“Chúng ta đã và đang cố gắng tăng trưởng kinh tế đôi khi “bằng mọi giá”, còn trách nhiệm bảo vệ môi trường thì lại thể hiện theo kiểu đối phó” – TS Nguyễn Thành Sơn.

Tối muộn 2-5, Văn phòng Chính phủ phát đi thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc làm việc trước đó một ngày với các địa phương bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường.
Đoàn công tác của Bộ trưởng Trần Hồng Hà khảo sát trực tiếp nơi xử lý nước thải của Formosa hôm 28-4 - Ảnh: Văn Định
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) và UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo về việc cấp phép, giám sát hệ thống xả thải của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa, trong đó làm rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có liên quan.
Đồng thời triển khai ngay trạm quan trắc tự động từ điểm xả thải của nhà máy Formosa đến trạm quan trắc của Sở TN-MT Hà Tĩnh để kiểm tra và lấy mẫu phân tích tự động nhằm kiểm soát việc xả thải của nhà máy.
Thủ tướng đã quyết định cấp 15 kg gạo/nhân khẩu/tháng trong thời gian 1,5 tháng cho các hộ đánh bắt ven bờ và vùng bị ảnh hưởng; hỗ trợ các tàu khai thác ven bờ không ra khơi được mỗi tàu 5 triệu đồng; hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các hộ thu mua cá và dịch vụ nghề cá; hỗ trợ tiêu hủy cá chết.
Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các địa phương liên quan khẩn trương đề xuất phương án hỗ trợ cụ thể, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 5-5.
Đối với các chủ tàu đánh bắt xa bờ bị ảnh hưởng, UBND các tỉnh rà soát, thống kê cụ thể, báo cáo Bộ NN&PTNT. Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan (bao gồm cả các tổ chức tín dụng) xem xét, xử lý ngay theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ chủ trì, phối hợp với chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, các bộ, ngành liên quan, kể cả huy động các nhà khoa học nước ngoài để nhanh chóng kết luận một cách khách quan, khoa học, độc lập nguyên nhân về sự cố môi trường nêu trên.
Trên cơ sở ý kiến của Bộ Khoa học và công nghệ về nguyên nhân, Bộ TN-MT là cơ quan phát ngôn về vấn đề này báo cáo Thủ tướng để xem xét xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, không loại trừ bất cứ tổ chức, cá nhân nào.
Bộ Công an được giao chủ trì, tiếp tục điều tra các vụ việc vi phạm về môi trường tại khu vực miền Trung để sớm kết luận, xử lý nghiêm minh. Các địa phương, các bộ, ngành, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an cung cấp hồ sơ, chứng cứ có liên quan phục vụ cho công tác điều tra.
Thủ tướng giao các bộ: Y tế, NN&PTNT, TN-MT theo chức năng, công bố công khai ngay vị trí ngư trường an toàn cho việc đánh bắt hải sản và các loại hải sản an toàn để nhân dân biết yên tâm sử dụng.
Bộ Công thương phối hợp với Bộ NN&PTNT và các địa phương chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh, chế biến hải sản tiếp tục triển khai đồng loạt các giải pháp thu mua, tiêu thụ kịp thời hải sản đánh bắt xa bờ đã được xác nhận bảo đảm an toàn.
Theo kết luận của Thủ tướng, các cơ quan truyền thông cần thông tin chính xác, khách quan, kịp thời động viên, khuyến khích nhân dân yên tâm, tiếp tục ra khơi đánh bắt ở vùng ngoài 20 hải lý và tiêu thụ hải sản.
“Chúng ta đã và đang cố gắng tăng trưởng kinh tế đôi khi “bằng mọi giá”, còn trách nhiệm bảo vệ môi trường thì lại thể hiện theo kiểu đối phó” – TS Nguyễn Thành Sơn.
Thời gian qua, hạ tầng giao thông được đánh giá là lĩnh vực điển hình cho thu hút và “hấp thụ” được nhiều nguồn lực từ đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Với chính sách thuế, tín dụng, đất đai… dự kiến đều sẽ có điều chỉnh đáng kể, trong tương lai gần DN Việt sẽ bớt “còng lưng” gánh chi phí như hình ảnh lâu nay vẫn được nhắc đến.
Hai nguyên nhân đang được các nhà khoa học tập trung phân tích, đối chứng bao gồm nguyên nhân sinh học và nguyên nhân hoá học.
Năm giải pháp đối với hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh ven biển miền Trung vừa được Bộ Kế hoạch - đầu tư kiến nghị với Chính phủ.
Giá heo hơi tại các tỉnh Đông Nam bộ - vùng chăn nuôi heo lớn nhất cả nước - đang ở mức cao nhất trong vòng 19 tháng qua và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Mất thêm kinh phí đầu tư hệ thống tưới, sản lượng XK sụt giảm, lợi nhuận đi xuống,… là những khó khăn mà không ít DN sản xuất, kinh doanh hàng nông sản đã và đang phải đối mặt.
Sau tuyên bố của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về những giải pháp giúp đỡ ngư dân các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, tình hình thu mua cá đã có những chuyển biến tích cực.
Việc chỉ có chưa đầy một nửa số doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong một nền kinh tế là điều không bình thường.
Tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp sáng 29/4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có văn bản gần 200 trang báo cáo về thực trạng và kiến nghị với Thủ tướng và các bộ ngành có liên quan. Có tới trên 170 nội dung liên quan đến 9 nhóm vấn đề chính mà cộng đồng doanh nghiệp quan tâm kiến nghị.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự