tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 20-06-2016

  • Cập nhật : 20/06/2016

Tổ chức nước ngoài chưa được phép xử lý nợ xấu tại Việt Nam

Với hệ thống pháp lý về mua bán nợ xấu chưa được hoàn thiện, việc một tổ chức nước ngoài tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ khó được thực thi.

van de chuyen nhuong tai san cho mot phap nhan nuoc ngoai con nhieu han che. anh: internet

Vấn đề chuyển nhượng tài sản cho một pháp nhân nước ngoài còn nhiều hạn chế. Ảnh: Internet

Ngày 17-6, tại cuộc họp báo gặp gỡ với Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ông Tekehiko Nakao cho biết, ADB có thể mua cổ phần của ngân hàng để bơm thêm tiền vào ngân hàng có nợ xấu cao. Cách làm này đã được các quốc gia khác sử dụng, thậm chí họ còn có lợi nhuận vì sau một thời gian mua cổ phần, hoạt động kinh doanh hồi phục nên giá cổ phiếu doanh nghiệp tăng lên.

Với vấn đề giải quyết nợ xấu, trong cuộc trao đổi cách đây không lâu, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) đã chia sẻ, có nhiều tổ chức nước ngoài bày tỏ mong muốn mua lại nợ xấu của Việt Nam, nhưng hiện vẫn chưa có hành lang pháp lý cho việc mua bán này nên vẫn dừng lại ở giai đoạn khảo sát, nghiên cứu mà chưa đi tới đặt vấn đề chính thức.

Như vậy, kế hoạch của ADB hay các tổ chức nước ngoài muốn góp phần xử lý nợ xấu của Việt Nam là một thiện chí tốt. Tuy nhiên, chuyên gia tài chính ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thiện chí này sẽ khó thực hiện bởi mấu chốt của quá trình xử lý nợ xấu chính là tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo phải có tính thanh khoản cao thì việc thanh lý sẽ dễ dàng hơn, nếu không sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trên thực tế, tài sản đảm bảo của khách hàng khi đi vay vốn tại ngân hàng thường dùng bằng bất động sản. Tuy nhiên, thị trường bất động sản của Việt Nam lên xuống thất thường, có thể bị mất giá một cách nhanh chóng. Thậm chí, một chuyên gia về tài chính cho biết, khách hàng và doanh nghiệp có thể móc nối với nhau để “thổi” giá lên gấp nhiều lần giá trị thật, hoặc một tài sản có thể dùng thế chấp nhiều lần vay nợ, nên khi vướng vào nợ xấu, ngân hàng không thể lấy khối tài sản này để bù đắp.

Bên cạnh đó, TS. Hiếu còn cho biết, vấn đề chuyển nhượng tài sản cho một pháp nhân nước ngoài như ADB tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống pháp lý nào đầy đủ cho phép chuyển nhượng tài sản là công sản của thị trường trong nước cho đối tượng nước ngoài.

“Quy trình xử lý tài sản đảm bảo cũng như nợ xấu ngay trong bản thân các ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều lúng túng, nên việc tham gia của tổ chức nước ngoài nếu chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ thì càng khó có thể thực hiện”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

Nhìn chung, trong nhiều cuộc hội thảo bàn về biện pháp giải quyết nợ xấu, các chuyên gia đều “khẩn thiết” đưa ra đề nghị và mong muốn xây dựng được hành lang pháp lý hoàn chỉnh, trong đó có các điều khoản về thanh lý tài sản đảm bảo hay luật về phá sản.

Mới đây, trong buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã nêu yêu cầu phải nhanh chóng đưa ra các giải pháp phát triển thị trường mua bán nợ xấu, ban hành các văn bản liên quan tới xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo…

Như vậy, phải cần một thời gian nữa, với những chuyển biến tích cực về mặt pháp lý và cơ chế xử lý nợ xấu, hoạt động này mới có thể có những đổi thay. Đến lúc đó, hy vọng rằng, lời phát biểu của vị Chủ tịch ADB sẽ được thực thi hiệu quả.(HQ)


Bà Victoria Kwakwa: Việt Nam đang đứng trước vận hội lớn

Tại Hội thảo “Việt Nam nắm bắt cơ hội do các Hiệp định thương mại thế hệ mới”, bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cho biết, hội nhập khu vực toàn cầu đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế VN.

Theo bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Ngân hàng thế giới, nếu so với thời điểm bắt đầu quá trình đổi mới, khi Việt Nam còn bị cách li với dòng chảy thương mại và đầu tư quốc tế thì đến nay Việt Nam đã trở thành một địa chỉ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu và một nền kinh tếxuất khẩu không ngừng phát triển.

ba victoria kwakwa

Bà Victoria Kwakwa

Xuất khẩu là động lực chính giúp Việt Nam đạt thành tích tăng trưởng mạnh. Kể từ năm 2000 xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế tạo đã tăng trưởng trên 20% mỗi năm và đến nay đã đạt kim ngạch trên 100 tỉ USD. Tỷ trọng thương mại trên GDP của Việt Nam gần đạt mức 180%, thuộc hàng cao nhất thế giới.

Theo bà Kwakwa, trong thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ lợi thế tương đối, tiếp tục thu hút đầu tư và tăng trưởng dựa trên xuất khẩu. Việt Nam là 1 trong 12 nước vừa đạt được thỏa thuận về hiệp định thương mại toàn diện nhất từng có trong 2 thập kỷ qua- Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chiếm tỷ trọng 40% GDP và 30% tổng kim ngạch buôn bán hàng hóa toàn cầu. TPP thực sự là hiệp định thương mại tham vọng nhất và toàn diện nhất từng hoàn tất từ trước đến nay. Gần đây VN đã đàm phán xong Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA). Việt Nam đang đứng trước vận hội lớn, đó là khai thác tối đa lợi ích do các hiệp định thương mại tự do này mang lại.

Hai hiệp định thương mại nêu trên không chỉ đề cập vấn đề thâm nhập thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư truyền thống mà còn đề cập cả những vấn đề mới chưa được giải quyết thấu đáo trong các hiệp định ký kết trong khuôn khổ WTO như: thương mại điện tử, lao động, môi trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hơn nữa, các hiệp định thương mại mới sẽ thiết lập các luật chơi quốc tế và các luật chơi đó sẽ có tác động mạnh hơn lên các chính sách và thể chế trong nước so với bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào đã ký trước đây.

PGS.TS Phạm Thị Hồng Yến, Phó Vụ trưởng Vụ KTTH, Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, giai đoạn 2016- 2020 là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng và then chốt đối với tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế- xã hội nước ta do Việt Nam đã ký kết và sẽ sớm triển khai thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới nhất là Hiệp định TPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU, với các quy định điều chỉnh mang tính toàn diện, trực tiếp gắn với hoạt động kinh doanh đầu tư, điều chỉnh các quy định về lao động, môi trường, tài chính, khoa học công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, quy định về nền kinh tế số, thương mại điện tử…

Hay việc Việt Nam tham gia xây dựng và phát triển Cộng đồng kinh tế ASEAN khi hình thành một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ đầu tư, vốn, và lao động có tay nghề.

Tuy nhiên, theo đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu trong tương quan của 140 nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của Việt Nam có thay đổi và được cải thiện dần nhưng vẫn còn ở mức hạn chế.

Trong các nước TPP, Việt Nam cũng là nước xếp hạng thấp nhất ở năng lực cạnh tranh (12/12). Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu CGI, năm 2015, Việt Nam có thứ hạng 56/140 nền kinh tế, đạt 4,3/7 điểm, tăng 12 bậc so với năm 2014 và là thứ hạng cao nhất của Việt Nam  giai đoạn 2006- 2015.

Các lĩnh vực Việt Nam có thứ hạng thấp ở nửa cuối, trung bình và dưới trung bình gồm: thể chế; phát triển thị trường tài chính; đào tạo và giáo dục sau tiểu học; cơ sở hạ tầng; trình độ kinh doanh; sẵn sàng công nghệ; đổi mới sáng tạo.

Chính vì thế, bà cho rằng trước những yêu cầu của hội nhập quốc tế và bối cảnh trong nước, Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn.

Đó là thách thức trong việc thực thi các chuẩn mực cao gắn với vai trò Nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công như thực hiện quy định cam kết quốc tế về mua sắm công, về doanh nghiệp nhà nước, hay yêu cầu chuẩn mực đối với tính nhất quán, minh bạch và dễ dự báo của chính sách và các quy định pháp luật.

Ngoài ra, thách thức từ xu hướng tự do hóa, hội nhập và liên kết quốc tế: thị trường vốn, lao động, sở hữu trí tuệ; Thách thức về phát triển bền vững và từ cuộc cách mạng công nghệ trên thế giới.

Đứng trước những thách thức trên, theo bà cần phải cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là giải pháp then chốt để phát triển kinh tế và hiện thực hóa các cơ hội của hội nhập quốc tế. Tập trung cải thiện toàn diện các yếu tố căn bản tác động tới môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật. Đồng thời tăng cường hiệu quả của các cơ quan nhà nước, bộ ngành và chính quyền địa phương.


Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT

Theo Quyết định mới, Chủ tịch Ủy ban là Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Bốn Bộ trưởng các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo là các Ủy viên thường trực Ủy ban.
pho thu tuong vu duc dam

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 15/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin.

Ngày 15/1/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 109/QĐ-TTg về việc Thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (Ủy ban). Chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đảm trách nhiệm vụ Phó Chủ tịch Ủy ban.

Theo Quyết định mới, Chủ tịch Ủy ban là Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Bốn Bộ trưởng các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo là các Ủy viên thường trực Ủy ban.

Các ủy viên không thường trực gồm lãnh đạo các đơn vị: Văn phòng Chính phủ; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Y tế; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nội vụ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Văn phòng Trung ương Đảng; Ban Kinh tế Trung ương; Văn phòng Quốc hội và Tổng Thư ký Ủy ban.

Chủ tịch Ủy ban sẽ phê duyệt danh sách thành viên Ủy ban theo văn bản cử người của các bộ, ngành, cơ quan. Chủ tịch Ủy ban quyết định thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn. Theo quy định tại Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 15/1/2014 thì thẩm quyền này do Phó Chủ tịch Ủy ban đảm nhận.


TPP có thể giúp xuất khẩu Việt Nam tăng 68 tỷ USD

Theo các chuyên gia, TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 33,5 tỷ USD và xuất khẩu tăng 68 tỷ USD vào năm 2025.

Hội nghị "Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP và tác động với Việt Nam" do Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ phối hợp tổ chức tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Tại Hội nghị, mặc dù vẫn tiếp tục khẳng định, Việt Nam có thể là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 quốc gia ký kết TPP, nhưng phần lớn các đại biểu và chuyên gia đều nhấn mạnh đến những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi tham gia sân chơi TPP.

Nhiều ý kiến tại Hội nghị cũng cho rằng, tham gia sân chơi TPP, Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn khi quy mô nền kinh tế nhỏ, năng lực cạnh tranh của cácdoanh nghiệp còn yếu. Vì vậy, muốn tận dụng tốt các cơ hội, các chính sách của Việt Nam cần hướng tới đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển dịch vụ logistics. Đặc biệt, Việt Nam cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, ban, ngành, nhất là sự phối hợp giữa Chính phủ và Quốc hội, để triển khai và thực thi một cách đồng bộ các quy định phù hợp với các thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết.

Theo các chuyên gia tại Hội nghị, TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 33,5 tỷ USD và xuất khẩu tăng 68 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể trở thành hiện thực khi Việt Nam có được những hành động phù hợp để vượt qua được chính những thách thức do TPP đặt ra. Đây cũng có thể xem là những khuyến cáo cần thiết, những thông tin đầy đủ và khách quan hơn chuẩn bị cho Quốc hội Việt Nam trong quá trình xem xét phê chuẩn Hiệp định này trong thời gian tới.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục