tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Bloomberg: Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nhất châu Á nếu Anh rời EU

  • Cập nhật : 25/06/2016

Do có quan hệ thương mại mật thiết với nước Anh, Việt Nam cùng với Singapore, Hong Kong và Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Brexit.

Chuyên gia Tom Orlik của Bloomberg Intelligence cho biết, trong trường hợp nước Anh chính thức rời EU, một số nước châu Á vẫn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể dù cả châu Á thì không chịu nhiều ảnh hưởng.

Biểu đồ của Bloomberg cho thấy, Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nhất châu Á, trong khi Trung Quốc, Hong Kong, Singapore cũng bị ảnh hưởng nặng.

bloomberg: kinh te viet nam bi anh huong nhat chau a neu anh roi eu

Bloomberg: Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nhất châu Á nếu Anh rời EU

 

Trong khi đó, tập đoàn tài chính Credit Suisse cũng cho rằng trong các nền kinh tế châu Á thì Singapore, Hong Kong và Việt Nam có quan hệ thương mại chặt chẽ nhất với nền kinh tế Anh.

Nếu xuất khẩu của Singapore và Hong Kong vào Anh chủ yếu là dịch vụ thì xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là sản phẩm hàng hóa. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2016, kim ngạch thương mại Việt Nam - Anh đã đạt 1,8 tỷ USD.

"Ngành hàng liên quan đến sản xuất và hàng hóa kinh doanh có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn các ngành khác", Tiến sĩ kinh tế học Santitarn Sathirathai và Michael Wan cho biết trong một báo cáo.

Các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm chế biến được xuất khẩu nhiều vào Anh từ các nước Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, trong khi xuất khẩu các sản phẩm khai thác mỏ chủ yếu đến từ Maylaysia và Việt Nam.

Theo trang New Strait Times, khi Anh thực sự rời EU, tình hình có thể nghiêm trọng hơn bởi Brexit có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế EU. Khi đó, các nền kinh tế châu Á có thể chịu tác động lớn hơn gấp nhiều lần so với một cuộc suy thoái khi Anh rời EU. Singapore và Việt Nam sẽ là những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi xuất khẩu sang EU chiếm khoảng 6 - 7% GDP.

Kết quả cuộc bỏ phiếu mới công bố cách đây ít giờ cho thấy, người dân Anh đã ủng hộ việc rời khỏi EU (tức Brexit) với tỷ lệ gần 52%. Theo nhiều chuyên gia, kết quả cuộc trưng cầu ý dân trên thực tế không có hiệu lực về mặt pháp luật. Nếu phe ra đi chiến thắng, quốc hội Anh sẽ phải bãi bỏ điều luật năm 1972 đã cho phép Anh gia nhập EU để có thể tiến hành các thủ tục ra đi cần thiết khác.

Thủ tướng Anh David Cameron cũng đã tuyên bố từ chức ngay sau khi có kết quả trưng cầu dân ý này.

An Phong
(Theo Nhịp Cầu Đầu Tư)

Trở về

Bài cùng chuyên mục