Các bên đã thống nhất một số hướng mở để thu gọn điều kiện kinh doanh nhưng còn rất nhiều nội dung phải tranh luận tiếp.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2016 tăng 0,46% so với tháng trước, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước khiến CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2016 tăng 1,72% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố báo cáo chỉ số giá tiêu dùng trong trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2016.
Đáng chú ý, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính thì có đến 10 nhóm mặt hàng tăng giá. Tuy nhiên, đại diện Tổng cục Thống kê khẳng định, CPI tăng ở 10/11 nhóm hàng hóa là dấu hiệu cho thấy sản xuất đang được hồi phục trở lại.
Xăng tăng giá hai lần liền kề cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2016 là nguyên nhân đẩy CPI tăng mạnh trở lại
Trong đó nhóm hàng tăng giá mạnh nhất là nhóm hàng dịch vụ giao thông với mức tăng 2,99%; nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,55%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,21%; Văn hóa - giải trí và du lịch tăng 0,18%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; giáo dục tăng 0,06%; Hàng hóa và dịch vụ tăng 0,03%. Chỉ có nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,06%.
Đáng nói, nếu so tốc độ tăng CPI của tháng 6 so với tháng liền kề các năm về trước, CPI tháng 6/2016 tăng mạnh nhất trong 5 năm trở lại đây. Cụ thể CPI tháng 6/2012 so với tháng 5/2012 tăng trưởng âm 0,26%, tháng 6/2013 tăng 0,05%, tháng 6/2014 tăng 0,3% và tháng 6/2015 tăng 0,35%.
Trong các nguyên nhân làm CPI tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2016, giá xăng dầu khiến CPI tăng mạnh nhất khi trong tháng 5 và tháng 6/2016 đã có hai lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu với 920 đồng/lít, dầu diezen tăng 880 đồng/lít. Đây là nhân tố dẫn đến chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 6,46% so với tháng trước góp phần tăng CPI chung khoảng 0,27%.
Đặc biệt, CPI tăng ở nhóm thực phẩm do ảnh hưởng tâm lý người tiêu dùng lo ngại về hiện tượng cá chết hàng loạt tại một số tỉnh miền Trung nên người tiêu dùng chuyển sang các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm.
Bên cạnh đó do thời tiết nắng nóng, khô hạn đã ảnh hưởng đến diện tích rau trồng nên giá rau tăng cao kéo dài ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Các nhóm mặt hàng giá điện sinh hoạt tăng là do thời tiết nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, góp phần làm CPI chung cả nước tăng 0,03%. Bên cạnh đó, nhóm du lịch tăng mạnh bởi tháng 6 là thời điểm học sinh nghỉ hè nên nhu cầu du lịch tăng, chỉ số nhóm du lịch trọn gói tăng 0,48% so với tháng trước.
Các bên đã thống nhất một số hướng mở để thu gọn điều kiện kinh doanh nhưng còn rất nhiều nội dung phải tranh luận tiếp.
VN-Index thậm chí có lúc rơi về 590 điểm với lệnh bán ở hàng loạt cổ phiếu đẩy giá trị giao dịch tăng mạnh lên trên 4.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc Anh rời Liên minh Châu Âu chỉ gây hậu quả lên phiên hôm nay hay còn tác động trong trung và dài hạn.
Do có quan hệ thương mại mật thiết với nước Anh, Việt Nam cùng với Singapore, Hong Kong và Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Brexit.
Kế hoạch dự kiến vay 20 tỷ USD từ nhiều nguồn của Chính phủ sẽ vừa giải tỏa áp lực nguồn chi cho ngân sách để trả nợ và chi tiêu, về lâu dài tất yếu tăng thêm số nợ công.
Thị trường Anh chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam, song với mức tăng trưởng 17%/năm thì nhiều ngành hàng thế mạnh có thể sẽ phải chịu "đòn đau" khi Anh rời EU.
Đã hơn 20 năm tham gia cộng đồng ASEAN nhưng Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 4 quốc gia lạc hậu hơn so với phần còn lại. Trong 20 năm đó, lượng vốn ODA đổ vào Việt Nam là 90 tỷ USD, gần bằng 1/2 GDP hiện tại, nhưng bài toán tụt hậu vẫn chưa có lời giải.
Từ 1/7 tới, tất cả những điều kiện kinh doanh ở cấp thông tư sẽ mặc nhiên vô hiệu lực nếu như không được nâng cấp thành nghị định. Tuy nhiên, trong công tác rà soát, Thủ tướng quán triệt với các bộ, ngành không được sao chép y nguyên thông tư cũ, điều kiện cũ sang nghị định mới
Trên thực tế, chiếm gần 40% lợi nhuận của doanh nghiệp không chỉ có chi phí thuế mà còn có bảo hiểm bắt buộc. Trong đó, chi phí thuế chỉ chiếm hơn 14,5% còn bảo hiểm bắt buộc chiếm tới gần 25%. So với các nước trong khu vực, tỷ lệ nộp thuế trên lợi nhuận doanh nghiệp của Việt Nam ở mức thấp.
Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, ông Yamamoto Kenichi, Phó Trưởng Đại diện của JICA Việt Nam, cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục cung cấp các khoản vay ưu đãi cho Việt Nam đến khoảng năm 2030.
Tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành Rau quả Việt Nam sẽ tự tin hơn; ngược lại, ngành Chăn nuôi sẽ chịu nhiều sức ép.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự