biệt, Phó thủ tướng cho rằng với vị trí và điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi, Thành phố phải thu hút được các tập đoàn đa quốc gia đến đặt trụ sở, tạo điều kiện cho nhiều lĩnh vực khác phát triển theo.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục