tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-06-2016

  • Cập nhật : 01/06/2016

Việt Nam xuất siêu sang nhóm G7 gần 20 tỷ USD mỗi năm

Trong giai đoạn 2006 đến năm 2015 tổng thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam với nhóm nước G7 đạt 192,54 tỷ USD, bình quân mỗi năm đạt mức thặng dư 19,25 tỷ USD.

Tổng cục Hải quan cho biết, xuất nhập khẩu của Việt Nam với nhóm các nước G7 (bao gồm: Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Canada, Hoa Kỳ) trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt 30,73 tỷ USD, chiếm 29,4% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Xuất nhập khẩu của Việt Nam với nhóm nước G7 trong 10 năm trở lại đây cũng tăng trướng mạnh từ 25,31 tỷ USD năm 2006 lên 95,42 tỷ USD năm 2015, tăng trưởng bình quân 17,1% mỗi năm.

Cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và nhóm nước G7 cũng luôn đạt mức thặng dư cao. Trong giai đoạn 2006 đến năm 2015 tổng thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam với nhóm nước G7 đạt 192,54 tỷ USD, bình quân mỗi năm đạt mức thặng dư 19,25 tỷ USD. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2016 mức thặng dư là 13,21 tỷ USD.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang nhóm nước G7 cũng đạt được mức phát triển vượt bậc, 4 tháng đầu năm 2016 đạt 21,97 tỷ USD, chiếm 41,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2006 xuất khẩu của Việt Nam sang nhóm nước G7 là 17,58 tỷ USD thì đến năm 2015 đạt kim ngạch 66,16 tỷ USD tăng gần 3,8 lần so với năm 2006.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ nhóm nước G7 trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt kim ngạch 8,76 tỷ USD, chiếm 17,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước. Nhập khẩu hàng hóa xuất xứ từ nhóm nước G7 cũng đạt mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây, năm 2006 là 7,73 tỷ USD, đến năm 2015 là 29,26 tỷ USD, tăng 3,8 lần trong 10 năm qua.(DN)


5 tháng, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 9,1%

Tính chung 5 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1427,1 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 ước tính đạt 286,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 218,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% và tăng 10,3%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 31,4 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5 % và tăng 0,2%, doanh thu hoạt động du lịch lữ hành đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% và tăng 1,2%; doanh thu dịch vụ khác đạt 33,4 nghìn tỷ đồng, tăng 1% và tăng 9,4%.

Như vậy, tính chung 5 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1427,1 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 7,8%.

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng đầu năm đạt 1091,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,5% tổng mức và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành hàng có mức tăng khá: Lương thực, thực phẩm tăng 13,6%; hàng may mặc tăng 10,9%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 9,6%; phương tiện đi lại tăng 8,3%; riêng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 1,3%.

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 5 tháng đầu năm ước tính đạt 158,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,1% tổng mức và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Quảng Ninh tăng 10,5%; TP Hồ Chí Minh tăng 7,8%; Hà Nội tăng 6,8%.

Doanh thu du lịch lữ hành 5 tháng đầu năm ước tính đạt 11,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng mức và tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu du lịch lữ hành của Đồng Nai tăng 9,3%; Thừa Thiên Huế tăng 7,7%; TP Hồ Chí Minh tăng 7%; Thanh Hóa tăng 6,9%; Hà Nội tăng 2,7%. Doanh thu dịch vụ khác 5 tháng đầu năm đạt 165 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,6% tổng mức và tăng 8,8%.


Vàng: Thảm bại trong tháng 5, u ám trong tháng 6

Mặc dù giá vàng thế giới tiếp tục nhích nhẹ trong phiên giao dịch cuối tháng 5, song tính chung kim loại quý này đã giảm gần 72 USD, tương đường giảm gần 5,8% trong tháng. Giá vàng SJC cũng giảm khoảng 700.000 đồng/lượng trong tháng qua.

Sau khi rơi xuống thấp nhất kể từ đầu tháng 2, giá vàng thế giới đã phục hồi nhẹ trở lại lên quanh 1.220 USD/oz nhờ lực cầu bắt đáy. Hiện giá vàng kỳ hạn tháng 8 đã tăng lên 1.221,1 USD/oz; giá vàng giao ngay cũng đang xoay quanh 1.219 USD/oz.

Tuy nhiên, tính chung trong tháng vừa qua, giá vàng đã giảm khoảng 72 USD, tương đương giảm gần 5,8% từ mức đỉnh 1,5 năm rơi xuống thấp nhất kể từ đầu tháng 2/2016.

dien bien gia mua - ban vang sjc cua doji trong 7 ngay qua

Diễn biến giá mua - bán vàng SJC của DOJI trong 7 ngày qua

Trên thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC cũng tăng thêm hơn 100.000 đồng/lượng sau khi đã tăng nhẹ trong phiên hôm qua. Tuy nhiên, tính chung trong tháng vừa qua giá vàng giá vàng SJC trong nước cũng giảm khoảng 700.000 đồng/lượng. Do giảm chậm hơn nên từ chỗ thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi tới gần 900.000 đồng/lượng, hiện giá vàng SJC lại đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi gần 500.000 đồng/lượng.

Theo đó, sáng nay giá vàng SJC Theo đó, sáng nay Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đã tăng giá mua vào vàng SJC 110.000 đồng/lượng, đưa giá giao dịch tại TP.HCM lên 33,22 – 33,46 triệu đồng/lượng, còn tại Hà Nội và một số địa phương khác là 33,22 – 33,48 triệu đồng/lượng. Hiện giá bán ra vàng SJC của DN này đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 480.000 đồng/lượng.

Sáng nay Tập đoàn DOJI cũng nâng giá mua vào vàng SJC 100.000 đồng/lượng lên 33,33 triệu đồng/lượng và nâng giá bán ra 110.000 đồng/lượng lên 33,41 triệu đồng/lượng. Hiện giá bán ra vàng SJC của DOJI cũng đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 430.000 đồng/lượng.

Theo các nhà phân tích, giá vàng thế giới vẫn đang chịu nhiều sức ép trong bối cảnh kinh tế thế giới đã thoát khỏi giai đoạn khó khăn nhất và các nước G7 cũng cam kết sẽ dốc toàn lực để vực dậy kinh tế toàn cầu.

Song sức ép lớn nhất là kỳ vọng Fed có thể tăng lãi suất vào tháng 6 hoặc cùng lắm là tháng 7 tới. Kỳ vọng này đang gia tăng mãnh liệt sau khi Chủ tịch Fed Janet Yellen, trong bài phát biểu hồi cuối tuần trước, cho biết Fed có thể tăng lãi suất trong những tháng tới nếu nền kinh tế và thị trường lao động tại Mỹ tiếp tục chuyển động tích cực.

Bởi vậy hiện thị trường đang hương sự quan tâm tới Bảng lương phi nông nghiệp tháng 5 tại Mỹ sẽ được công bố vào thứ 6 tới. Nếu lượng việc làm mới tiếp tục khả quan, rất có thể vàng sẽ lại tiếp tục suy giảm.

Nhìn xa hơn, kỳ vọng Fed tăng lãi suất chắc chắn sẽ còn ám ảnh giá vàng thế giới trong nửa đầu tháng 6 và nếu Fed quyết định tăng lãi suất, giá vàng sẽ còn rớt thảm trong cả tháng 6.(TBNH)


Quan chức Fed: Thế giới sẵn sàng đón nhận làn sóng tăng lãi suất

Phát biểu trong một cuộc họp báo, người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh St. Louis James Bullard ngày 30/5 cho hay các thị trường toàn cầu có vẻ như đã sẵn sàng đón nhận đợt tăng lãi suất mới vào mùa Hè này của Fed.
Theo ông Bullard, lần tăng lãi suất sắp tới sẽ không quá bất ngờ vì trước đó Fed đã làm điều tương tự hồi tháng 12 năm ngoái và thị trường cũng đã quá quen với chính sách mà Fed hiện đang theo đuổi là bình thường hóa lãi suất một cách từ từ theo thời gian.
Quan chức Fed chi nhánh thành phố St. Louis cũng đề cập đến con số tăng trưởng GDP khả quan của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong quý 2/2016 song không đưa ra bình luận về khả năng thể chế này sẽ nâng lãi suất trong cuộc họp chính sách vào tháng Sáu hoặc tháng Bảy tới. 
Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế thì cho rằng con số tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ cùng những dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi ấn tượng trong quý 2/2016 sẽ tiếp thêm động lực để Fed tăng lãi suất trong thời gian tới.
Khi được hỏi liệu ứng cử viên cho "chiếc ghế" Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thay đổi chính sách tiền tệ của đất nước nếu trúng cử hay không, ông Bullard cho hay Fed hoàn toàn độc lập và sẽ không nghe theo bất kỳ chỉ dẫn về chính trị nào.
Đồng thời, quan chức Fed cũng lưu ý rằng ông đã bị chỉ trích vì cung cấp quá nhiều thông tin về triển vọng lãi suất ra thị trường trong thời gian gần đây và điều này có nguy cơ gây ảnh hưởng đến quyền ra quyết định dựa trên các số liệu kinh tế của Fed.

Cho vay ngoại tệ hỗ trợ xuất khẩu: Cửa mở kịp thời!

“Mở cờ trong bụng”

Sau 2 tháng ngưng cho vay, NHNN đã ban hành Thông tư 07/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ hôm nay 01/6/2016 cho phép các NHTM được cho vay USD ngắn hạn trở lại đối với các DN XK cần vốn để trang trải chi phí sản xuất, chế biến trong nước.

Chia sẻ niềm vui về việc các DN sẽ tiếp tục được các NHTM cho vay ngoại tệ để trang trải các chi phí sản xuất, chế biến, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến XK thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, quyết định mở lại cửa vay ngoại tệ cho khối DN XK là một quyết định đúng và kịp thời của NHNN. Bởi chỉ sau hai tháng khép lại nguồn vốn vay này, hàng loạt các DN đã tỏ ra lo lắng và tính toán đến chuyện cân đối lại các kế hoạch kinh doanh.

lai vay ngoai te hien tu 3-4%/nam tiet kiem hon vay von vnd 9-10%/nam

Lãi vay ngoại tệ hiện từ 3-4%/năm tiết kiệm hơn vay vốn VND 9-10%/năm

Riêng về ngành thủy sản XK, ông Hòe cho hay, hiện tại hội viên của Vasep có khoảng gần 300 DN, hàng năm đóng góp cho kim ngạch XK thủy sản khoảng 6-7 tỷ USD. Tuy nhiên, trong năm 2015 vừa qua do khó khăn về thị trường cộng với sự biến động tỷ giá của các đồng tiền mạnh đã khiến cho các DN XK thủy sản giảm đáng kể lợi nhuận. Chi phí lãi vay và tỷ lệ vay vốn của hầu hết các DN đến thời điểm này đều ở mức cao.

“Thời điểm đầu tháng 4/2016, khi NHNN chính thức ngưng cho vay ngoại tệ, chúng tôi cũng đã có văn bản kiến nghị xem xét tiếp tục cho các DN vay vốn rẻ để trang trải chi phí sản xuất chế biến. Rất may là kiến nghị này đã được NHNN tháo gỡ cho cộng đồng DN” – ông Hòe nói.

Tương tự, ông Nguyễn Nam Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam cho rằng việc cho phép các NHTM cho vay USD trở lại với các DN XK thời điểm này là hết sức cần thiết. Bởi những ngành hàng nông – thủy sản như lúa gạo, cà phê thì chi phí để thu mua, chế biến nguyên liệu XK rất lớn và quay vòng nhanh chóng.

Những năm gần đây, riêng trong ngành cà phê các DN lớn của nước ngoài đã gần như chiếm lĩnh phần lớn thị phần thu mua nguyên liệu. Họ tận dụng được nguồn vốn rẻ do vay từ các NH ngoại sau đó chuyển đổi sang tiền đồng để thu mua nguyên liệu trong nước. Vì thế các DN nội địa nếu không được vay USD sau đó chuyển sang tiền đồng để tiết giảm chi phí lãi thì hoàn toàn không thể cạnh tranh được ngay tại “sân nhà”.

Chưa lo căng thẳng ngoại tệ

Với việc mở lại cửa vay vốn ngoại tệ cho khối DN XK, một số ý kiến cho rằng khả năng các tháng cuối năm 2016 sẽ xảy ra tình trạng căng thẳng về nguồn cung USD. Bởi hiện nay lãi suất huy động USD được NHNN quy định ở mức 0%. Người dân nắm giữ ngoại tệ có xu hướng chuyển đổi sang tiền đồng khiến cho tỷ lệ huy động vốn ngoại tệ của các NHTM sụt giảm.

Tuy nhiên, theo phân tích của một số chuyên gia kinh tế mức ảnh hưởng làm gây căng thẳng đến nguồn cung ngoại tệ là không lớn. Bởi thực tế các DN XK được các NHTM cho vay vốn bản chất là các khách hàng có nguồn thu ngoại tệ ổn định. Ngân hàng chỉ ứng trước cho họ trên danh nghĩa là vay USD nhưng được giải ngân bằng tiền đồng để lấy vốn thu mua nguyên liệu, sản xuất, chế biến. Khi DN thu ngoại tệ về từ các đơn hàng XK thì nguồn vốn này được hoàn lại và quay vòng cho các đơn hàng tiếp theo.

Thực tế, trong suốt các năm vừa qua, với việc NHNN cam kết giữ vững biên độ biến động tỷ giá ở mức trên dưới 2%, hoạt động cho vay ngoại tệ với các DN XK diễn ra khá suôn sẻ ở hầu hết các NHTM. Cách thức cho vay ngắn hạn bằng USD sau đó đổi ra tiền đồng giúp nhiều DN hưởng lợi từ các đợt tỷ giá tăng trong các năm 2014-2015.

Hơn nữa, ghi nhận từ thị trường cho thấy rằng, hiện nay một số ngành hàng XK đang có cơ hội được hưởng lợi từ yếu tố tỷ giá của các đồng tiền mạnh. Cụ thể các đồng Euro và Yên Nhật đang có chiều hướng tăng giá so với đồng USD làm tăng sức mua tại các thị trường XK truyền thống. Các đồng Bath Thái Lan, Rupee Ấn Độ, Real Brazil, Ringgit Malaysia tăng giá so với USD, từ đó hỗ trợ giá gạo, cà phê, cao su, thủy sản. Việc này sẽ giúp cho các DN XK có cơ hội thu ngoại tệ lớn hơn so với các quý I và II/2016.

Ở góc độ vĩ mô, dữ liệu của Ngân hàng HSBC cho thấy rằng đến thời điểm hết quý I/2016 nguồn dự trữ ngoại hối của Việt Nam ở mức khoảng 33,9 tỷ USD (tương đương 2,5 tháng nhập khẩu). Mức dự trữ này đã cải thiện so với con số 28,6 tỷ USD vào cuối năm 2015. Như vậy khả năng ứng phó với các căng thẳng cục bộ trên thị trường ngoại tệ của NHNN là khá rộng và hoàn toàn có thể chủ động. Do đó, những lo ngại về thiếu hụt nguồn cung ngoại tệ khi các NH mở cửa cho vay USD với các DN XK cũng được hóa giải.(TBNH)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-06-2016

    Đến 15-5-2016: Kim ngạch hàng hóa XNK đạt 117 tỷ USD
    Lãi suất huy động rục rịch hạ
    Công ty Wellington mong muốn được tạo điều kiện hoạt động tại Việt Nam
    250 doanh nghiệp Việt “bắt tay” hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất nội địa
    Dự báo giá thép, quặng sắt Trung Quốc sẽ giảm trong tháng 6

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-06-2016

    Thiếu tiền mặt, Ả Rập Xê Út lần đầu phát hành trái phiếu quốc tế
    Kinh tế Mỹ đón hàng loạt tin tốt
    Hòn đảo nhỏ bé là chủ nợ lớn thứ 3 của Mỹ
    Ứng dụng chặn quảng cáo đe dọa doanh thu nhiều tập đoàn
    Trung Quốc lại lên cơn sốt bitcoin

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-06-2016

    Samsung được dự báo lãi “khủng” nhờ Galaxy S7
    Thủy sản Nam Việt: Chưa thể thoái vốn khỏi Ngân hàng Hàng Hải
    Năm 2015, HNX lãi ròng 146 tỷ đồng, giảm 25,3%
    Thế giằng co ở Bibica
    “Vận đen” vẫn đeo bám ngành sòng bạc Macau

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-06-2016

    Trung Quốc truy lùng người xô thị trường chứng khoán “đổ sập”
    Đồng USD dịch chuyển trái chiều sau báo cáo tiêu dùng
    Doanh nghiệp thích Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU hơn TPP
    Bầu Thắng lãi hàng trăm tỷ nhờ “đá hiệp phụ” với Kinh Đô
    Đề xuất của Vietnam Arilines lập hãng hàng không mới “bỏ quên” nhiều văn bản pháp lý?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 02-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 02-06-2016

    Gỗ Việt sẽ gặp rắc rối với TPP
    PMI tháng 5 tăng nhờ lượng đơn đặt hàng mới vượt mạnh nhất 1 năm
    Doanh nghiệp Đức ở Việt Nam tin tưởng vào kinh tế vĩ mô hơn ở Trung Quốc
    “Mở hầu bao” cho trái phiếu Chính phủ
    Thời kỳ “trăng mật” của nhân dân tệ sắp đến hồi kết

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-06-2016

    Đề xuất thành lập sàn giao dịch hồ tiêu VN
    EVFTA: Thời cơ chín muồi để tranh thủ lợi thế
    Thực phẩm ngoại đang “sống khỏe”
    USD có tháng tăng tốt nhất trong 6 tháng nhờ kỳ vọng tăng lãi suất
    Các nhà kinh tế nhận định, Brexit sẽ gây tổn hại nặng cho kinh tế Anh

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-06-2016

    Châu Á nhập khẩu dầu thô của Iran tăng 13% trong tháng 4
    Indonesia sẽ giảm sản lượng than trong năm tới
    Nội địa vẫn là thị trường trọng điểm tiêu thụ vải thiều
    Sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm tăng 7,5%
    Tổng sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm tăng 1,6%

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-06-2016

    5 tháng đầu năm: 10 tỷ USD vốn FDI rót vào những dự án nào?
    Đừng chạy theo giá dầu
    Ngành dệt may đang và sẽ làm lợi nhiều hơn người ta nghĩ
    Siêu ủy ban 5 triệu tỷ: Không có lợi ích nào hơn lợi ích quốc gia
    SCIC chưa buông “bò sữa” Vinamilk, Bảo Minh, FPT Telecom

  • Tin kinh tế đọc nhanh 01-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 01-06-2016

    Nhật Bản chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Đông Nam Á
    NHNN đã mua vào khoảng 7 tỷ USD kể từ đầu năm đến nay
    Nhờ thiên thời địa lợi, các ông lớn ngành xây dựng tăng mạnh lợi nhuận
    Bán nước C2, Rồng Đỏ nhiễm chì, Công ty URC Hà Nội bị phạt hơn 5,8 tỷ đồng
    Việt Nam muốn xuất khẩu sữa sang Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 31-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 31-05-2016

    Giấc mơ thị trường mới nổi đã kết thúc?
    Australia đấu giá 11,5 triệu USD bitcoin
    TP HCM bàn cách giữ thị phần bán lẻ cho doanh nghiệp nội
    Hãng dầu phá sản 2 lần trong 9 tháng
    “Cải cách quyết liệt 20 năm nữa Việt Nam mới đuổi kịp Hàn Quốc của năm 2000”