tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 28-08-2016

  • Cập nhật : 28/08/2016

Xuất khẩu gạo giảm mạnh do thiếu thị trường

Theo Bộ NN&PTNT, tháng 8 xuất khẩu gạo tiếp tục gặp bế tắc do không có nhu cầu nhập khẩu gạo mới từ thị trường truyền thống và các thị trường khác.

Nhiều thị trường xuất khẩu gạo truyền thống đồng loạt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái như Philippines (giảm 66,4%), Malaysia (giảm 54,5%), Singapore (giảm 36,3%) và Hoa Kỳ (giảm 37,6%)…

Đối với thị trường Trung Quốc, nước tiêu thụ gạo Việt Nam nhiều nhất (với 36% thị phần xuất khẩu gạo), trong thời gian qua tiếp tục quản lý chặt xuất khẩu gạo qua đường tiểu ngạch. Do đó, bảy tháng qua xuất khẩu gạo sang thị trường này giảm 21,6% về khối lượng và giảm 11,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Xuất khẩu gạo giảm ngoài yếu tố thị trường trầm lắng còn có nguyên nhân nguồn cung hạn chế do những thiệt hại trong đợt hạn hán và xâm nhập mặn vừa qua.(PLO)


Thách thức kinh tế lớn nhất của Trung Quốc

Cách tốt nhất và cũng đơn giản nhất để mô tả tình hình kinh tế Trung Quốc lúc này là Trung Quốc chẳng còn cách nào khác phải nỗ lực hết mình ngay từ bây giờ.

Chính phủ Trung Quốc đã nhận thức rất tốt việc khuyến khích tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong dài hạn sẽ làm cho kinh tế trong ngắn hạn bị chậm lại. Và nhiều nhà phân tích đã thực sự bị bất ngờ trước việc Trung Quốc thành công khi giữ được sự cân bằng. Trong một vài lĩnh vực, họ thực sự đã có những cải tổ vô cùng mạnh mẽ để kìm hãm tăng trưởng ở mức độ vừa phải, dưới 7%/năm (theo tiêu chuẩn của Trung Quốc).

Mặc dù vậy, những bất cập trong nền kinh tế vẫn đang tồn tại và đang đặt ra yêu cầu cần phải giải quyết ngay lập tức.

 

Vấn đề lớn nhất đe dọa sự hưng thịnh đang ngày một tăng của Trung Quốc chính là việc họ không kiểm soát được tăng trưởng tín dụng. Việc cho các doanh nghiệp thua lỗ vay vốn làm ảnh hưởng đến năng suất của cả nền kinh tế, làm cản trở sự tham gia của những nhà cung cấp mới và trầm trọng thêm các nguy cơ tài chính, nhất là từ các hoạt động “tín dụng đen” đang ngày một mở rộng mà không được đo lường và giám sát đầy đủ.

Nợ đang bị thổi phồng với sự tham gia của nhóm doanh nghiệp nhà nước. Nhóm này hoạt động kém hiệu quả và tạo ra ít lợi nhuận hơn so với khu vực tư nhân, dựa dẫm nhiều vào tín dụng và cũng dễ dàng vay được vốn thông qua sự báo lãnh ngầm từ Chính Phủ. Các bằng chứng đang chỉ ra rằng các tổn thất và dư nợ ở nhóm “gần vỡ nợ (near default)” đang gia tăng.

ty le no/gdp cua trung quoc dang tang len nhanh chong, hien o muc 282% theo mc kinsey

Tỷ lệ nợ/GDP của Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng, hiện ở mức 282% theo Mc Kinsey

Trong các đánh giá gần đây nhất về tình hình Trung Quốc, các chuyên gia kinh tế của IMF đặt yêu cầu tái cơ cấu nhóm doanh nghiệp nhà nước yếu kém vào vấn đề cấp thiết hàng đầu. Chính quyền Trung Quốc cũng đã công bố một vài sáng kiến cho nhóm các vấn đề này, chẳng hạn như việc thu hẹp quy mô của các nhà máy sản xuất thép và than đá khối Nhà nước, song nhìn chung, IMF cho rằng tiến độ rất chậm chạp.

Chính phủ tiếp tục đưa ra những thông điệp trái chiều nhau, một mặt họ khẳng định sự cần thiết phải tái cơ cấu nhóm doanh nghiệp “zombie” – DNNN - và khuyến khích nhiều hơn vào khu vực tư nhân, mặt khác họ lại nói rằng các doanh nghiệp khối nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để có thể phục vụ “chiến lược quốc gia” tốt hơn.

Sự cần thiết lúc này là phải có chiến lược rộng và rõ ràng hơn, không phải chỉ nhắm vào riêng nhóm doanh nghiệp nhà nước mà phải vào cả vấn đề mở rộng tín dụng của các doanh nghiệp.

Các thiệt hại cần phải được thừa nhận và chia sẻ giữa các doanh nghiệp, các chủ nợ và chính phủ với nhau. Bảo lãnh ngầm từ Chính Phủ cần phải được cắt giảm. Những doanh nghiệp buộc phải đóng cửa hay phải tái cơ cấu, cần thực hiện hỗ trợ cho người lao động tìm việc làm mới.

Điều hành một chính sách như vậy là thách thức rất lớn và không thể đạt được tất cả cùng một lúc. Nhưng nó sẽ làm cho tinh thần của khu vực các doanh nghiệp tốt được đẩy lên cao hơn, điều này sẽ lại khiến cho người lao động sớm tìm được các công việc mới. Ở một mức độ nào đó, phương pháp càng thận trọng và không nhiều bất thường hơn thì càng nhiều cơ hội thành công.

Thực tế là chính Phủ Trung Quốc không ngại thay đổi, họ đã thay đổi trong chính sách tỷ giá, chuyển sang hướng linh hoạt hơn, khuyến khích chi tiêu và giảm sự phụ thuộc quá lớn của quốc gia vào xuất khẩu. Sức mạnh của hệ thống tài chính cũng được tăng cường bằng việc hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng, tạo sự minh bạch trong ngân sách tại địa phương, và khuyến khích phát triển hạ tầng đô thị. Xem xét các nội dung trên và những cải cách khác, người đứng đầu nhóm đánh giá từ IMF nói rằng “chỉ riêng việc duy trì được những cải cách này hàng ngày đã là một thách thức rất lớn đối với chúng ta”.

Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều việc cần làm lúc này và vấn đề nợ của các doanh nghiệp đang là ưu tiên hàng đầu. Sức khỏe lâu dài của nền kinh tế Trung Quốc không chỉ là vấn đề ưu tiên của riêng người Trung Quốc mà còn là vấn đề quan trọng của cả thế giới.(NDH)


Quá trình phê duyệt TPP “gặp phức tạp từ phía Mỹ”

Báo cáo tại phiên họp của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế và kinh tế, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nói, quá trình phê duyệt Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Mỹ đang có phần phức tạp, khi hai ứng viên Tổng thống sắp tới đều không ủng hộ.

Với tư cách trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về hội nhập kinh tế thương mại quốc tế, Thứ trưởng Khánh cho biết, Bộ Công Thương đang theo dõi để có biện pháp ứng phó với mọi tình huống.


Đối với hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh Châu Âu (EVFTA), Thứ trưởng cho biết, gần đây người dân nước Anh đã bỏ phiếu thể hiện ý muốn rời khỏi EU (Brexit). Về vấn đề này, Bộ Công Thương đã có báo cáo về tác động cụ thể tới quan hệ thương mại của Việt Nam với Anh và EU trong trường hợp Brexit diễn ra.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, hiện tại nước Anh chưa rời khỏi EU, nên vẫn còn là thành viên của EU, và hiệp định sẽ không có bất cứ thay đổi nào.

“Hiện các bên cũng thống nhất là không có trao đổi chính thức nào về vấn đề này để tránh cầm đèn chạy trước ôtô. Sau khi Brexit diễn ra thật, phải sửa đổi, bổ sung điều gì thì các bên sẽ tiếp tục ngồi đàm phán thêm”, ông nói.

Đánh giá về tác động của các FTA, Thứ trưởng cho rằng, sau một thời gian triển khai cho thấy, nhiều FTA đem lại lợi ích kinh tế không rõ rệt, thể hiện ở điểm sử dụng ưu đãi từ phía doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Khánh, nguyên nhân có phần ở việc các FTA trước ký kết hầu hết với các đối tác có cơ cấu hàng xuất khẩu cạnh tranh với Việt Nam hơn là bổ sung.

Bên cạnh đó, khả năng nắm bắt cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam còn chưa rõ ràng, tập quán làm ăn của doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa tận dụng được hết các ưu đãi.

“Doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta quen bán tại cầu cảng, mua tại cầu cảng. Mua thì người ta mang tới tận cửa, không có nhu cầu tìm kiếm tận nguồn hàng nên không quan tâm nhiều tới việc cắt giảm thuế. Bán thì ở Việt Nam thường bán hàng cho một thương nhân tới tận Việt Nam mua hàng nên câu chuyện nước ngoài giảm thuế cho mình ra sao cũng chưa quan tâm lắm”, Thứ trưởng nói.

Thứ trưởng cũng cho rằng, hiện tại các doanh nghiệp FDI đang nắm bắt được cơ hội từ các FTA tốt hơn so với doanh nghiệp trong nước.

“Điều này cũng tạo cơ hội cho người dân của chúng ta, cũng đáng hoan nghênh nhưng cần suy nghĩ về việc kết nối giữa doanh nghiệp FDI và trong nước để tạo sự lan toả. Nếu doanh nghiệp FDI tận dụng được cơ hội thì phải có giải pháp để tạo lan toả, kết nối được với doanh nghiệp Việt Nam, trong đó vai trò kiến tạo của Nhà nước rất quan trọng”, ông nói.(Vneconomy)

Không phải Mỹ, châu Âu và Nhật Bản sẽ định đoạt đồng USD

Hãng tài chính hàng đầu thế giới – JPMorgan – cho rằng đồng USD sẽ giảm giá so với đồng Euro và đồng Yên nhưng lỗi không nằm ở đồng tiền phổ biến nhất thế giới này.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC ngày 23/8, chiến lược gia trái phiếu và ngoại hối Sally Auld của CNBC cho rằng đồng USD sẽ chịu nhiều rủi ro từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BOJ) trong tháng 9.

Bà Auld dự báo rằng đồng USD sẽ giao dịch với biến động rộng trong 4 tháng cuối năm 2016.

Các nhà kinh tế của JPMorgan dự báo rằng BOJ và ECB sẽ nới lỏng chính sách trong cuộc họp tháng tới, qua đó mang tới thêm rủi ro cho các thị trường toàn cầu.

Rủi ro xung quanh những quyết định này của 2 ngân hàng trung ương lớn trên thế giới không chỉ là việc chính sách sẽ được nới lỏng hơn dự kiến mà thu nhập của các nhà đầu tư sẽ bị thu hẹp lại. Thêm vào đó, bà Auld còn cho rằng một số ngân hàng trung ương đã bắt đầu áp dụng các biện pháp chính sách bất thường trong thời điểm cuối năm.

Nếu chúng ta cảm nhận được sự lo lắng của các ngân hàng trung ương nghĩa là họ đã không còn có thể làm được gì nhiều. Các nhà đầu tư hiện nay tỏ ra khá giỏi trong việc vẽ ra bức tranh chính sách toàn cảnh thông qua những thay đổi nhỏ và họ hiện có thể dễ dàng nhìn thấy sự thay đổi tỷ giá của đồng USD so với đồng Euro và đồng Yên.

Mặc dù có một vài chất xúc tác có khả năng thúc đẩy đồng USD nhưng vị chuyên gia của JPMorgan cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ không nâng lãi suất ít nhất là cho tới tháng 12.

Bà Auld đưa ra cảnh báo rằng các nhà đầu tư không nên mua theo thế giá xuống (short positions) trước khi FED có cuộc họp vào cuối tuần này. Hội nghị chuyên đề thường niên của FED thường là nơi Chủ tịch FED đưa ra những tuyên bố chính sách quan trọng.

Thị trường đang chờ đợi phát biểu của Chủ tịch FED đương nhiệm – bà Janet Yellen – tại Jackson Hole vào thứ 6 này để xem liệu ngân hàng trung ương này có tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 9 hay không.

Theo chuyên gia của JPMorgan, các nhà đầu tư nên bán đồng Franc Thụy Sĩ thay vì đồng USD để chờ đợi cơ hội trong tương lai. Trên thực tế, đồng USD đang được giao dịch ở mức khá rẻ so với một số đồng tiền khác như đồng Yên.

Đồng Yên đã tăng mạnh so với đồng USD trong năm nay bởi những bất ổn kinh tế toàn cầu. Tỷ giá USD/JPY hiện được giao dịch quanh mức 100,23. Con số này vào đầu năm nay là 120.(NDH)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục