tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 10-07-2016

  • Cập nhật : 10/07/2016

Hội nhập hối thúc tái cấu trúc

Các chuyên gia cho rằng, quan trọng nhất là vốn phải được thể hiện chính xác từ số liệu nợ xấu, quản lý tài sản minh bạch để vốn chủ sở hữu của NH phải là con số thực.

Những thành công và cả bài học trong giai đoạn tái cơ cấu vừa qua trở thành những kinh nghiệm quý báu cho hệ thống TCTD trong giai đoạn tái cơ cấu tiếp theo.

Trao đổi với phóng viên, một chuyên gia kinh tế cho rằng, với sự quyết liệt của NHNN, thành công của ngành NH trong tái cơ cấu giai đoạn 2011- 2015 (giai đoạn I) là hoàn toàn có thể hiểu được. Vì ngay từ đầu tiên, NHNN đã chọn đúng vấn đề tái cấu trúc. “Phải biết mình cần “khâu vá” ở đâu trước hết, thì mới nghĩ đến chuyện khâu sao cho khéo, cho đẹp”.

bai hoc ve tai cau truc nh vua qua tro thanh kinh nghiem trong giai doan tai co cau tiep theo

Bài học về tái cấu trúc NH vừa qua trở thành kinh nghiệm trong giai đoạn tái cơ cấu tiếp theo

Sau tái cơ cấu giai đoạn I, hệ thống TCTD Việt Nam tạm dừng lại ở con số 34 NHTM. Đây là những NH đáp ứng cơ bản những điều kiện để tồn tại với thị trường, tuy vậy vẫn còn có những bước cần phải thực hiện để hoàn thiện tiến trình tái cơ cấu. Top 10 NHTM Việt Nam uy tín năm 2016 theo công bố của Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cho thấy nhiều NH đã nâng cao được năng lực tài chính, có tiềm năng tăng trưởng, được khách hàng đánh giá cao về sản phẩm, dịch vụ.

Theo công bố của NHNN, tổng tài sản của toàn hệ thống NH Việt Nam đến tháng 4/2016 vào khoảng 7,5 triệu tỷ đồng. Các NHTM Nhà nước hiện đang đóng vai trò chủ đạo với trên 50% thị phần về tín dụng và gần 50% nguồn vốn huy động của toàn hệ thống.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho biết, điều mà bản thân ông cũng như nhiều các chuyên gia quan tâm là các NH của Việt Nam, kể cả có nằm trong diện tái cơ cấu hay không vẫn phải có ý thức quản trị DN theo thông lệ quốc tế. Quản trị DN ở đây là nhắc tới vai trò của HĐQT. Chức năng của HĐQT là xây dựng định hướng cho NH và giám sát việc thực hiện theo đúng mục tiêu đề ra.

Ông Hiếu chia sẻ thêm, HĐQT của một số NH phải có sự thay đổi, không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của Ban điều hành. Nếu có mục tiêu, định hướng cụ thể thì nên trao quyền cho Ban điều hành, HĐQT chỉ đứng với vai trò giám sát.

Tái cấu trúc NH không chỉ là vấn đề lớn mà còn là đòi hỏi tất yếu. Đặc biệt khi nền kinh tế Việt Nam đang hoà nhịp và rút dần khoảng cách với thế giới. Hội nhập mang lại cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó huyết mạch là hệ thống NH rất nhiều cơ hội và thách thức.

Đứng cùng sân chơi với nhiều “người bạn” lớn đòi hỏi chúng ta phải học cách để lớn lên mỗi ngày. Không chỉ là quản trị DN, vấn đề mà toàn hệ thống NH cần quan tâm hơn nữa để không chỉ tái cấu trúc thành công, củng cố tiềm lực, nâng cao cạnh tranh với các NH trong nước, trong khu vực cũng như trên thế giới, đặc biệt trong vấn đề quản lý rủi ro.

Các NH Việt, NH nào cũng có chính sách quản lý rủi ro nhưng quan trọng là việc thực hiện ra sao. Những tiêu chuẩn về quản lý rủi ro theo Basel I, II không mới, nhưng tại Việt Nam thì cho đến nay việc áp dụng các chuẩn mực này của các TCTD Việt Nam còn rất hạn chế. Trong khi đó, để tham gia sân chơi hội nhập, chúng ta buộc phải theo chuẩn mực quốc tế. Hay như vấn đề năng lực về vốn của NH – yếu tố đánh giá khả năng cạnh tranh của mỗi nhà băng.

Các chuyên gia cho rằng, quan trọng nhất là vốn phải được thể hiện chính xác từ số liệu nợ xấu, quản lý tài sản minh bạch để vốn chủ sở hữu của NH phải là con số thực. Nếu nợ xấu, tài sản xấu bị che giấu thì vốn chủ sở hữu của NH có thể chứa một phần vốn ảo. Điều này khiến ngay cả khi NH áp dụng quy định của Basel, thì những chỉ số, chỉ tiêu tài chính chắc chắn sẽ bị méo mó đi, làm giảm sức cạnh tranh, lợi thế của NH.

Tái cơ cấu là liệu pháp để NH sống khoẻ, sống thực chất, tạo nền tảng để hội nhập với quốc tế. Ngược lại, tất yếu hội nhập cũng buộc các NH phải có sự sẵn sàng cho chiến lược, định hướng, loại hình phát triển để hấp dẫn hơn với khách hàng. Nhiều NH sau khi tái cấu trúc thành công trong giai đoạn I, bước sang giai đoạn 2016 - 2020, có xu hướng phát triển rộng hơn mảng bán lẻ.

Lãnh đạo một NHTM cho rằng, NH phát triển bán lẻ vì đây là xu hướng tất yếu, phù hợp trong môi trường hội nhập. Tuy nhiên theo TS. Hiếu, phát triển bán lẻ đòi hỏi rất nhiều điều kiện, trước hết là sản phẩm của NH phải hợp với nhu cầu của người dân. Thứ hai là vấn đề công nghệ thông tin, QLRR cần đi kèm bán lẻ, nếu không kiểm soát tốt thì cũng rất dễ rơi vào tình trạng nợ xấu. “Như việc thay vì có 1.000 DN để NH chăm sóc, với việc có 300.000 khách hàng chăm sóc là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau”.(TBNH)


Ngân hàng BNY Mellon đánh giá cao điều hành chính sách của NHNN

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng vừa có buổi tiếp và làm việc với ông Stephen Lackey – Chủ tịch Phụ trách Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Ngân hàng The Bank of New York Mellon (BNY Mellon).

Tại buổi tiếp, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trao đổi và cập nhật với ông Lackey tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, thông báo về những kết quả của Đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua cũng như những định hướng chính sách của NHNN trong thời gian tới.

Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng dành thời gian trao đổi về tình hình, biến động kinh tế thế giới thời gian qua và những tác động, ảnh hưởng tới thị trường tiền tệ - tài chính Việt Nam. 

Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, NHNN với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng sẽ tiếp tục có những biện pháp kịp thời, phù hợp để ổn định thị trường trong nước và đảm bảo ổn định vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Ông Stephen Lackey bày tỏ ấn tượng và đánh giá cao những kết quả tích cực trong điều hành chính sách của NHNN thời gian qua. Ông Stephen Lackey cho biết, BNY Mellon sẵn sàng chia sẻ những nghiên cứu và thông tin về diễn biến thị trường tài chính thế giới để NHNN tham khảo cho quá trình hoạch định chính sách.


Nợ đọng thuế 76.000 tỷ đồng, đề xuất dừng xuất cảnh đối với người nợ thuế

Ông Nguyễn Đại Trí, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế loan báo, ngành thuế sẽ trình Thủ tướng Chính phủ, ban hành quyết định về việc dừng xuất cảnh đối với người nộp thuế còn nợ ngân sách vì hiện nay khoản nợ đọng thuế đã lên tới 76.000 tỷ đồng.

Mặc dù ngành thuế đã thu được 20.000 tỷ đồng tiền nợ thuế của năm 2015 chuyển sang, tăng 17,9 % so với cùng kỳ, tuy nhiên, số nợ đọng thuế trong 6 tháng đầu năm nay tăng nhẹ so với cuối năm 2015. Tính đến hết 30/6/2016, tổng số nợ đọng thuế trong cả nước là  76.000 tỷ đồng.

Cục Thuế TP.Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016, Cục Thuế đã thu được tổng số tiền nợ thuế là hơn 7.400 tỷ đồng. Đồng thời, đã công khai 6 đợt với 807doanh nghiệp, dự án nợ thuế, phí và tiền sử dụng đất tương ứng số tiền hơn 1.713 tỷ đồng. Trước đó, trong đợt 5 vừa công bố trung tuần tháng 5 vừa qua, có tới 131 doanh nghiệp nợ thuế với số tiền là hơn 255 tỷ đồng.

Đây là con số thực sự đáng lo ngại, không chỉ  là vấn đề riêng  cho Cục thuế Hà Nội, mà còn là áp lực chung đối với ngành thuế.

thu tien no thue dang la ap luc de nang len vai co quan thue.

Thu tiền nợ thuế đang là áp lực đè nặng lên vai cơ quan thuế.

Ông Nguyễn Đại Trí, Phó Tổng cục  trưởng Tổng  cục Thuế cho rằng, nguyên nhân nợ đọng thuế  do  khách quan là ảnh hưởng từ khó khăn kinh tế trong nước và thế giới, dẫn đến làm ăn thua lỗ, sản xuất đình đốn, sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm; sự phục hồi chậm của thị trường bất động sản, chứng khoán, dự án thiếu vốn, thậm chí không bố trí được vốn… Nhưng bên cạnh đó, cũng có doanh nghiệp chây ỳ, có nguồn tiền, có dự án, vẫn cố tình dây dưa nợ thuế.

Trên thực tế, vấn đề làm "đau đầu" cơ quan thuế là  việc cưỡng chế thu thuế bằng trích từ tài khoản của doanh nghiệpc tại ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Bởi vì doanh nghiệp có nhiều tài khoản, nhưng tài khoản cung cấp cho cơ quan thuế lại có số dư rất ít, không thể cưỡng thu từ đó. Trước thực trạng này, ngành thuế sẽ cần  phải có những biện pháp quyết liệt và đồng bộ.

"Ngành thuế đặt mục tiêu đến cuối năm 2016 sẽ đưa tỷ trọng nợ thuế có khả năng thu về dưới 5%, trên tổng thu ngân sách. Bên cạnh việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác cưỡng chế nợ thuế, cơ quan thuế sẽ phối hợp với cơ quan công an, xử lý kiên quyết các đối tượng chây ỳ. Ngành thuế sẽ trình Thủ tướng Chính phủ, ban hành quyết định về việc dừng xuất cảnh đối với người nộp thuế còn nợ ngân sách. Tuy nhiên, việc tuyên truyền, phổ biến để người nộp thuế tuân thủ pháp luật, mới là giải pháp căn bản, nhằm hạn chế số nợ đọng thuế gia tăng", ông Trí cho biết.

Theo các chuyên gia kinh tế, sắp tới có thể cân nhắc yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp tất cả các loại tài khoản để đảm bảo thực thi nghĩa vụ thuế.  Và cũng  cần  tìm hiểu tình hình sản xuất - kinh doanh của người nộp thuế, để xác định nguyên nhân nợ thuế. Từ đó, cơ quan thuế sẽ có giải pháp phù hợp với từng trường hợp cụ thể, vừa chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, sớm hoàn thành nghĩa vụ với  ngân sách, đồng thời áp dụng biện pháp quyết liệt với doanh nghiệp chây ỳ nộp thuế. (BĐT)

6 tháng đầu năm 2016, Cục Thuế TP Hà Nội đã thu được tổng số tiền nợ thuế 7.433 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, Cục thuế Hà Nội đã đăng công khai 6 đợt với 807 doanh nghiệp, dự án nợ thuế, phí và tiền sử dụng đất tương ứng số tiền hơn 1.713 đồng. Kết quả sau công khai đã có 381/807 đơn vị nộp hơn 201 tỷ đồng nợ thuế vào ngân sách.

Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, Cục Thuế TP Hà Nội cũng vừa công khai đợt 7 năm 2016 danh sách 144 đơn vị nợ thuế với tổng số tiền nợ gần 194 tỷ đồng.

 


Việt Nam đề nghị Thái Lan ủng hộ lập trường chung về Biển Đông

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng Thái Lan cần phối hợp chặt chẽ với các nước trong ASEAN để góp phần bảo đảm hòa bình ở khu vực.

pho thu tuong pham binh minh, phai, tiep bo truong ngoai giao thai lan don pramudwinai. anh: ttxvn

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, phải, tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai. Ảnh: TTXVN

Tiếp ông Don Pramudwinai, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan đang có chuyến thăm Việt Nam, ông Phạm Bình Minh hôm nay nêu đề nghị Thái Lan tiếp tục nỗ lực để đảm bảo đoàn kết và duy trì lập trường chung của ASEAN trên các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.

Theo Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Thái Lan cũng cần góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không, thúc đẩy giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thúc đẩy các bên tôn trọng đầy đủ tiến trình pháp lý và ngoại giao, nghiêm chỉnh thực hiện DOC và đẩy nhanh tiến trình xây dựng COC trên Biển Đông.

Ông Phạm Bình Minh và ông Pramudwinai đã nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác giữa hai nước tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là tại ASEAN, Liên Hợp Quốc, APEC và các cơ chế hợp tác tiểu vùng.

Ông Pramudwinai đang có chuyến thăm Việt Nam kéo dài từ ngày 7 đến ngày 10/7. Hai nước năm nay sẽ kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục