tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 10-07-2016

  • Cập nhật : 10/07/2016

Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam- Thái Lan

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm mối quan hệ ngoại giao Việt Nam- Thái Lan và chuyến thăm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan tới Việt Nam, ngày 8/7 tại Hà Nội, Hội đồng Doanh nghiệp Thái Lan Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan (TBA) tại Việt Nam và Tập đoàn SCG đã tổ chức Hội thảo “Thái Lan- Việt Nam: Thúc đẩy hợp tác kinh tế cho sự thịnh vượng chung” nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh song phương giữa 2 nước.

Ngài Don Pramudwinai, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan, sau chuyến thăm Bộ trưởng Bộ ngoại giao và Thủ tướng Việt Nam đã chia sẻ sự lạc quan về triển vọng hợp tác giữa Thái Lan và Việt Nam.
khach hang tham quan hoi cho hang thai to chuc o viet nam. anh: tuan anh- ttxvn

Khách hàng thăm quan Hội chợ hàng Thái tổ chức ở Việt Nam. Ảnh: Tuấn Anh- TTXVN

 

Theo ông Don Pramudwinai, thương mại song phương giữa Việt Nam- Thái Lan đã tăng trưởng hơn 40% trong suốt 5 năm qua mặc dù đang phải đối mặt trước những biến động khôn lường của nền kinh tế toàn cầu. Năm 2015, mức tăng trưởng tiếp tục đạt 10% với tổng kim ngạch lên tới gần 13 tỷ USD. Điều này phản ánh nền tảng vững chắc của quan hệ kinh tế cũng như mối quan hệ bổ trợ giữa hai nước. Không khó để có thể hình dung rằng, cả hai quốc gia có thể cùng phối hợp để tăng kim ngạch thương mại chung lên 20 tỷ USD vào năm 2020.

 

Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Thái Lan- Việt Nam, ông Sanan Angubolkul cho biết: Cộng đồng kinh tế ASEAN ra đời đã thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đối tác giữa 2 nước, nhờ khuyến khích các giao dịch kinh doanh từ Thái Lan sang Việt Nam và ngược lại. Hơn thế, các doanh nghiệp Thái cũng mong muốn hợp tác với các đối tác Việt Nam để khai thác tiềm lực sẵn có của 2 quốc gia nhằm thâm nhập thị trường AEC với dân số lên tới 600 triệu người và tổng GDP lên tới 3.000 tỷ USD. “Tại Việt Nam, với nguyên tắc phát triển bền vững, cộng đồng doanh nghiệp Thái đang nỗ lực hết mình để đóng góp cho lợi ích lâu dài của địa phương bằng cách chia sẻ kiến thức, tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp bản địa cũng như cơ hội việc làm cho lao động địa phương.


Thủ tướng đồng ý gia hạn giải ngân gói 30.000 tỷ

Vừa qua, Văn phòng chính phủ có văn bản số 5344/VPCP-KHTH về việc chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo nghị quyết số 02/NQ-CP. Văn bản nêu rõ: Xét đề nghị của NHNN Việt Nam tại công văn số 3954/NHNN-TD ngày 30/5/2016 và ý kiến của Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh ngày 1/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc với đề nghị của NHNN tại công văn nêu trên.

Thủ tướng cũng giao NHNN chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan theo thẩm quyền khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ.

goi 30.000 ty duoc gia han, nguoi thu nhap thap co them co hoi mua nha

Gói 30.000 tỷ được gia hạn, người thu nhập thấp có thêm cơ hội mua nhà

Trước đó, ngày 30/5/2016, NHNN đã có công văn số 3954/NHNN-TD trình Thủ tướng Chính phủ về phương án gia hạn giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng.

Cụ thể, NHNN đề xuất: Cho phép gia hạn giải ngân tái cấp vốn đối với các hợp đồng tín dụng đã ký trước ngày 31/3/2016 đối với các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở, xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình tối đa đến ngày 31/12/2016. Tổng số tiền tái cấp vốn khoảng 32.738 tỷ đồng (bao gồm dự kiến số tiền tái cấp vốn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đến thời điểm 1/6/2016 và số tiền cam kết nhưng chưa giải ngân hết của khách hàng cá nhân).

Bên cạnh đó, dừng giải ngân tái cấp vốn theo đúng quy định tại Thông tư 11/2013 và Thông tư 32/2014 của NHNN đối với các khách hàng là hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội.

Về tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ, theo NHNN, tính đến 10/5/2016, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay là 34.826 tỷ đồng đối với 56.240 khách hàng, đã giải ngân theo tiến độ dự án đạt 25.800 tỷ đồng. Trong đó, đối với khách hàng cá nhân, đã cam kết cho vay 27.447 tỷ đồng với 56.112 khách hàng, đã giải ngân là 20.812 tỷ đồng. Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng, đến ngày 20-5-2016, số tiền đã giải ngân là 26.733 tỷ đồng, trong đó giải ngân cho khách hàng cá nhân là 21.667 tỷ đồng.


Thực phẩm bẩn gia tăng, ngày càng tinh vi

Cùng với việc xử lý hàng lậu, hàng giả, 6 tháng đầu năm, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) cả nước đã xử lý hơn 9.700 vụ vi phạm an toàn thực phẩm với trị giá hàng vi phạm hơn 73 tỷ đồng.

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2016 của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) ngày 8/7, Phó Cục trưởng Nguyễn Thanh Bình cho biết, vi phạm về an toàn thực phẩm có xu hướng gia tăng và ngày càng tinh vi. Vi phạm chủ yếu là kinh doanh thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả, quá hạn sử dụng, sử dụng chất cấm, phụ gia thực phẩm sai quy định, vi phạm về vệ sinh thú y.
gia cam duoc van chuyen bang xe may tren cac tuyen duong ha noi. tuy nhien, quan ly thi truong khong co tham quyen dung xe kiem tra.

Gia cầm được vận chuyển bằng xe máy trên các tuyến đường Hà Nội. Tuy nhiên, quản lý thị trường không có thẩm quyền dừng xe kiểm tra.

Hà Nội, một trong những điểm nóng về vệ sinh an toàn thực phẩm, 6 tháng đầu năm đã xử lý gần 1.500 vụ vi phạm, phạt hành chính hơn 10 tỷ đồng. Ông Chu Xuân Kiên, Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội cho biết: “Hiện tượng vận chuyển gia súc, gia cầm bằng xe máy trên các tuyến đường vẫn diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, QLTT không được phép dừng xe để kiểm tra nên gặp nhiều khó khăn”.
 
Trong khi đó, tại TP Hồ Chí Minh, tình trạng kinh doanh hóa chất diễn ra phức tạp ở khu vực chợ Kim Biên. Nhiều loại hóa chất bị cấm được sử dụng trong chế biến thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Hầu hết hóa chất không được phân loại, dán nhãn, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện và được bày bán công khai. Trong đó có nhiều loại bị cấm sử dụng như hàn the, formol, chất tẩy trắng, chất tạo mùi…
 
Đại diện Chi cục QLTT TP Hồ Chí Minh cho biết, việc kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và thực phẩm ngâm tẩm hóa chất vẫn diễn ra phổ biến tại các chợ truyền thống và cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Tuy Chính phủ đã có quy định hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm thối, tẩm hóa chất độc hại có thể bị xử lý hình sự nhưng thực tế những vi phạm này vẫn chỉ bị xử phạt hành chính, do đó chưa đủ sức răn đe.
 
Một số vụ việc nóng về an toàn thực phẩm đã bị QLTT cả nước phát hiện từ đầu năm như Hà Tĩnh phát hiện 1,3 tấn da động vật không có nguồn gốc, bốc mùi hôi thối; Quảng Bình phát hiện 1,2 tấn tim lợn và gần 2 tạ cánh gà Mỹ hết hạn sử dụng; Bắc Giang phát hiện 17 tấn lợn sống nhiễm lở mồm long móng; Bến Tre phát hiện 15 tấn măng ngâm tẩm hóa chất; Thanh Hóa phát hiện 6 tấn mỡ động vật không rõ nguồn gốc…
 
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn do thiếu ngân sách và thiết bị. Ông Cao Xuân Luật, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cho biết tỉnh có 138 chợ, trong đó chỉ kiểm tra rau củ quả tại 18 chợ loại 1 đã hết sức khó khăn.
 
“Chi phí kiểm tra trung bình là 3-5 triệu đồng, nếu kiểm tra đủ các chỉ tiêu thì mất 7 triệu. Mẫu rau củ quả phải chuyển đi Hà Nội hoặc Hải Phòng để kiểm định. Chúng tôi kiến nghị Bộ Công Thương sớm thành lập mỗi địa phương 1 phòng lab để kiểm định ngay tại tỉnh, rút ngắn thời gian và chi phí kiểm định”, ông Luật nói.
 
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Chính phủ hiện nay rất quan tâm đến công tác quản lý thị trường. Vừa qua, Bộ Công Thương đã được cấp ngân sách để mua 37 xe công cho lực lượng QLTT tại 37 địa bàn trọng điểm. Liên quan đến những kiến nghị về cơ chế tài chính, Thứ trưởng Hải cho biết sẽ có ý kiến đến các bộ ngành để triển khai chỉ đạo của Thủ tướng về hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Ngân hàng kỳ vọng tăng trưởng tín dụng

Theo kết quả tổng hợp cuộc điều tra mới nhất về xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) do Vụ Dự báo, thống kê – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiến hành, môi trường kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng đã có sự cải thiện trong Quý II/2016 so với Quý I/2016 và kỳ vọng tiếp tục cải thiện tốt hơn trong Quý III/2016 và cả năm 2016.

Theo đó, thanh khoản duy trì ở mức tích cực, mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng được kỳ vọng tiếp tục xu hướng giảm, nhu cầu đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng gia tăng, đặc biệt là nhu cầu tín dụng. Huy động vốn và tín dụng của hệ thống ngân hàng tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng cao hơn so với kỳ điều tra trước.

chinh sach tin dung dang huong toi muc tieu thao go kho khan cho doanh nghiep. anh minh hoa: k.t.thu

Chính sách tín dụng đang hướng tới mục tiêu thao gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh minh họa: K.T.Thu

Hoạt động kinh doanh có sự cải thiện nhẹ

Kết quả điều tra cho thấy, các TCTD tỏ ra lạc quan về sự cải thiện nhu cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng và kỳ vọng các yếu tố chủ quan và khách quan của môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện tích cực hơn trong năm 2016 so với năm 2015. Trong số các nhân tố khách quan thì “Chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá của NHNN” và “Cơ chế quản lý và quy định về an toàn hoạt động ngân hàng của NHNN” tiếp tục được đánh giá là 2 nhân tố cải thiện mạnh mẽ nhất trong quý II/2016.

 

Đối với các nhân tố nội tại, 100% TCTD nhận định tổng thể các nhân tố này diễn biến tốt hơn hoặc không thay đổi, trong đó 48,2% TCTD đánh giá các nhân tố nội tại của đơn vị mình đang tiến triển tốt hơn, 51,8% nhận định không thay đổi. Trong đó, 3 yếu tố nội tại được cho là cải thiện tích cực nhất là “Chính sách và dịch vụ chăm sóc khách hàng của các TCTD”, “Khả năng sáng tạo, cải tiến sản phẩm của đơn vị” và “Năng lực tài chính của đơn vị”, các nhân tố còn lại cũng được dự báo tiếp tục cải thiện tốt hơn năm trước.

 

Nhu cầu của khách hàng về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ tại TCTD tiếp tục xu hướng gia tăng so với quý trước, trong đó nhu cầu vay vốn được đánh giá là tăng cao nhất. Nhận định về rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng tại thời điểm hiện tại: 85,4% TCTD đánh giá rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng ở mức “bình thường”; 7,3% đánh giá rủi ro ở mức “thấp”, chỉ có 7,3% TCTD nhận định rủi ro vẫn ở mức “cao”. Đặc biệt, không có TCTD nào đánh giá rủi ro của nhóm khách hàng là TCTD khác ở mức “cao”. Dự báo cho cả năm 2016, 61- 75% TCTD kỳ vọng rủi ro của các nhóm khách hàng tiếp tục ổn định, 19- 27% TCTD kỳ vọng rủi ro giảm, mặc dù vẫn có 6- 20% TCTD lo ngại rủi ro của khách hàng là cá nhân và TCKT có thể tăng so với cuối năm 2015, và 6% TCTD lo ngại khả năng này xảy ra với nhóm khách hàng là “các TCTD khác”.

 

Thanh khoản toàn hệ thống có dấu hiệu cải thiện rõ rệt trong Quý II so với Quý I/2016, hiện ở trạng thái “tốt” đối với cả VND và ngoại tệ, được kỳ vọng tiếp tục duy trì trạng thái tích cực trong những quý tới và cả năm 2016.

 

67,4% TCTD nhận định tình hình kinh doanh tiếp tục cải thiện hơn, tuy nhiên, mức độ cải thiện chủ yếu vẫn là “Cải thiện ít” (51,7% TCTD). Hầu hết các TCTD đều kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ tiếp tục phục hồi bền vững trong quý III/2016 và trong cả năm 2016 với 86,5% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh tổng thể của năm 2016 sẽ tốt hơn so với năm 2015, trong đó có 29% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ được “cải thiện nhiều”.

 

Huy động vốn và tín dụng được kỳ vọng tăng trưởng 

 

Tại cuộc điều tra kỳ này, các TCTD bày tỏ sự lạc quan hơn vào tăng trưởng huy động vốn và tín dụng so với kỳ điều tra trước. Huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng được các TCTD kỳ vọng tăng trưởng bình quân 17,57% (cao hơn so với mức tăng kỳ vọng và thực tế của năm 2015), trong đó, các TCTD đã nâng kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng huy động vốn VNĐ từ 18,4% lên 19,1% và hạ kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng huy động vốn ngoại tệ từ +6,96% xuống -0,09%.

 

Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng của toàn hệ thống năm 2016 được kỳ vọng tăng trưởng bình quân 20,42%, cao hơn khoảng 3% so với mức kỳ vọng và thực tế tăng trưởng 17,26% của năm 2015, và được điều chỉnh tăng nhẹ so với mức kỳ vọng 20,1% xác lập tại cuộc điều tra kỳ trước.

 

Thị trường lao động có những chuyển biến tích cực

 

Sự lạc quan của các TCTD về triển vọng tăng trưởng kinh tế và sự sôi động trở lại của thị trường tài chính ngân hàng trong năm 2016 khiến cho thị trường lao động ngành ngân hàng có những chuyển biến tích cực. Theo kết quả điều tra, 28,2% TCTD cho biết đã tăng lao động trong Quý II/2016 và hiện vẫn có 21,2% TCTD nhận định đang thiếu lao động cần thiết cho nhu cầu công việc hiện tại. Theo đó, dự kiến thị trường lao động ngành ngân hàng sẽ tương đối năng động trong thời gian tới với 42,4% TCTD cho biết sẽ gia tăng lực lượng lao động trong Quý III/2016 so với quý trước và 57% TCTD dự kiến tuyển thêm lao động cho cả năm 2016.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục