tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-06-2016

  • Cập nhật : 01/06/2016

Đề xuất thành lập sàn giao dịch 
hồ tiêu VN

Theo Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA), tổ chức này vừa đề nghị Bộ NN&PTNT thành lập sàn giao dịch hồ tiêu VN.
Ông Đỗ Hà Nam, chủ tịch VPA, cho biết hiện ngành hồ tiêu của VN đã chiếm trên 50% sản lượng thương mại của thế giới, nên việc thành lập sàn giao dịch này sẽ giúp VN có thêm sức mạnh chi phối thương mại hồ tiêu toàn cầu.
 
Dự báo trong tám năm tới của Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC), VN sẽ tăng xuất khẩu hồ tiêu thêm 34% so với hiện nay, tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trên 
quy mô toàn cầu.
 
Bên cạnh đó, VPA cũng đề nghị Bộ NN&PTNT cử ứng viên tham gia tranh cử làm giám đốc điều hành IPC theo yêu cầu của tổ chức này, đồng thời đề xuất chuyển trụ sở IPC từ Indonesia về VN.
 
Theo ông Nam, việc VN là giám đốc điều hành IPC sẽ giúp vị thế ngành hồ tiêu VN lên cao hơn, vai trò của ngành hồ tiêu VN trong thương mại sẽ thuận lợi hơn nhiều.

EVFTA: Thời cơ chín muồi để tranh thủ lợi thế

Một trong những lý do khiến cả hội thảo “EVFTA: cơ hội đối với DN” cảm thấy hết sức thú vị là Chính phủ đã có những bước đi quan trọng nhằm đưa Việt Nam ở vị trí trung tâm đặc biệt trong việc kết nối với các thị trường thương mại và đầu tư hàng đầu của thế giới.

Không cần lo lắng một cách quá đáng

Ở vị thế của mình, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã có những nhận xét khá tinh tế khi cho biết, ngay sau khi Việt Nam tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) giữa hai bên vào ngày 2/12/2015, tâm lý nhìn chung của các DN Việt Nam là rất phấn khởi và hào hứng trước các cơ hội được mở ra trên thị trường EU.

Nhưng sau một thời gian sự hào hứng đó giảm dần và nhường chỗ cho những quan điểm phần nào đó tương đối lo lắng về sức ép cạnh tranh sẽ tới khi Việt Nam mở cửa thị trường hàng hóa của EU. Và càng về những ngày gần đây, chúng ta càng nghe thấy nhiều ý kiến lo lắng, nhất là khi chúng ta nhìn thấy không chỉ có với EVFTA mà có cả hiệp định rất lớn khác là TPP có thể sẽ có hiệu lực cùng thời điểm vào đầu năm 2018.

doanh nghiep can tiep can evfta theo mot cach thuc chu dong hon

Doanh nghiệp cần tiếp cận EVFTA theo một cách thức chủ động hơn

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của mình, ông Khánh trấn an rằng, chúng ta hoàn toàn không cần phải lo lắng, bởi nhìn lại  những cam kết trước đây như cam kết giảm thuế cho các nước Asean trong khuôn khổ khu vực thương mại tự do Asean, Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ đã đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ 5 tỷ USD năm 1995 lên trên 160 tỷ USD vào năm 2015, tăng trên 30 lần. Còn nếu nhìn từ thời điểm gia nhập WTO năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chưa đầy 50 tỷ USD, thì 10 năm sau đã tăng hơn gấp 3, lên trên 160 tỷ USD.

“Tất nhiên trong bối cảnh phát triển, chúng ta luôn có những điều chưa hài lòng về môi trường kinh doanh (MTKD) của Việt Nam, chưa hài lòng về kết quả mà chúng ta đạt được, nhưng có thể nói rằng trong 20 năm mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và toàn cầu chúng ta đã đạt được những thành tích đủ để chúng ta tin tưởng bước vào giai đoạn mới”, ông Khánh nói.

Lợi ích không chỉ từ cú hích xuất khẩu

Nói tiếp về hội nhập, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, khi nhìn về các FTA, chúng ta thường nói về vấn đề lợi ích và cơ hội. Những lợi ích có thể tính toán được là sau 7 năm khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ 99,2% biểu thuế nhập khẩu cho hàng hóa Việt Nam và giúp cho ít nhất 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hiện nay (khoảng 28 tỷ USD) có thể được hưởng mức thuế 0% trong tương lai. Và đây sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, lợi ích từ các FTA mang lại không chỉ dừng ở đó, việc tham gia các FTA thế hệ mới thể hiện nỗ lực của Việt Nam để cân đối lại thị trường xuất khẩu. Thực tế hiện nay, trên 70% hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam đến từ các nước Đông Á như: ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Với tỷ lệ phụ thuộc lớn như vậy nếu thị trường nhập khẩu rủi ro thì xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ gặp vấn đề.

“Trong quá khứ vấn đề này đã từng xảy ra. Trước năm 1998, xuất khẩu của Việt Nam thường xuyên tăng trưởng trên 20% nhưng khi khủng hoảng Đông Á diễn ra thì xuất khẩu của Việt Nam trong năm 1998 tăng chưa đầy 2%. Nhận thức được rủi ro này, Chính phủ đã quyết định đàm phán các FTA để cân đối thị trường, cân bằng xuất nhập khẩu, giảm thiểu rủi ro”, ông Khánh nói.

“Về phía Chính phủ chúng tôi sẽ làm hết sức mình để có thể nắm bắt được các cơ hội do FTA tạo ra, đặc biệt là các cơ hội về cải thiện MTKD cũng như hiện đại hóa môi trường thể chế, nhưng về phía DN chúng tôi rất mong muốn các DN Việt Nam tiếp cận các FTA này, đặc biệt là EVFTA theo một cách thức chủ động hơn trước đây”, ông Khánh nói.

Nhìn nhận các DN đã nắm bắt tương đối tốt các cơ hội vào thị trường EU đặc biệt sau khi chúng ta ký kết với EU xóa bỏ hạn ngạch dệt may vào 2005, song, Thứ trưởng Khánh cũng thẳng thắn nêu một số yếu điểm của DN Việt Nam là dường như DN vẫn suy nghĩ, làm theo cách làm ngày xưa là chờ đợi khách hàng tìm đến mình. Cách làm này không còn phù hợp với tình hình hiện nay.

"Chúng tôi mong DN đi nhiều hơn, trực tiếp tiếp cận hệ thống phân phối, tiếp cận khách hàng, lắng nghe phản hồi của họ về sản phẩm, từ đó có điều kiện cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm để có thể tăng cường xuất khẩu sang EU, cũng như các thị trường khác", ông Khánh nói.

Một số chuyên gia thì khuyến cáo, người tiêu dùng EU luôn quan tâm đến môi trường, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng nên DN cần lưu ý. Chỉ khi nào DN quan tâm đến điều đó thì xuất khẩu sang EU mới có tốc độ tăng trưởng tốt hơn. Đáng chú ý, EU là thị trường khó tính với các tiêu chuẩn khắt khe hơn. Nếu đã xuất khẩu được sang EU thì DN hoàn toàn có thể tự tin để xuất khẩu sang các thị trường khác.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, để tận dụng cơ hội mà FTA mang lại, điểm tựa vẫn là DN. Theo đó, DN cần nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm hiểu thị trường, đưa ra chiến lược cạnh tranh như thế nào trong mắt người mua hàng với sản phẩm tương đồng (chọn cạnh tranh bằng giá hay sự khác biệt của sản phẩm…). “Đây là thời cơ chín muồi để tranh thủ lợi thế”, ông Vinh nói.


Thực phẩm ngoại đang “sống khỏe”

Quan sát thị trường TP. Hồ Chí Minh hiện nay có thể thấy, thực phẩm ngoại đang hiện diện ngày càng nhiều không chỉ trên quầy siêu thị mà cả chợ, cửa hàng thực phẩm.

 
anh minh hoa

Ảnh minh họa

Tại cửa hàng bách hóa Thủy Ngân, chợ Tôn Thất Đạm (Q.1, TP. Hồ Chí Minh) trước đây chủ yếu kinh doanh hóa mỹ phẩm, quần áo, giày dép, nay mở thêm một quầy lớn bày bán thực phẩm ngoại nhập (bánh kẹo, đồ hộp, nước giải khát, thực phẩm chức năng…).

Chị Nguyễn Thanh Thủy, chủ cửa hàng cho biết, làm vậy là để đáp ứng nhu cầu mới của nhiều khách hàng. Mặt khác, hàng ngoại bây giờ không phải là hàng xách tay hay đặt qua đường hàng không, giá cao nữa.

Có rất nhiều công ty chuyên nhập khẩu chính thức thực phẩm ngoại, thậm chí cả công ty nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam cũng chào bán tận nơi như hàng sản xuất trong nước. Giá bán thực phẩm nhập khẩu đang ngày một rẻ, cả khách hàng thu nhập trung bình cũng dễ dàng mua.

Theo ông Ông Thành Nghiệp, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thực phẩm Tốt Lành – Goodfood (194 Ung Văn Khiêm, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh), hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu quen sử dụng thực phẩm ngoại. Nếu ba năm về trước, số lượng sản phẩm nhập khẩu đưa ra thị trường tiêu thụ của Goodfood chỉ khoảng 15% trong tổng sản phẩm nhập khẩu về Việt Nam của công ty, thì hiện nay số lượng này đã tăng lên 30% - 40%.

Trước đây, sản phẩm của Goodfood cung cấp cho nhà hàng khách sạn từ 3 sao trở lên, hay ở các trung tâm thương mại, siêu thị tại các thành phố lớn của Việt Nam (Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh…), thì nay một phần không nhỏ được bán lẻ tại các cửa hàng chuyên doanh thực phẩm.

Goodfood là DN có vốn đầu tư của Úc, là nhà phân phối và nhập khẩu thực phẩm lớn nhất tại Việt Nam. Goodfood đang đại diện cho hơn 18 công ty thực phẩm quốc tế nhập khẩu trên 200 dòng sản phẩm thực phẩm (thịt, thủy hải sản, rau quả, bánh kẹo, nước giải khát…) tiêu thụ tại nhiều phân khúc thị trường Việt Nam từ khách sạn 5 sao đến nhà hàng, chuỗi siêu thị và shop thực phẩm.

Tương tự, Công ty TNHH Thương mại Hoàng Lan (số 25 Lê Thị Riêng, Q.1, TP. Hồ Chí Minh) ban đầu chỉ là hộ kinh doanh thực phẩm, nhóm hàng nhập khẩu chính là phô mai, sữa, bơ, đồ hộp. Hiện nay, công ty phát triển thành nhà nhập khẩu và phân phối trực tiếp dòng thực phẩm cao cấp của một số nước Châu Âu như phô mai, bơ, pate Pháp (hiệu President), sữa, mứt của Hà Lan, mì Ý.

Bà Huỳnh Thị Nương, Tổng giám đốc Công ty Hoàng Lan cho rằng, thị trường Việt Nam đang mở rộng cửa với rất nhiều hàng hóa nhập khẩu, trong đó có thực phẩm. Nếu trước đây các loại thực phẩm nhập khẩu từ châu Âu được xem là hàng cao cấp, kén người mua, thì nay nhu cầu của thị trường đã tăng gần 50%, sản phẩm nhập khẩu của công ty đã bán đại trà ra thị trường, giá cả cũng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Sắp tới đây, công ty dự định tăng nhập khẩu thêm nhóm thực phẩm trái cây, nông sản không và đóng hộp từ một số nước Châu Âu, khi nhóm hàng này được giảm thuế nhập khẩu theo các hiệp định Việt Nam ký với Châu Âu.

Thật vậy, quan sát thị trường TP. Hồ Chí Minh hiện nay có thể thấy, thực phẩm ngoại đang hiện diện ngày càng nhiều không chỉ trên quầy siêu thị mà cả chợ, cửa hàng thực phẩm.

Bên cạnh các DN trong nước nhập khẩu, hiện còn nhiều nhà sản xuất ở các nước như Tây Ban Nha, Hà Lan, Úc, Hoa Kỳ… đang tăng cường tiếp cận thị trường Việt Nam thông qua các Đại sứ quán.

Cụ thể như Đại sứ quán Tây Ban Nha mỗi năm tổ chức 2 lần sự kiện ẩm thực để giới thiệu với khách hàng Việt Nam khoảng 30 nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu của họ.

Từ DN chế biến thịt, đồ hộp đến nhà sản xuất dầu ô-liu, rượu vang. Hay Đại sứ quán Úc tổ chức hẳn sự kiện 20 ngày tại các nhà hàng hàng lớn của Việt Nam giới thiệu thực phẩm của DN, trang trại Úc… Điều này cho thấy, thị trường tiêu thụ thực phẩm Việt Nam đang ngày càng đa dạng và hấp dẫn.


USD có tháng tăng tốt nhất trong 6 tháng nhờ kỳ vọng tăng lãi suất

Đồng USD đang tiến lên sát mức đỉnh hai tháng so với rổ tiền tệ trong phiên giao dịch hôm nay (31/5) và đang hướng đến tháng tăng tốt nhất trong 6 tháng qua mà nguyên nhân chủ yếu do kỳ vọng Fed có thể tăng lãi suất trong những tháng tới.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Động lực mới nhất của đồng USD xuất phát từ phát biểu cuối tuần trước của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen rằng, việc tăng lãi suất trong những tháng tới "sẽ là thích hợp" nếu nền kinh tế và thị trường lao động tiếp tục cải thiện.

Chỉ số đồng USD, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt, đã tăng 0,3% trong phiên hôm nay đạt 95,802 điểm, tiến sát đến mức đỉnh 2 tháng là 95,968 điểm của ngày hôm trước và đáng hướng đến tháng tăng tốt nhất kể từ 11/2015.

Tại London, Kit Juckes – nhà chiến lược vĩ mô của Societe Generale nói, mặc dù ông không hy vọng Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng 6 hoặc tháng 7, nhưng các yếu tố cơ bản hiện nay cơ bản - cụ thể là tăng trưởng kinh tế Mỹ và sự phân kỳ chính sách giữa Hoa Kỳ với các nền kinh tế lớn khác - sẽ tiếp tục gia tăng sức mạnh cho đồng USD.

Chỉ có một ngoại lệ duy nhất trong phiên hôm nay là đồng đôla Úc đã tăng gần 1% so với đồng bạc xanh nhờ dữ liệu kinh tế tốt hơn so với dự kiến.Tuy nhiên, tính chung đồng đôla kangaroo đã sụt giảm tới gần 5% trong tháng này – mức giảm tồi tệ nhất trong gần 1 năm qua.

Còn so với đồng yên, đồng bạc xanh đã có tháng tăng tốt nhất của mình trong một năm rưỡi qua khi đã tăng khoảng 4,5% kể từ đầu tháng sau thông tin Nhật Bản có thể nới lỏng thêm tiền tệ đã đẩy đồng yên giảm mạnh.

Cụ thể, trong phiên hôm nay đồng USD đã tăng 0,1% lên mức 1 USD = 111,16 JPY, gần sát mức đỉnh 1 tháng của ngày hôm qua. Trong phiên hôm qua, đồng USD đang đạt đỉnh 1 tháng ở mức 1 USD = 111,455 JPY trước khi giảm nhẹ về còn 111,09 JPY, nhưng mức giá này vẫn cao hơn gần 6 yên so với mức đáy 1,5 năm tạo được trước đó trong tháng.

Nếu Bảng lương phi nông nghiệp tháng 5 tại Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu tới tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng việc làm vững chắc và nếu Yellen tiếp tục phát đi tín hiệu sẽ tăng lãi suất trong bài phát biểu của mình vào ngày thứ Hai tới đây, đồng USD có thể phá vỡ mức đỉnh 1 USD = 112 JPY tạo được hồi tháng 4, Koichi Takamatsu - nhà quản lý ngoại hối của Nomura Securities nói.
Nhưng kịch bản đó có thể không xảy ra nếu việc tăng lãi suất tại Mỹ có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế nước này cũng như thế giới, qua đó làm tăng nhu cầu nắm giữ các tài sản an toàn, trong đó có đồng yên, Takamatsu thêm.


Các nhà kinh tế nhận định, Brexit sẽ gây tổn hại nặng cho kinh tế Anh

Kết quả một cuộc thăm dò được công bố hôm qua cho thấy, gần 90% các chuyên gia kinh tế hàng đầu của nước Anh làm việc trong khu tài chính London, doanh nghiệp nhỏ và các cơ sở nghiên cứu tin nền kinh tế sẽ bị tổn hại nếu Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Cuộc thăm dò, mà theo báo Observer là lớn nhất trong số các cuộc thăm dò kiểu này được thực hiện với hơn 600 nhà kinh tế, đã ủng hộ quan điểm của Thủ tướng Anh David Cameron, người đang dẫn đầu chiến dịch kêu gọi ủng hộ việc Anh ở lại liên minh châu Âu (EU) tại một cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra ngày 23/6 tới bất chấp sự phản đối của một số người trong đảng của ông.

Kết quả cuộc thăm dò được thực hiện bởi Ipsos-MORI cho thấy, 88% các chuyên gia được hỏi cho biết, việc rời khỏi EU là rất có hại cho triển vọng tăng trưởng của Anh trong 5 năm tới và 82% nói rằng có thể sẽ có một tác động tiêu cực đối với thu nhập hộ gia đình.

The Observer cho biết, những người được khảo sát là các thành viên của cơ quan đại diện có uy tín nhất của các hội nghề nghiệp, Hiệp hội Kinh tế Hoàng gia và Hiệp hội các nhà kinh tế kinh doanh.

Trong khi đó, những ý kiến ủng hộ việc rời khỏi EU cho rằng Anh sẽ được giải thoát khỏi các ràng buộc khi còn ở EU, đồng thời có thể thương lượng giao dịch thương mại của riêng mình mà không cần phải xin 27 quốc gia khác.

Tuy nhiên, những người ủng hộ Anh ở lại EU lại cho rằng, nước Anh sẽ phải chịu đựng một cuộc suy thoái kinh tế nếu nó rời khởi EU khi việc làm này sẽ gây tổn thương cho đồng bảng Anh, công ăn việc làm và tiền lương.

Thủ tướng Anh David Cameron cho biết trong một tuyên bố: "Cuộc bình chọn này khẳng định quan điểm áp đảo của các nhà kinh tế rằng việc rời khỏi EU sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế, chi phí ăn việc làm và tăng giá".


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-06-2016

    Tín dụng 5 tháng tăng nhanh hơn cùng kỳ 2015, xuất siêu 1,36 tỷ USD
    Ấn Độ là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới
    Trung Quốc cận kề khủng hoảng?
    Trump đối đầu FED
    Mỹ: Tiêu dùng tăng cao gây sức ép tăng lãi suất lên FED

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-06-2016

    Đến 15-5-2016: Kim ngạch hàng hóa XNK đạt 117 tỷ USD
    Lãi suất huy động rục rịch hạ
    Công ty Wellington mong muốn được tạo điều kiện hoạt động tại Việt Nam
    250 doanh nghiệp Việt “bắt tay” hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất nội địa
    Dự báo giá thép, quặng sắt Trung Quốc sẽ giảm trong tháng 6

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-06-2016

    Thiếu tiền mặt, Ả Rập Xê Út lần đầu phát hành trái phiếu quốc tế
    Kinh tế Mỹ đón hàng loạt tin tốt
    Hòn đảo nhỏ bé là chủ nợ lớn thứ 3 của Mỹ
    Ứng dụng chặn quảng cáo đe dọa doanh thu nhiều tập đoàn
    Trung Quốc lại lên cơn sốt bitcoin

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-06-2016

    Samsung được dự báo lãi “khủng” nhờ Galaxy S7
    Thủy sản Nam Việt: Chưa thể thoái vốn khỏi Ngân hàng Hàng Hải
    Năm 2015, HNX lãi ròng 146 tỷ đồng, giảm 25,3%
    Thế giằng co ở Bibica
    “Vận đen” vẫn đeo bám ngành sòng bạc Macau

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-06-2016

    Trung Quốc truy lùng người xô thị trường chứng khoán “đổ sập”
    Đồng USD dịch chuyển trái chiều sau báo cáo tiêu dùng
    Doanh nghiệp thích Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU hơn TPP
    Bầu Thắng lãi hàng trăm tỷ nhờ “đá hiệp phụ” với Kinh Đô
    Đề xuất của Vietnam Arilines lập hãng hàng không mới “bỏ quên” nhiều văn bản pháp lý?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 02-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 02-06-2016

    Gỗ Việt sẽ gặp rắc rối với TPP
    PMI tháng 5 tăng nhờ lượng đơn đặt hàng mới vượt mạnh nhất 1 năm
    Doanh nghiệp Đức ở Việt Nam tin tưởng vào kinh tế vĩ mô hơn ở Trung Quốc
    “Mở hầu bao” cho trái phiếu Chính phủ
    Thời kỳ “trăng mật” của nhân dân tệ sắp đến hồi kết

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-06-2016

    Việt Nam xuất siêu sang nhóm G7 gần 20 tỷ USD mỗi năm
    5 tháng, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 9,1%
    Vàng: Thảm bại trong tháng 5, u ám trong tháng 6
    Quan chức Fed: Thế giới sẵn sàng đón nhận làn sóng tăng lãi suất
    Cho vay ngoại tệ hỗ trợ xuất khẩu: Cửa mở kịp thời!

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-06-2016

    Châu Á nhập khẩu dầu thô của Iran tăng 13% trong tháng 4
    Indonesia sẽ giảm sản lượng than trong năm tới
    Nội địa vẫn là thị trường trọng điểm tiêu thụ vải thiều
    Sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm tăng 7,5%
    Tổng sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm tăng 1,6%

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-06-2016

    5 tháng đầu năm: 10 tỷ USD vốn FDI rót vào những dự án nào?
    Đừng chạy theo giá dầu
    Ngành dệt may đang và sẽ làm lợi nhiều hơn người ta nghĩ
    Siêu ủy ban 5 triệu tỷ: Không có lợi ích nào hơn lợi ích quốc gia
    SCIC chưa buông “bò sữa” Vinamilk, Bảo Minh, FPT Telecom

  • Tin kinh tế đọc nhanh 01-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 01-06-2016

    Nhật Bản chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Đông Nam Á
    NHNN đã mua vào khoảng 7 tỷ USD kể từ đầu năm đến nay
    Nhờ thiên thời địa lợi, các ông lớn ngành xây dựng tăng mạnh lợi nhuận
    Bán nước C2, Rồng Đỏ nhiễm chì, Công ty URC Hà Nội bị phạt hơn 5,8 tỷ đồng
    Việt Nam muốn xuất khẩu sữa sang Trung Quốc