Trong bối cảnh ngành viễn thông đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải cải tiến để tồn tại.

Theo số liệu mới nhất được Bộ Tài chính công bố về tình hình nợ công của Việt Nam, dư nợ tính đến cuối năm 2014 lên tới 1,8 triệu tỷ đồng, tương đương 80 tỷ USD.
Trong bản tin nợ công số 4 được Bộ Tài chính vừa công bố, nợ của Chính phủ được xem là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, ngoài nước được ký kết nhân dân Nhà nước, Chính phủ hoặc các khoản vay khác của Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền.
Theo đó, tính đến năm 2014 số dư nợ của Chính phủ là hơn 1,8 triệu tỷ đồng. Nợ công đã tăng gấp đôi so với năm 2010 (ở mức hơn 889.000 tỷ đồng), trong khi năm 2013 dư nợ Chính phủ là hơn 1,5 triệu tỷ đồng.
(Số liệu thống kê nợ công năm 2014 có thể sẽ được chỉnh lý sau khi quyết toán NSNN được Quốc hội phê chuẩn)
Cơ cấu nợ trong nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ của Chính phủ. Cụ thể, năm 2014 nợ nước ngoài là 810.000 tỷ đồng thì nợ trong nước là trên 1 triệu tỷ đồng. Điều đáng chú ý là tỷ trọng nợ trong nước tăng cao chỉ bắt đầu trong hai năm 2013 – 2014, trong khi giai đoạn trước 2012, nợ nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ lớn.
Thông tin này cũng phù hợp với số liệu được ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) đưa ra tại cuộc họp báo mới đây. Theo đó, hiện nợ của Chính Phủ bằng Việt Nam đồng chiếm khoảng 55%; nợ bằng USD chiếm khoảng 16%, nợ bằng đồng Yên khoảng 13%, nợ bằng Euro khoảng 7% và nợ bằng Bảng Anh chiếm 2% và còn lại là nợ bằng những loại tiền khác.
Trở lại bản tin nợ công của Bộ Tài chính, nếu như năm 2010 trong tổng số 889.000 tỷ đồng nợ thì hơn 530.000 tỷ đồng là nợ nước ngoài và chỉ hơn 359.000 tỷ đồng là nợ trong nước. Năm 2011 - 2012, nợ nước ngoài lần lượt là hơn 666.000 tỷ đồng và hơn 727.000 tỷ đồng trong khi nợ trong nước là hơn 426.000 tỷ đồng và 552.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, số dư nợ được Chính phủ bảo lãnh ngày càng tăng lên, từ 226.000 tỷ đồng năm 2010 đã tăng lên trên 422.000 tỷ đồng năm 2014. Dư nợ Chính phủ so với thu ngân sách của năm 2014 bằng 211,5%, trong khi năm 2010 con số này là 157,9%.
Bản tin nợ công cũng đưa ra con số trả nợ hàng năm mà Chính phủ thực hiện. Theo đó, năm 2014 con số trả nợ là hơn 260.000 tỷ đồng, tăng gần 199% so với năm 2010, ở mức 87.000 tỷ đồng năm 2010. Còn theo thông tin được ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục quản lý nợ và Tài chính đội ngoại đưa ra thì năm 2016 số trả nợ là 166.000 tỷ đồng, nợ công năm 2015 ở mức 62,3%, nằm trong giới hạn.
Trước đó, Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch vay trả nợ của Chính phủ. Trong đó vay 452.000 tỷ đồng trong năm 2016 để bù đắp bội chi 254.000 tỷ đồng, phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư 60.000 tỷ đồng; vay ODA, ưu đãi để cho vay lại 43.000 tỷ đồng; vay đảo nợ 95.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh ngành viễn thông đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải cải tiến để tồn tại.
Thế hệ lãnh đạo sau Đại hội Đảng đang được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam tăng tốc, hiện đại hóa nền kinh tế cũng như mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp.
Theo các nhà nghiên cứu thuộc tập đoàn AmInvestment có trụ sở tại Kuala Lumpur (Malaysia) ngày 27/1, Công ty dịch vụ dầu khí Malaysia SapuraKencana và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đang cùng chung đấu thầu hợp đồng xây dựng giàn khoan dầu ngoài khơi bờ biển phía Tây của Ấn Độ.
Trong cơ cấu đầu tư của quỹ BHXH, tỷ lệ cho ngân sách nhà nước và mua trái phiếu chính phủ có xu hướng tăng dần, trong tỷ trọng cho vay ngân hàng thương mại nhà nước giảm dần.
Triển vọng kinh tế Việt Nam ngày càng tốt hơn dù tăng trưởng toàn cầu có thể vẫn ở mức thấp. Việt Nam sẽ là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai ở châu Á, chỉ sau Ấn Độ.
Giá tour quá cao là nguyên nhân chính khiến khách quốc tế đến VN sụt giảm không phanh trong nhiều năm gần đây.
Theo The Nation, tập đoàn vật liệu xây dựng số 1 Thái Lan SCG, doanh nghiệp đã đầu tư 700 triệu USD vào Việt Nam kể từ năm 1992, đang có kế hoạch tăng cường đầu tư hơn nữa vào Việt Nam, đặc biệt là trong mảng xi măng và hóa dầu đầu dòng.
Mục tiêu đến năm 2035 thu nhập bình quân đầu người Việt Nam sẽ đạt 15.000-18.000 USD; tức là tăng gấp 7-8 lần so với hiện nay...
Tổng cục Thuế vừa có công văn 267/TCT-TNCN hướng dẫn về chính sách thuế đối với cá nhân kinh doanh theo hướng dẫn tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC .
Kết thúc năm tài chính 2015, tình hình sức khỏe của các Tập đoàn Nhà nước đã có nhiều tích cực khi nhiều doanh nghiệp công bố doanh thu và lợi nhuận lớn. Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đang được đẩy nhanh là một phần nguyên nhân giúp cho hoạt động kinh doanh của các "ông lớn" này được lành mạnh và hiệu quả hơn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự