Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng yêu cầu Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) cần tiếp tục sát sao theo dõi, rút kinh nghiệm không để xảy ra sự cố tương tự, ảnh hưởng tới môi trường cũng như tác động đến dư luận.

Về việc cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, Thủ tướng đã có kết luận và không sai.
Tại họp báo chính phủ mới đây, Người phát ngôn Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chính thức thông báo:
Sau quá trình làm việc cẩn trọng, khoa học, khách quan, bài bản, ngày 28/6/2016, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận trách nhiệm gây ra sự cố môi trường trên làm cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Liên quan đến thông tin này, trao đổi với chúng tôi vào sáng nay (4/7), ông Võ Kim Cự, hiện là Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, kết luận của các cơ quan chức năng đã rất rõ ràng, ông không có ý kiến gì.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ công bố vào tháng 3/2015, dự án nhà máy Formosa được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng (nay là Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh) cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là vượt quá thẩm quyền, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Về thông tin này, ông Võ Kim Cự nêu rõ: "Không, Thủ tướng kết luận rồi, đồng chí xem lại hồ sơ, Thủ tướng có văn bản kết luận rồi. Đúng thôi. Trước đây, Thanh tra làm 2 - 3 đợt".
Ông Cự cũng cho biết đang bận họp nên không thể trả lời thêm các thông tin có liên quan.
Ông Võ Kim Cự (áo xanh, thứ 2 từ trái sang, hàng trước) khi còn là Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đang kiểm tra dự án Formosa. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Trước đó, tại buổi công bố kết luận Thanh tra của Thanh tra Chính phủ về dự án Formosa, theo Thanh tra Chính phủ, căn cứ Điều 52, luật Đầu tư năm 2005, thời gian hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm.
Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không được quá 70 năm.
Đối chiếu với hồ sơ tại thời điểm thanh tra, theo Thanh tra Chính phủ, Chính phủ chưa có ý kiến cho phép thời hạn hoạt động của dự án trên 50 năm.
Đáng chú ý, đây là dự án FDI nằm trong khu vực khá nhạy cảm (cảng biển khu vực liên quan đến an ninh quốc phòng) nên cần phải được xác định rõ để tạo ra sự đồng thuận cũng như trong quá trình triển khai và quản lý hoạt động dự án sau đầu tư.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Võ Kim Cự, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, thừa nhận việc Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là không phù hợp.
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản báo cáo giải trình Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ.
"Sau khi xem xét báo cáo và giải trình của tỉnh Hà Tĩnh, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tiếp tục giữ nguyên quy định thời hạn là 70 năm trong giấy chứng nhận đầu tư đã cấp cho dự án", ông Cự, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh nói.
Trong kết luật thanh tra lúc đó, Thanh tra Chính phủ cũng nêu rõ, Hà Tĩnh đã mắc một số khuyết điểm trong việc quy hoạch, chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra thực hiện tiến độ dự án tại "dự án cấp thoát nước cho khu kinh tế Vũng Áng".
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, tại một số dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt và việc quản lý, sử dụng đất đai ở một số dự án đầu tư khác trên địa bàn, Hà Tĩnh cũng mắc phải một số hạn chế, thiếu sót trong công tác bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng.
Liên quan đến những nội dung này, ông Võ Kim Cự và các lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã thừa nhận kết luận của Thanh tra Chính phủ là khách quan và cam kết sẽ nghiêm túc tiếp thu, khắc phục, chấn chỉnh những sai phạm.
Ông Cự cho biết: "Có cái đã xử lý, có cái đang xử lý và sẽ xử lý một cách nghiêm túc những khuyết điểm trên".
Người được coi là đã có dấu ấn rất lớn trong quá trình triển khai xây dựng khu kinh tế Vũng Áng cũng như tổ hợp của Formosa chính là ông Võ Kim Cự. Ông từng là Trưởng ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng, sau đó là Chủ tịch UBND tỉnh rồi Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh
Trong "đại chiến dịch" giải phóng mặt bằng cho dự án khu liên hợp Formosa, rất nhiều câu chuyện thú vị và cả kịch tính đã được các cấp lãnh đạo Hà Tĩnh, trong đó có hình ảnh ông Cự, khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh thường xuyên có mặt trong những điểm nóng để chỉ đạo trực tiếp.
Sau này, như chính thừa nhận của một đại diện Formosa, nếu không có cách vào cuộc quyết liệt của các cấp lãnh đạo, việc giải phóng mặt bằng khó lòng đạt được kết quả như kỳ vọng.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng yêu cầu Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) cần tiếp tục sát sao theo dõi, rút kinh nghiệm không để xảy ra sự cố tương tự, ảnh hưởng tới môi trường cũng như tác động đến dư luận.
Đây là nhiệm vụ được Chính phủ giao cho Bộ Giao thông Vận tải phải thực hiện tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7. Bộ GTVT sẽ đề xuất giải pháp giảm gánh nặng chi phí vận tải nội địa cho người dân và doanh nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2016.
Nhiều doanh nhân mong muốn được bỏ vốn đi đầu tư kinh doanh, Chính phủ cũng khuyến khích khởi nghiệp, bỏ tiền đầu tư phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thực tế có không ít những rào cản kinh doanh được lập nên đã khiến DN muốn bỏ vốn kinh doanh mà cũng không dễ dàng gì.
Tại buổi lễ đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì và kỷ niệm 15 năm thành lập, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen không ngần ngại chia sẻ rằng mục tiêu trở thành doanh nghiệp vật liệu xây dựng hàng đầu Đông Nam Á về cơ bản đã hoàn thành. Tham vọng tiếp theo của tập đoàn này là vươn ra tầm quốc tế và làm để các nước phải tôn trọng doanh nghiệp Việt Nam.
Theo GS. Oliver Salmon, chuyên gia kinh tế cao cấp của Oxford Economics (Hãng tư vấn và dự báo độc lập kinh tế toàn cầu), việc tăng cường ứng dụng công nghệ internet di động ước tính góp phần gia tăng GDP thêm 3,7 tỷ USD trong 5 năm qua ở Việt Nam.
Trong tháng 7/2016, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước thực hiện ước đạt 102 nghìn tỷ đồng, tăng 21,4 nghìn tỷ đồng (26,6%) so với tháng 6.
Các chuyên gia khuyến cáo, dù tiếp tục duy trì mô hình nhà nước đầu tư khai thác khoáng sản hay thúc đẩy thu hút đầu tư tư nhân, cũng cần tính đến giải pháp củng cố thể chế, chính sách pháp lý để tránh thất thoát.
Nhân tố thị trường của nước ta nếu nhìn lại sẽ thấy nó đang méo mó. Về phía đất đai tài nguyên không có thị trường, cơ chế phân bổ nguốn lực chủ yếu là xin cho, hành chính và chia chác. Vì không có thị trường cho nên các nhóm lợi ích đang chi phối và phân bố nguồn lực, còn nhìn ra chỗ khác thì đầy rẫy rào cản thị trường.
Báo cáo tình tình kinh tế tháng 7 và 7 tháng đầu năm của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) đánh giá, tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế vẫn còn không ít khó khăn.
Giá vàng trong nước biến động. Quốc hội phê chuẩn 26 thành viên Chính phủ. Tỷ giá trung tâm của NHNN xu hướng giảm trong tuần...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự