tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-10-2017

  • Cập nhật : 01/10/2017

Nga xóa nợ nhiều quá!?

Dự thảo ngân sách Nga bị phản ứng vì xóa nợ quá nhiều, nếu không đòi được tiền hãy chuyển sang hình thức khác.

Thông tấn TASS của Nga hôm 29/9 cho hay, đại diện của 3 đảng đối lập trong Nghị viện liên bang Nga đã chỉ trích dự thảo ngân sách cho năm 2018 và lập kế hoạch cho năm 2019-2020 đã được Thủ tướng Dmitry Medvedev trình lên trước đó.

Đáng chú ý là việc đại diện của Đảng Tự do Dân chủ (LDPR) - ông Jaroslav Nilov cho rằng, Hạ viện Nga đã nhiều lần xóa nợ cho nước ngoài và điều này làm tăng các chi phí trả nợ công của Nga.

"Chúng tôi nhắc lại rằng, Hạ viện Nga đã nhiều lần xóa nợ cho nước ngoài như Guinea, Cuba, Kyrgyzstan. Ở vị thế của chúng tôi, nguyên tắc là không miễn phí cho bất cứ ai" - ông Nilov nói.

Vị đại diện LDPR nói thêm: "Ai không thể trả lại tiền, hãy tìm cách trả nợ bằng cách khác - có thể là hiện vật và chúng ta chỉ cần giúp đỡ về các điều kiện để thực hiện việc trả nợ để hai bên cùng có lợi".

nga da va dang xoa no qua nhieu

Nga đã và đang xóa nợ quá nhiều

Nga với tư cách là nước kế thừa Liên Xô đã xóa nợ cho nhiều nước. Gần đây nhất là các nước châu Phi.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 28/9 đã tuyên bố:  "Trong khuôn khổ sáng kiến giúp đỡ các nước nghèo và đang trong tình trạng nợ nần chồng chất, chúng tôi xóa hơn 20 tỉ USD nợ cho các nước châu Phi".

Những nước được Nga xóa nợ có Etiopia được xóa 5,9 tỉ USD, Angeria 4,7 tỉ USD, Angola 3,5 tỉ USD. Libya được xóa nợ 4,6 tỉ USD vào năm 2008. Đảo quốc Madagasca cũng được xóa nợ 89 triệu USD.

Ông Putin nói thêm rằng, vào năm 2016, Nga đã viện trợ miễn phí 5 triệu USD cho các nước châu Phi thông qua Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ.

Không riêng châu Phi, Nga cũng đã xóa nợ cho nhiều nước khác trên thế giới.

Năm 2014, Cuba được Nga xóa 90% số nợ, với số tiền lên tới 31,7 tỉ USD. Các nhà nghiên cứu chính trị khẳng định đấy là những khoản nợ “cực kỳ khó đòi” và  xóa nợ là việc phải làm và không thể tránh khỏi.  Cuba sau đó cam kết "đáp lễ" bằng cách thực hiện các dự án chung trong lĩnh vực năng lượng, vận tải và y tế.

Nga cũng đã xóa nợ cho Iraq 2 lần, lên tới 21,5 tỉ USD. Lần xóa nợ thứ hai là khoản tín dụng vay mới  sau khi đã xóa phần lớn khoản nợ năm 2004. Tổng thống Putin theo ghi nhận từ giới chức Nga đã bày tỏ hy vọng một cách dè dặt rằng, để đáp lại các thiện chí này của Nga, Chính quyền mới thay thế Chính quyền S.Hussein sẽ tính tới những lợi ích của các công ty Nga ở Iraq.

Năm 2003, Nga xóa 98 % khoản Mông Cổ nợ Liên Xô là 11,1 tỉ USD. Tổng khoản nợ này đã gấp đôi GDP của Mông Cổ lúc bấy giờ và nước này đơn giản là có muốn cũng không có khả năng trả nợ. Việc xóa nợ, đối với Nga là bất đắc dĩ.

Năm 2010, Nga lại xóa tiếp một phần nợ là 180 triệu USD –khoản tín dụng được Nga cung cấp cho Mông Cổ về sau chứ không phải vào thời kỳ Xô Viết.

Hàng loạt các quốc gia đã được Nga xóa nợ như  Afganistan (11 tỉ USD), Bắc Triều Tiên (khoảng 10 tỉ USD), Syria (9,8 tỉ USD), Nicaragoa (5,95 tỉ USD), Uzbekistan (865 triệu USD), Kirgizistan (500 triệu USD),  Madagasca (89 triệu USD)...

Nga miễn phí nhiều thứ nên khó giàu?

Việc Nga xóa hàng loạt các khoản nợ nước ngoài vì đây là các khoản nợ khó đòi đã cho thấy sự hào hiệp của người lãnh đạo Putin cũng như các quan điểm hướng ra quốc tế của nước Nga.

Song, đối với phe đối lập tại Nghị viện liên bang Nga, điều này chẳng mang đến lợi ích gì cho nước Nga và người dân Nga.

Đại diện phe Đảng Cộng sản Nikolai Kolomeitsev cho rằng, dự thảo ngân sách của Hạ viện không đầu tư vào giải quyết các vấn đề xã hội cần thiết.

"Nếu nhìn vào tỉ lệ phân bổ ngân sách có thể thấy rõ, ngân sách chi cho môi trường quốc tế ngày càng tăng về lĩnh vực quốc phòng, an ninh lên tới 38% của dự thảo chi ngân sách, các vấn đề trong nước như xã hội và kinh tế sẽ nhận được ít tiền hơn rất nhiều" - ông Kolomeitsev nói.

Đại diện của Đảng Xã hội Dân chủ Nga, Alexander Remezkov nhấn mạnh rằng, tỉ lệ tăng trưởng ngân sách trong dự thảo không tương ứng với tỉ lệ tăng trưởng thu nhập của người dân.

"Theo ước tính của chúng tôi, chỉ có giáo dục và chăm sóc sức khỏe được cấp dưới mức 260 tỉ USD" - ông Remezkov nói.

Rõ ràng, trong con mắt của những nhà lập pháp Nga, Hạ viện đang đánh mất đi rất nhiều thứ đặc biệt là tiền nợ khó đòi từ các khoản cho vay, điều mà lẽ ra có thể giúp tăng thu ngân sách và chi tiêu thuận lợi hơn.

Theo cái nhìn của những nhà lập pháp ở phe đối lập, rõ ràng, "không có cái gì là miễn phí". Câu nói quen thuộc không chỉ ở giới kinh doanh mà còn của các nhà tư bản phương Tây dường như đang không đúng ở nước Nga. Và điều này, cần phải sửa chữa.

Có thể nhìn một ví dụ là Mỹ. Ngay như đối với những người đồng minh đang được Washington bảo hộ quân sự, khi lắp đặt Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), Seoul vẫn phải trả tiền cho Washington.

Hay như quốc gia nằm mấp mé ranh giới châu Âu và Nga như Ukraine, Mỹ cũng không có các khoản viện trợ miễn phí. Ngoài lô xe cứu thương Humvee tồi tàn, có niên đại hàng chục năm được Mỹ cất công bay chuyển tới Ukraine, các lô vũ khí sát thương mà Kiev đề nghị Mỹ viện trợ đang được suy tính dưới góc độ hỗ trợ giá mua.

Có lẽ vì suy tính xóa nợ khó đòi và "không có gì là miễn phí" như vậy, mà nước Nga vẫn vẫn chật vận với bài toán kinh tế? Và cần bao lâu nữa, thì tiếng nói của các phe đối lập ở Nghị viện Nga có thể ảnh hưởng tới quan điểm cho vay và xóa nợ của Moscow? (Baodatviet)
----------------------------

24.000 xe 'quá đát' năm 2018: còn chạy sẽ bị tịch thu

 Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, có 24.439 ôtô, trong đó có 2.632 xe khách và 21.807 xe tải hết hạn sử dụng từ ngày 1-1-2018. Đến thời hạn này, nếu vi phạm, chủ phương tiện sẽ bị tịch thu xe.

24.000 xe quá đát năm 2018: còn chạy sẽ bị tịch thu - Ảnh 1.

Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa có công văn báo cáo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải về việc công khai và phối hợp kiểm soát, xử lý 24.439 ôtô hết hạn sử dụng vào ngày 1-1-2018.

Theo ông Trần Kỳ Hình - cục trưởng Cục Đăng kiểm - sau khi rà soát danh sách xe sắp hết niên hạn sử dụng của năm 2017, cho thấy có 24.439 ôtô, trong đó có 2.632 xe khách và 21.807 xe tải hết hạn sử dụng từ ngày 1-1-2018.

Để  người dân thực hiện nghiêm các quy định của Luật Giao thông đường bộ và ngăn ngừa giảm thiểu tai nạn giao thông, Cục Đăng kiểm đã yêu cầu các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên cả nước cung cấp số liệu cho Phòng CSGT, Sở GTVT, Thanh tra giao thông các tỉnh, thành phố.

Đồng thời, yêu cầu các trung tâm đăng kiểm chủ động phối hợp các lực lượng tuần tra thực hiện kiểm tra liên ngành để kiểm soát trên đường xử lý các chủ phương tiện vi phạm, tịch thu phương tiện theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Theo Nghị định số 95/2009, niên hạn ôtô chở hàng không quá 25 năm, ôtô chở người không quá 20 năm, ôtô chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thàng ôtô chở người trước ngày 1-1-2002 có niên hạn sử dụng không quá 17 năm.

Thời điểm tính niên hạn sử dụng ôtô được tính từ năm sản xuất xe. Một số trường hợp đặc biệt khi được Thủ tướng cho phép, niên hạn sử dụng được tính từ năm đăng ký xe ôtô lần đầu.

Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định phạt tiền 4 - 6 triệu đồng đối với người lái ôtô quá niên hạn sử dụng. Ngoài ra sẽ bị tịch thu xe và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 - 3 tháng.

Thông qua công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông nếu phát hiện ôtô hết niên hạn sử dụng sẽ lập biên bản, đình chỉ lưu hành xe, tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và xử lý theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, thông báo bằng văn bản cho cơ quan Cảnh sát giao thông nơi đã đăng ký xe đó biết để làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.

Ngoài ra, thông tư 15/2014/TT-BCA của Bộ Công an về đăng ký xe quy định: căn cứ danh sách ôtô hết niên hạn sử dụng, xe không được phép lưu hành theo quy định của pháp luật do cơ quan đăng kiểm cung cấp, cơ quan cấp ký, quản lý xe rà soát, làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.

Cơ quan đăng ký, quản lý xe phối hợp với công an xã, phường, thị trấn nơi chủ xe cư trú để thông báo, yêu cầu tổ chức, cá nhân có xe hết niên hạn sử dụng đến cơ quan cảnh sát giao thông làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe. 

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu chủ xe không tự giác đến làm thủ tục thì phối hợp công an cấp xã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe. Chủ xe nộp lại giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe, không phải mang xe đến cơ quan đăng ký xe.

Cơ quan đăng ký, quản lý xe thông báo danh sách xe hết niên hạn sử dụng cho công an các đơn vị, địa phương làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông biết để phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật.(

---------------------------------------

Thanh long sẽ là trái cây đem lại nguồn thu lớn nhất cho Việt Nam?

Sự kiện do Thương vụ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam, Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia tổ chức nhằm chào đón và quảng bá trái thanh long tươi của Việt Nam tới “xứ sở chuột túi” này.

Sự kiện được tổ chức sau hơn 1 tuần kể từ khi những lô hàng thanh long tươi đầu tiên (3 tấn) được nhập khẩu vào Australia. Hưởng ứng “Ngày thanh long Việt Nam”, rất đông bà con Việt kiều, du học sinh cũng như người Australia và du khách quốc tế ở Melbourne đã đến thưởng thức, mua thanh long Việt Nam.

du gia thanh long trai mua o australia hien len toi 30 aud (tuong duong 540.000 dong/1 kg), song thanh long cua viet nam voi chat luong dam bao,

Dù giá thanh long trái mùa ở Australia hiện lên tới 30 AUD (tương đương 540.000 đồng/1 kg), song thanh long của Việt Nam với chất lượng đảm bảo,

mẫu mã đẹp, màu sắc tươi, bắt mắt lại có giá rất cạnh tranh, nên riêng trong ngày diễn ra sự kiện này, gần 100 kg thanh long đã được tiêu thụ.

Phát biểu tại sự kiện này, Đại sứ Việt Nam tại Australia Ngô Hướng Nam bày tỏ hy vọng với việc mở ra một thị trường mới, trái thanh long của Việt Nam có thể bước chân vào nhóm các trái cây xuất khẩu đạt 1 tỷ USD.

Ông cho rằng dù lượng thanh long nhập vào Australia đợt đầu mới ở mức khiêm tốn, song mang ý nghĩa rất lớn bởi Australia là một trong những thị trường khó tính nhất trên thế giới trong việc nhập hoa quả.

Việc đưa được thanh long vào thị trường này cũng có nghĩa là Việt Nam có được một chứng chỉ để sau này có thể xuất khẩu được vào những thị trường khó tính khác, qua đó làm tăng sản lượng, giá thành trong nước, giúp cải thiện đời sống của người nông dân.

Theo Đại sứ Ngô Hướng Nam, Australia là một thị trường đầy triển vọng đối với trái cây Việt Nam và có một điều thuận lợi là các mùa thu hoạch trái cây giữa Việt Nam và Australia thường trái vụ nhau, vì vậy trái cây Việt Nam không vấp phải sự cạnh tranh từ trái cây ở nước sở tại và trái cây trái vụ thường được bán với giá cao hơn so với chính vụ.

Đại sứ cho biết sau khi đưa được thanh long vào Australia, sắp tới Việt Nam sẽ thúc đẩy để tiếp tục đưa các loại trái cây khác vào thị trường này như nhãn, chanh leo và chôm chôm với ưu tiên trước mắt là nhãn, loại trái cây được trồng quanh năm cả ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam và thị trường Australia cũng rất ưa chuộng quả nhãn.

Đại sứ bày tỏ hy vọng quá trình đàm phán, vận động đưa quả nhãn vào Australia sẽ không kéo dài như các loại trái cây trước bởi được xem xét trong tổng thể quan hệ và lợi ích giữa hai nước khi hiện nay không chỉ Việt Nam muốn xuất khẩu trái cây tươi vào Australia mà Australia cũng rất muốn đưa trái cây vào bán ở thị trường Việt Nam.

Ông Hoàng Huy Khánh, Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Đà Lạt có trụ sở tại Melbourne, Australia, là công ty tiên phong đưa những lô thanh long đầu tiên vào Australia, cho biết vấn đề kiểm dịch ở Australia rất gắt gao, đặc biệt đối với những lô hàng đầu tiên, nên người dân và các doanh nghiệp xuất khẩu cần tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu mà Australia đặt ra như trái cây phải được thu hoạch từ những vùng trồng đạt tiêu chuẩn của Global GAP, quy trình xử lý thanh trùng, tiêu trùng phải đúng theo quy định của Australia.

Ông nhấn mạnh đối với trái thanh long, hiện cơ quan kiểm dịch Australia vẫn đang đặc biệt lưu ý đến việc để đầu cuống dài. Hiện công ty của ông phải trả phí kiểm dịch kéo dài tới 7 tiếng cho thanh long, thay vì chỉ 3 tiếng đối với măng cụt, do đó chi phí phải gánh thêm rất cao.

Ông Hoàng Huy Khánh nhận định trong 3 loại trái cây của Việt Nam được xuất khẩu sang Australia đến nay, thanh long là trái cây có tiềm năng và khả năng tiêu thụ lớn nhất bởi đây là loại trái cây có mùa vụ quanh năm và chi phí nhập khẩu dần giảm bớt nên lượng tiêu thụ sẽ ngày một lớn. Thanh long hứa hẹn là loại trái cây có triển vọng nhất, đem lại nguồn thu lớn nhất cho Việt Nam. (TTXVN)
--------------------------

Thủ tướng lắng nghe góp ý của 14 tập đoàn tư nhân

Thủ tướng chủ trì tọa đàm "Đối thoại chính sách với một số tập đoàn kinh tế tư nhân".

Trong đó có: ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch HĐQT Thành Thành Công , ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai , ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn DOJI , bà Thái Hương – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng Giám Công ty CP Hàng không VietJet , ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch HĐQTGeleximco , ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch HĐQT Nutifood , bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần cơ điện lạnh ( REE ), bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch Tập đoàn BRG ...

 Lãnh đạo các tập đoàn tư nhân trao đổi bên lề buổi tọa đàm

Lãnh đạo các tập đoàn tư nhân trao đổi bên lề buổi tọa đàm

Ông Vũ Viết Ngoạn - Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết năm 2017 nền kinh tế có những khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều việc cần làm để đạt mục tiêu tăng trưởng và chặng đường phát triển tới đây của đất nước.

"Thủ tướng tổ chức toạ đàm với một số tập đoàn kinh tế tư nhân với chủ đề Chính phủ và tập đoàn kinh tế tư nhân cùng đồng hành, phát triển kinh tế, lắng nghe và đổi mới chính sách để khối doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển"- ông Vũ Viết Ngoạn nói.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Trước đây Chính phủ thường gặp các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nhưng năm nay chúng tôi quyết định gặp gỡ, đối thoại với khối DN tư nhân. Những tập đoàn ngồi đây là những đơn vị bước đầu thành công, góp phần vào phát triển đất nước".

Thủ tướng cho biết Chính phủ muốn lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển, có gì đặt ra để thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 để kinh tế tư nhân là động lực phát triển.

"Vì sao kinh tế tư nhân ở Việt Nam chưa phát triển? Do môi trường kinh doanh hay thuế khoá, lao động, môi trường thì nhà nước cần làm gì nữa để khối DN tư nhân phát triển? Nhà nước phải làm gì trong giai đoạn hiện nay?"- Thủ tướng đặt vấn đề và mong muốn đại diện tập đoàn kinh tế tư nhân nói thẳng, thật, trách nhiệm.

Theo Thủ tướng, trước đây chưa từng có những tập đoàn lớn như hiện nay và vai trò kinh tế tư nhân cũng chưa được nhấn mạnh. Thực tế, rất nhiều DN cơ cấu DNNN chỉ 0,5%, DN tư nhân chiếm 96,7%, DN FDI chỉ chiếm 2,6%... DN tư nhân chiếm vị thế trong cơ cấu về số lượng DN hiện nay.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn DOJI

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn DOJI

"Nhiều tập đoàn, tổng công ty tư nhân rất thành công, trong số đó có những vị đang ngồi đây ngày hôm nay"- Thủ tướng chia sẻ.

Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cho rằng trong 496.000 DN đang hoạt động, DN tư nhân chiếm phần lớn thì DN vừa, lớn chỉ chiếm chưa tới 10.000, còn lại 486.000 là DN nhỏ, siêu nhỏ. Thủ tướng cho rằng, vai trò người dẫn dắt, đóng góp cho nền kinh tế rất quan trọng. DN tư nhân chiếm tỷ lệ tài sản không cao, nhưng góp tới 43% GDP.

"Nút thắt ở đây là gì? Các vị hay đưa ra những vấn đề mà cho rằng cần tháo gỡ để kinh tế tư nhân phát triển. Từ tiếng nói này chúng tôi sẽ hình thành chính sách, định hướng để tiếp tục tạo ra khung pháp lý, môi trường kinh doanh để DN tư nhân phát triển đúng hướng; ngày càng nhiều tập đoàn lớn mạnh cùng khối DN nhỏ và vừa" - Thủ tướng mong mỏi.(NLĐ)
-------------------------------

Ông Trần Bắc Hà liên quan gì trong vụ án Phạm Công Danh?

Bản thân BIDV không bị thiệt hại từ việc cho vay vốn. Hiện chưa có tài liệu nào chứng minh các cá nhân này được hưởng lợi từ việc cho vay trên. Do đó không đủ căn cứ để xử lý hình sự đối với ông Trần Bắc Hà và những thành viên phân ban quản lý rủi ro tín dụng BIDV.

Liên quan đến vụ án Phạm Công Danh, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ sang Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 46 bị can, có những bị can nguyên là cán bộ Ngân hàng BIDV.

Những người này được xác định đã giúp sức cho Phạm Công Danh gây thất thoát cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB) 2.550 tỉ đồng.

Vậy cá nhân ông Trần Bắc Hà (chủ tịch HĐQT BIDV) liên quan gì trong vụ án này?

Tháng 4-2013, khi cần tiền để tăng vốn điều lệ cho VNCB, Phạm Công Danh đã tìm đến BIDV.

 

Phạm Công Danh - nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, đã bị kết án 30 năm tù - Ảnh: TÂM LỤA

Tại đây, sau khi nhận được sự ủng hộ của BIDV thông qua các thỏa thuận hợp tác, Danh chỉ đạo cấp dưới lập khống các hồ sơ vay vốn để nộp cho BIDV, đồng thời dùng tài sản đảm bảo gồm 6 lô đất ở sân vận động Chi Lăng, khu đất trên đường Trường Chinh (Đà Nẵng) và 3.070 tỉ đồng tiền gửi của VNCB tại BIDV để đảm bảo cho khoản vay 4.700 tỉ đồng.

Tuy nhiên, do các công ty của Danh không cung cấp được hồ sơ chứng từ liên quan việc sử dụng vốn vay nên các chi nhánh của BIDV đã yêu cầu trả nợ trước hạn.

Đến ngày 5-5-2014, các chi nhánh của BIDV đã thu đủ cả gốc và lãi từ bên bảo lãnh trả nợ thay với tổng số tiền là 2.550 tỉ đồng.

Kết quả giám định về thiệt hại cho thấy việc VNCB bảo lãnh cho 12 công ty vay vốn tại BIDV đã gây thiệt hại cho VNCB số tiền 2.550 tỉ đồng.

Ngoài ra, kết luận của đoàn giám định Ngân hàng Nhà nước về sai phạm của BIDV cho thấy: BIDV xem xét việc cho vay khi chưa đủ cơ sở để xác định khách hàng có khả năng trả nợ trong hạn cam kết, có phương án khả thi hiệu quả là chưa thực hiện đầy đủ về điều kiện cho vay đối với khách hàng;

BIDV cam kết cho khách hàng vay khi khách hàng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm; hồ sơ bảo lãnh chưa phù hợp với quy định.

Với những sai phạm của nhóm lãnh đạo VNCB, nhóm giám đốc các doanh nghiệp, cơ quan điều tra cũng đề nghị truy tố 3 cá nhân là cán bộ của BIDV chi nhánh Gia Định đã gây thiệt hại cho VNCB là Hoàng Long Hà, Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Vũ Bảo.

Ngoài những cá nhân này, cơ quan điều tra xác định ông Trần Bắc Hà (chủ tịch HĐQT, trưởng phân ban quản lý rủi ro tín dụng BIDV) đã ký 12 báo cáo tổng hợp ý kiến của các thành viên phân ban này khi họ đánh dấu đồng ý vào chủ trương cho 12 công ty vay vốn với số tiền tối đa 4.700 tỉ đồng và giao cho 4 chi nhánh thực hiện việc cho vay.

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, ông Trần Bắc Hà và các thành viên của phân ban quản lý rủi ro không cho Phạm Công Danh vay, cũng không biết các công ty này do Phạm Công Danh thành lập.

Bản thân BIDV không bị thiệt hại từ việc cho vay vốn. Hiện chưa có tài liệu nào chứng minh các cá nhân này được hưởng lợi từ việc cho vay trên. Do đó không đủ căn cứ để xử lý hình sự đối với ông Trần Bắc Hà và những thành viên phân ban quản lý rủi ro tín dụng BIDV. (Tuoitre)

Trở về

Bài cùng chuyên mục