Mặc dù kinh tế Việt Nam đã đạt nhiều thành quả quan trọng nhưng vẫn còn đó những khoảng cách lớn cần kiên trì san lấp.

“Dù hai năm gần đây chúng ta đẩy mạnh cải cách thể chế nhưng chúng ta mới mon men, mới gãi chứ chưa thật sự phẫu thuật nền kinh tế để tạo thay đổi tích cực”.
Đó là khẳng định của TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị tổng kết Tái cơ cấu nền kinh tế vừa diễn ra tại Hà Nội.
Theo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế 2010 – 2015, Việt Nam nhắm đến trọng tâm cải cách 3 lĩnh vực then chốt là: đầu tư công, cải cách doanh nghiệp Nhà nước và cải cách hệ thống ngân hàng.
Tụt hậu song hành cùng tái cơ cấu
Đánh giá về kết quả thực hiện, T.S Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright cho hay: về đầu tư công, mặc dù có kết quả tích cực về cải thiện hiệu quả đầu tư công, nhưng sau 4 năm tái cơ cấu, nợ công lại tăng mạnh.
"Về trung hạn rủi ro lớn nhất đối với ổn định kinh tế vĩ mô là nợ công tăng lên trên 65% GDP và ở mức không bền vững", ông Thành nhìn nhận.
Đối với tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), TS. Thành cho rằng, tốc độ cổ phần hóa vẫn còn quá chậm, những ưu đãi cho DN nhà nước vẫn tiếp tục là yếu tố làm méo mó thị trường. Thêm vào đó, nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn là gánh nặng lớn đối với nền kinh tế (tổng nợ phải trả của 781 DNNN tính đến cuối 2014 là 1,87 triệu tỷ đồng).
Trong khi đó, nói về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, ông Thành cho hay, vẫn còn những hạn chế nhất định như quá trình xử lí nợ xấu vẫn đang kéo dài. Xử lý nợ xấu phần lớn chỉ gom và nhốt lại, chứ chưa giải quyết triệt để. Trong khi đó, cơ chế xử lí nợ xấu của công ty quản lí tài sản (VAMC) còn thiếu minh bạch nên không thể hình thành thị trường.
Trong khi tái cơ cấu vẫn lửng lơ ở ngã ba đường thì các biểu hiện của tụt hậu và thách thức từ hội nhập đang diễn ra ở ngay sân nhà. Ông Thành dẫn chứng, tăng trưởng GDP của Việt Nam chưa quay về 7% cũng vì tái cơ cấu kinh tế chậm. Nếu GDP chỉ tăng 5%/năm, đến năm 2035 GDP Việt Nam vẫn kém xa GDP hiện nay của Thái Lan. Còn nếu so với Trung Quốc thì GDP bình quân của Việt Nam chỉ bằng 75% GDP bình quân đầu người của Trung Quốc hiện nay.
Năng suất lao động của Việt Nam đang giảm dần so với các nước, đặc biệt so với Lào và Campuchia do nền kinh tế chậm chuyển đổi, cơ cấu kinh tế vẫn ở dạng thâm dụng lao động, khai thác tài nguyên và lao động giản đơn. Các yếu tố kéo năng suất lao động giảm như dân số gia tăng, GDP tăng trưởng chậm, lao động chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ chỉ mang tính cơ học, không có chuyển biến về chất.
Cải cách chậm sẽ biến “cơ hội” thành “thách thức”
Trong khi các vấn đề cải cách 3 lĩnh vực trọng tâm chưa làm được nhiều, thì thách thức của Việt Nam phải đối mặt ngày càng lớn, trong đó đặc biệt là các thách thức hội nhập đối với thể chế kinh tế.
T.S Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện CIEM nhấn mạnh: “nếu không đẩy cải cách nhanh thì những thách thức khác như sự yếu kém năng lực cạnh tranh, yếu kém của DNNN, yếu kém trong sản xuất nông nghiệp (ngành chăn nuôi) sẽ không khắc phục được và kém lại càng kém hơn.
Ông này nói thêm: chỉ khi chúng ta thay đổi thì chúng ta mới biến những thách thức thành cơ hội. Cũng như giờ không phải là lúc kêu ca có quá nhiều điểm yếu mà chúng ta phải biến những thách thức mà hiệp định thương mại tự do tạo ra thành cơ hội”.
Về nhiệm vụ tái cơ cấu giai đoạn 2016 – 2020, các chuyên gia lưu ý đến việc thay đổi tư duy về điều hành của cơ quan nhà nước với kinh tế. Đồng thời thu hẹp khoảng cách, ưu đãi giữa các khu vực kinh tế.
T.S Nguyễn Xuân Thành cho rằng: Tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020 phải xác định trọng tâm là thay đổi tư duy và vai trò quản lý kinh tế của bộ máy Nhà nước. Bộ máy nhà nước phải cấu trúc lại chức năng vai trò của các bộ vì hiện nay các bộ thực hiện nhiều chức năng cùng 1 lúc, chủ sở hữu, giám sát thị trường, hoạch định chính sách nên những chức năng lại xung đột lợi ích với nhau.
Còn theo ông Cung, trước hết chúng ta phải tạo ra thị trường cạnh tranh công bằng và trật tự vì nó là động lực thúc đẩy phân bổ lại nguồn lợi như tài sản của Nhà nước trong DNNN, tài sản của DN tư nhân mà hiện nay đang bị kìm nén hay nguồn lực con người… Nếu làm được này, môi trường kinh doanh nói chung và năng lực cạnh tranh sẽ có những tiến bộ đột phá.
Mặc dù kinh tế Việt Nam đã đạt nhiều thành quả quan trọng nhưng vẫn còn đó những khoảng cách lớn cần kiên trì san lấp.
Trong năm 2015, chúng ta đã giành thắng lợi toàn diện trên lĩnh vực kinh tế với tăng trưởng GDP ở mức cao, đà cải cách được đẩy mạnh và Việt Nam vượt lên trước từ 5-7 năm so với nhiều nước trong khu vực về tốc độ hội nhập. Trên cơ sở đó, đã bắt đầu một lộ trình mới tốt đẹp hơn và không thể cưỡng lại.
Năm 2015 đánh dấu bước phát triển mới của kinh tế Việt Nam. Những kết quả trong cả giai đoạn vừa qua đã tạo nền tảng cho giai đoạn 5 năm tiếp theo, hướng tới tăng trưởng cao hơn, bền vững hơn.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước năm 2015 tăng 0,63% so với năm 2014; bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,05%. Đây là tốc độ tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 đến nay.
Một góc nhìn mới về kỷ luật ngân sách và tình trạng thiếu nợ, hết tiền của các địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu...
Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao với quy mô lớn đến nay vẫn chỉ là cuộc chơi của các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính.
Khi AEC được hình thành, nhiều sản phẩm của Thái Lan, Malaysia… sẽ tràn vào Việt Nam với thuế suất bằng 0%. Thái Lan, Malaysia đang có những nỗ lực rất lớn trong việc thâm nhập thị trường Việt Nam.
Trên đây là nhận định của GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) trong cuộc trao đổi với chúng tôi về việc nhiều doanh nghiệp FDI đòi hỏi có được những ưu đãi riêng.
“Trung Quốc đang dịch chuyển chuỗi giá trị, Châu Á cần tìm một điểm tựa mới và Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi lớn” – S&P nhận định.
Theo TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, để cạnh tranh được trong sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, cần tạo ra lợi thế cạnh tranh, tìm ra những phân khúc thị trường tốt, phù hợp thì mới thành công được.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự