tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 02-06-2016

  • Cập nhật : 02/06/2016

Gỗ Việt sẽ gặp rắc rối với TPP

Ngành gỗ đang cần một chính sách hoạt động tương thích với quy định của các thị trường khi hội nhập nhưng mỗi đơn vị lại làm theo một kiểu.
nganh go dang gap nhung kho khan ve nguon goc go nguyen lieu. anh: k.toan.

Ngành gỗ đang gặp những khó khăn về nguồn gốc gỗ nguyên liệu. Ảnh: K.Toàn.

Theo Báo cáo nghiên cứu Thực trạng và giải pháp chính sách cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), có quá nhiều rủi ro mà các doanh nghiệp (DN) ngành xuất khẩu đồ gỗ Việt đang đối mặt.

Theo ông Tô Xuân Phúc, người có kinh nghiệm nghiên cứu ngành này, rất nhiều vấn đề có thể đẩy các DN xuất khẩu gỗ Việt rơi vào tình hình khó khăn. Hiện nay, quá trình hoạt động của ngành đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhất là nguồn gốc gỗ nguyên liệu không rõ ràng. Các loại gỗ nhập khẩu từ Lào, Campuchia khi xuất khẩu luôn bị cảnh báo về tính pháp lý nguồn nguyên liệu.

Nguyên do là trong tiến trình khai thác, chế biến và xuất khẩu gỗ của Lào, Campuchia còn nhiều tranh cãi, nên khi nhập khẩu vào Việt Nam dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề cho các DN sử dụng để sản xuất thành phẩm xuất khẩu. Theo thống kê, năm 2015, ngành gỗ Việt Nam đã nhập 4,8 triệu m3 gỗ nguyên liệu, trị giá 1,7 tỷ USD từ 70-90 quốc gia, với 150-160 loại gỗ các loại.

Cũng theo ông Phúc, ngay như gỗ cao su khai thác trong nước, hiện tại việc xác định nguồn gốc cũng chưa chặt chẽ. Bộ Nông nghiệp cần có kế hoạch cụ thể để đáp ứng cho vấn đề truy xuất nguồn gốc gỗ cao su khai thác trong nước. Bởi gỗ cao su là một trong những thế mạnh của ngành gỗ Việt Nam.

Theo số liệu mà nhóm nghiên cứu tiếp cận từ ngành Hải quan, nhiều loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam không có khai báo tên. Trong khi Luật Lacey của Hoa Kỳ đã có hiệu lực từ 2008 quy định phạt tiền và cả bỏ tù những người vi phạm.

Kết quả mà Báo cáo nghiên cứu về Thực trạng và giải pháp chính sách cho ngành gỗ thu thập được kết quả rất đáng buồn, có đến 70% DN cho biết đang tham gia xuất khẩu đồ gỗ vào Hoa Kỳ vẫn chưa áp dụng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, 20% DN xuất vào EU và 10% xuất vào Úc cũng có chung câu trả lời như vậy.

Một rủi ro nữa là tính pháp lý nguồn nguyên liệu, DN sẽ đối mặt thêm với việc không nắm thông tin các quy định của từng thị trường. Nhiều DN cho rằng, họ không kiểm soát được thị trường xuất khẩu do chỉ tập trung bán hàng cho đối tác, sản xuất theo yêu cầu của đối tác. Đây sẽ là vấn đề ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển bền vững của chính các DN và toàn ngành.

Ông Huỳnh Quang Thanh, Chủ Tịch Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương cũng công nhận mặt yếu của các DN trong ngành. Theo ông, lợi thế về nhân công giá rẻ sẽ dần bị thu hẹp trong tương lai, đến lúc không thể cạnh tranh bằng giá lao động thì năng suất sẽ là yếu tố thay thế. Ngoài chất lượng sản phẩm, các DN cần quan tâm đến năng suất lao động.

Với quá nhiều bất cập, rủi ro cho ngành xuất khẩu đồ gỗ, theo ông Phúc, các nguyên nhân xuất phát từ vấn đề chính sách thiếu sự đồng bộ. Hiện tại, các ngành từ trồng rừng, chế biến, xuất khẩu vẫn tương đối hoạt động độc lập với nhau. Chưa có một chính sách mang tính kết nối, xâu chuỗi các khâu lại với nhau tạo thành chuỗi sản xuất mang tính thống nhất


PMI tháng 5 tăng nhờ lượng đơn đặt hàng mới vượt mạnh nhất 1 năm

Sản lượng trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã lấy lại đà tăng trong tháng 5 và được hỗ trợ bằng sự tăng nhanh của số lượng đơn đặt hàng mới.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng - Purchasing Managers’ Index (PMI) - toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã tăng nhẹ từ mức 52,3 điểm trong tháng 4 lên 52,7 điểm trong tháng 5, cho thấy sức khỏe lĩnh vực sản xuất đã cải thiện mạnh mẽ.

Các điều kiện kinh doanh đã tốt lên trong suốt sáu tháng qua với mức cải thiện gần đây nhất là lớn nhất trong một năm.

Nhân tố chính dẫn đến sự cải thiện các điều kiện kinh doanh gần đây là mức tăng đáng kể của số lượng đơn đặt hàng mới. Tốc độ tăng đã nhanh hơn thành mức nhanh nhất trong 12 tháng và là một trong những mức tăng nhanh nhất trong lịch sử khảo sát.

Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng, mặc dù với mức độ yếu hơn so với tháng 4. Số lượng đơn đặt hàng mới cao hơn dẫn đến sản lượng ngành sản xuất tiếp tục tăng, và đây là lần tăng thứ sáu trong sáu tháng. Hơn nữa, mức tăng gần đây nhất là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 7 năm ngoái.

Tốc độ tăng chi phí đầu vào trong tháng 5 đã gia tăng tháng thứ hai liên tiếp và là nhanh nhất kể từ tháng 8/2014.

Vì giá cả đầu vào tiếp tục tăng, các nhà sản xuất đã tăng giá cả đầu ra tương ứng. Mặc dù tăng nhanh hơn tháng 4, tốc độ tăng giá cả đầu ra vẫn là nhẹ.

"Bộ dữ liệu PMI mới nhất của Việt Nam đã vẽ nên một bức tranh tươi sáng về sức khỏe của lĩnh vực sản xuất. Mức tăng số lượng đơn đặt hàng mới là điểm nhấn của kết quả chỉ số của tháng 5 và sẽ dẫn đến sự cải thiện tiếp theo về sản lượng và việc làm trong những tháng tới. Một điều trở nên rõ ràng hơn là thời kỳ áp lực giảm phát gần đây đã kết thúc, nhưng các công ty Việt Nam cho đến nay vẫn có thể hạn chế mức độ tăng giá cả đầu ra của họ. Điều này có thể thay đổi nếu tốc độ tăng chi phí tiếp tục gia tăng", chuyên gia Andrew Harker tại Markit nhận xét.(Bizlive)


Doanh nghiệp Đức ở Việt Nam tin tưởng vào kinh tế vĩ mô hơn ở Trung Quốc

 Nhà đầu tư Đức tại Việt Nam tin tưởng vào sự phát triển trong trung hạn và hơn một nửa các doanh nghiệp này dự định mở rộng và tuyển thêm lao động trong 12 tháng tới. 
mot goc tp.hcm. anh: diep duc minh/bao thanh nien.

Một góc TP.HCM. Ảnh: Diệp Đức Minh/Báo Thanh Niên.

Hơn một nửa các doanh nghiệp Đức đang hoạt động tại Việt Nam tỏ ra rất lạc quan khi được hỏi về triển vọng phát triển kinh tế nước sở tại, và 47% trong số họ đều tin tưởng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm tới.
Đây là kết quả của cuộc khảo sát về triển vọng phát triển kinh tế trong giới doanh nghiệp Đức tại Việt Nam do Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (GIC/AHK Việt Nam) thực hiện trong tháng 3/2016 và công bố chiều ngày 31/5.
Cuộc khảo sát này nhằm tìm hiểu những dự định và kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp Đức tại Việt Nam hiện tại và trong trung hạn, những rào cản và thách thức đối với họ trong quá trình hoạt động tại Việt Nam.
Theo đó, 70% doanh nghiệp Đức rất hài lòng với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. 58% trong số họ đều tin vào viễn cảnh tăng trưởng doanh thu trong năm tới.
Ngoài ra, 54% số doanh nghiệp được hỏi đều khẳng định họ sẽ tăng vốn đầu tư tại đây và 58% trong số họ có kế hoạch tuyển dụng trong năm 2017.
Khảo sát cho thấy doanh nghiệp Đức tại Việt Nam thể hiện sự tin tưởng hơn hẳn vào phát triển kinh tế vĩ mô và vi mô, khi so sánh với các nước Đông Nam Á khác, hay với Trung Quốc và Ấn Độ.
“Các chỉ số cho thấy rằng, môi trường đầu tư Việt Nam đã thực sự thu hút nhà đầu tư Đức và là địa điểm đầu tư an toàn, bền vững và đầy tiềm năng”, báo cáo của GIC/AHK Việt Nam nhấn mạnh.
“Về cơ bản, rất nhiều doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới hoặc mở rộng đầu tư tại đây, vì họ nhận thấy thị trường Việt Nam đang tăng dần tính thu hút khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập, khi Việt Nam ký kết những hiệp định thương mại tự do quan trọng như FTA EU-Việt Nam hay TPP, và cả những lợi thế có sẵn của thị trường”, theo lời của ông Marko Walde, Trưởng đại diện của GIC/AHK Việt Nam.
Doanh nghiệp Đức cũng khẳng định những tiến bộ rõ rệt trong phát triển hạ tầng cơ sở và chi phí hấp dẫn của nguyên vật liệu, năng lượng tại Việt Nam.
Tuy vậy, báo cáo cũng chỉ ra những rào cản và thách thức dành cho nhà đầu tư Đức tại Việt Nam. Chính sách kinh tế, việc thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề hay lương công nhân tăng nhanh được cho là những nguy cơ tiềm ẩn kìm hãm sự đầu tư và mở rộng của doanh nghiệp Đức tại Việt Nam.
Báo cáo khuyến nghị Việt Nam cần xây dựng hệ thống đào tạo nghề hiện đại, phù hợp với nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp cũng như có tính thực tế cao nhằm đáp ứng được những đòi hỏi của doanh nghiệp và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững về đầu tư của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cần hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh và tính chuyên nghiệp để có thể đủ nội lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác khi AEC, TPP cũng như các hiệp định tự do thương mại khác có hiệu lực.

“Mở hầu bao” cho trái phiếu Chính phủ

Làm thế nào để giảm khê đọng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và giữ thanh khoản kỳ hạn bền vững là mối lo không nhỏ hiện nay...
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Vốn khả dụng dư thừa, tín dụng 5 tháng đầu năm 2016 tăng thấp, Thông tư 06 mở toang cửa, tiếp tục đưa hệ thống ngân hàng trở thành chủ nợ lớn của Chính phủ. Làm thế nào để giảm khê đọng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và giữ thanh khoản kỳ hạn bền vững là mối lo không nhỏ hiện nay. 

Theo cập nhật mới nhất từ Báo cáo Kinh tế vĩ mô tháng 5/2016 của Trung tâm Nghiên cứu BIDV, dòng vốn khả dụng của thị trường tiền tệ hiện khá dư thừa, đẩy lãi suất giảm khá sâu. 

Tiền tệ bơm tiền cho tài khóa

Cụ thể, tính đến 27/4/2016, tín dụng (nội, ngoại tệ) toàn hệ thống đạt 4,83 triệu tỷ đồng, tăng 3,57% so với cuối 2015, trong khi mức tăng cùng kỳ gần 4%. Ở chiều huy động, tăng tới 4,5%, số dư đến đầu tháng 4/2016 đạt hơn 5,39 triệu tỷ đồng. 

Tính riêng huy động và tín dụng VND (loại bỏ ngoại tệ), ước đến hết tháng 5/2016 so với đầu năm, mức tăng lần lượt là 5,3% và 4,3%.

Trên thị trường 2, do tác động từ tăng trưởng tín dụng VND chỉ 4,3% trong khi huy động tăng 5,3% như nói trên, kết hợp với việc trong tháng 4và 5/2016, Ngân hàng Nhà nước bơm khoảng 72 nghìn tỷ đồng qua kênh ngoại hối nên thanh khoản khá dư thừa, đưa mặt bằng lãi suất thị trường 2 giảm mạnh. 

Một thông tin đáng chú ý là từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào dự trữ ngoại tệ khoảng 7 tỷ USD. 

Đã có một mối liên hệ nhất định giữa diễn biến thanh khoản thị trường từ đầu năm đến nay và một động thái mới nhất từ điều hành của Ngân hàng Nhà nước đến từ Thông tư 06/2016/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014. 

So quy định mới tại Thông tư 06 với quy định cũ tại Thông tư 36, Ngân hàng Nhà nước quy định giới hạn sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư trái phiếu Chính phủ của các nhóm như sau: Ngân hàng thương mại nhà nước chi phối vốn: 25% (tăng 10%), nhóm cổ phần và ngân hàng 100% vốn nước ngoài: 35% (giữ nguyên), chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài: 35% (tăng 20%), tổ chức tín dụng phi ngân hàng giữ nguyên 5% và Ngân hàng Hợp tác xã 35% (giảm 5%).

Cần nhớ, nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước chi phối vốn chiếm giữ khoảng 50% thị phần hệ thống, mức tăng 10% của nhóm này sẽ tạo ra dòng tiền đáng kể cho kênh huy động Trái phiếu chính phủ. Mặt khác, nhóm chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài, thị phần ít nhưng được tăng tới 20%. 

Một chuyên gia phân tích: “Điều kiện thị trường hiện tại đang cho phép Ngân hàng Nhà nước giải quyết nguồn vốn cho trái phiếu chính phủ thay vì thắt chặt như quy định cũ; đồng thời, các nhóm trong hệ thống đều có cơ hội đầu tư vào kênh vốn này. Có vẻ như Ngân hàng Nhà nước đang đi khẽ, nói nhẹ và…cười duyên!”. 

Nhiều mối lo từ vốn trái phiếu

Tại phiên họp với các bộ, ngành ngày 30/5/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: giải ngân mạnh mẽ các nguồn vốn cho xây dựng cơ bản, để đồng vốn đến các công trình, dự án, phát huy hiệu quả. Không để tình trạng có tiền mà không giải ngân được, không để vốn ODA, trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn ngân sách còn dư mà không giải ngân được.

Rõ ràng, hệ thống ngân hàng đã trợ lực khá tốt cho ngân sách nhưng một trăn trở lâu nay chính là sự khê đọng vốn trái phiếu Chính phủ. Thực tế cho thấy, do giải ngân chậm trễ, một tỷ lệ lớn nguồn vốn này đã chảy ngược vào các ngân hàng thương mại Nhà nước chi phối vốn với giá rất rẻ do phần lớn đều ở dạng tiền gửi không kỳ hạn. 

Bất cập bắt đầu đây: Chính phủ trả lãi cho ngân hàng, rồi ngân hàng lại trả lãi cho Chính phủ, tạo nên vòng luẩn quẩn, giảm khả năng sinh lời của vốn.

Chưa kể, nhờ nguồn vốn giá rẻ này mà các ngân hàng lớn đã chèn ép các ngân hàng nhỏ hơn, lãnh đạo một ngân hàng cổ phần than thở: “Khách hàng ruột của chúng tôi ở vùng than Quảng Ninh, làm ăn bao nhiêu năm qua, nay bị các ngân hàng thương mại Nhà nước chào vốn rẻ, tranh giành khách, dẫn đến chúng tôi cũng phải hạ giá vốn, không những thiệt hại trực tiếp mà còn làm rối loạn môi trường kinh doanh”. 

Một bất cập tiếp theo, đó chính là việc cạnh tranh vốn giữa khu vực Nhà nước và tư nhân, dẫn đến nỗ lực giảm lãi suất khó khả thi. 

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV cho rằng, theo kế hoạch năm 2016, Kho bạc Nhà nước có kế hoạch phát hành 220 nghìn tỷ đồng, với tỷ lệ tham gia 85% như hiện nay, các tổ chức tín dụng sẽ đầu tư khoảng 187 nghìn tỷ đồng. 

“Để giảm sức ép lên lãi suất và cạnh tranh nguồn vốn trung dài hạn, Chính phủ nên xem xét giảm lượng phát hành trái phiếu khoảng 10%. Nguồn bù đắp cho phần thiếu hụt này sẽ lấy từ nguồn siết chặt đầu tư công và khoản chi thường xuyên của ngân sách”, ông Hà nói.

Ngoài ra, theo số liệu sơ bộ tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, hai địa phương chiếm tới 60 - 65% thị phần huy động vốn và cho vay cả nước (tùy thời điểm) thì tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn chỉ 65% - 70% nhưng tỷ trọng tín dụng trung dài hạn trên 60%. 

Sự lệch pha của kỳ hạn là căn bệnh kinh niên của hệ thống ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước từng xác định đó là một trong những nguyên nhân tạo nên rủi ro thanh khoản hệ thống. 

Bức tranh tiền tệ hiện nay cho thấy, hệ thống ngân hàng đang loay hoay xoay vốn cho nền kinh tế, từ khu vực tư nhân đến Nhà nước. Nhưng như vậy, lại càng làm trầm trọng thêm sự lệch lạc, méo mó của các kênh vốn thị trường tài chính cũng như sự bất bình đẳng giữa đầu tư Nhà nước và tư nhân.(VNeconomy)

Thời kỳ “trăng mật” của nhân dân tệ sắp đến hồi kết

Trung Quốc ấn định tỷ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ ở mức 6,5889 nhân dân tệ đổi 1 USD, tương ứng mức giảm giá 0,15%.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Ngày 1/6, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ấn định tỷ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ ở mức 6,5889 nhân dân tệ đổi 1 USD, tương ứng mức giảm giá 0,15% so với phiên trước. 
Đây là phiên thứ ba liên tiếp Trung Quốc hạ giá đồng nhân dân tệ, hạ 0,61% so với phiên 27/5. 
Ngân hàng Goldman Sachs vừa đưa ra nhận định rằng thời kỳ “trăng mật” của tỷ giá hối đoái Trung Quốc đã kết thúc, khi đồng tiền nước này đối mặt với một giai đoạn giảm giá mới so với USD. Điều này đã thổi bùng lên nguy cơ của một cuộc tháo chạy dòng vốn ra khỏi Trung Quốc.
Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang có những động thái rõ ràng hơn để chuẩn bị cho lần tăng lãi suất tiếp theo trong tháng Sáu, song song với những áp lực buộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ vẫn hiện hữu, đang khiến luồng tiền có xu hướng tiếp tục chảy khỏi Đại lục.
Tỷ giá nhân dân tệ so với USD giảm 1,3% trong tháng Năm vừa qua. Ngày 30/5, tỷ giá được ấn định ở mức 6,5784 nhân dân tệ đổi 1 USD, đáy 5 năm.(Bizlive)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-06-2016

    "Đội bóng" 80 tỷ đô đủ sức thay đổi nền kinh tế của Bộ Công thương
    FPT Shop: Lợi nhuận 4 tháng đầu năm tăng trưởng 36% so với cùng kỳ
    Doanh nghiệp vẫn làm ngơ với phòng vệ thương mại
    Kiến nghị bỏ thời hạn giấy phép kinh doanh
    Thế kẹt của Gang thép Thái Nguyên

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-06-2016

    Tín dụng 5 tháng tăng nhanh hơn cùng kỳ 2015, xuất siêu 1,36 tỷ USD
    Ấn Độ là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới
    Trung Quốc cận kề khủng hoảng?
    Trump đối đầu FED
    Mỹ: Tiêu dùng tăng cao gây sức ép tăng lãi suất lên FED

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-06-2016

    Đến 15-5-2016: Kim ngạch hàng hóa XNK đạt 117 tỷ USD
    Lãi suất huy động rục rịch hạ
    Công ty Wellington mong muốn được tạo điều kiện hoạt động tại Việt Nam
    250 doanh nghiệp Việt “bắt tay” hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất nội địa
    Dự báo giá thép, quặng sắt Trung Quốc sẽ giảm trong tháng 6

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-06-2016

    Thiếu tiền mặt, Ả Rập Xê Út lần đầu phát hành trái phiếu quốc tế
    Kinh tế Mỹ đón hàng loạt tin tốt
    Hòn đảo nhỏ bé là chủ nợ lớn thứ 3 của Mỹ
    Ứng dụng chặn quảng cáo đe dọa doanh thu nhiều tập đoàn
    Trung Quốc lại lên cơn sốt bitcoin

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-06-2016

    Samsung được dự báo lãi “khủng” nhờ Galaxy S7
    Thủy sản Nam Việt: Chưa thể thoái vốn khỏi Ngân hàng Hàng Hải
    Năm 2015, HNX lãi ròng 146 tỷ đồng, giảm 25,3%
    Thế giằng co ở Bibica
    “Vận đen” vẫn đeo bám ngành sòng bạc Macau

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-06-2016

    Trung Quốc truy lùng người xô thị trường chứng khoán “đổ sập”
    Đồng USD dịch chuyển trái chiều sau báo cáo tiêu dùng
    Doanh nghiệp thích Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU hơn TPP
    Bầu Thắng lãi hàng trăm tỷ nhờ “đá hiệp phụ” với Kinh Đô
    Đề xuất của Vietnam Arilines lập hãng hàng không mới “bỏ quên” nhiều văn bản pháp lý?

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-06-2016

    Đề xuất thành lập sàn giao dịch hồ tiêu VN
    EVFTA: Thời cơ chín muồi để tranh thủ lợi thế
    Thực phẩm ngoại đang “sống khỏe”
    USD có tháng tăng tốt nhất trong 6 tháng nhờ kỳ vọng tăng lãi suất
    Các nhà kinh tế nhận định, Brexit sẽ gây tổn hại nặng cho kinh tế Anh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-06-2016

    Việt Nam xuất siêu sang nhóm G7 gần 20 tỷ USD mỗi năm
    5 tháng, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 9,1%
    Vàng: Thảm bại trong tháng 5, u ám trong tháng 6
    Quan chức Fed: Thế giới sẵn sàng đón nhận làn sóng tăng lãi suất
    Cho vay ngoại tệ hỗ trợ xuất khẩu: Cửa mở kịp thời!

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-06-2016

    Châu Á nhập khẩu dầu thô của Iran tăng 13% trong tháng 4
    Indonesia sẽ giảm sản lượng than trong năm tới
    Nội địa vẫn là thị trường trọng điểm tiêu thụ vải thiều
    Sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm tăng 7,5%
    Tổng sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm tăng 1,6%

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-06-2016

    5 tháng đầu năm: 10 tỷ USD vốn FDI rót vào những dự án nào?
    Đừng chạy theo giá dầu
    Ngành dệt may đang và sẽ làm lợi nhiều hơn người ta nghĩ
    Siêu ủy ban 5 triệu tỷ: Không có lợi ích nào hơn lợi ích quốc gia
    SCIC chưa buông “bò sữa” Vinamilk, Bảo Minh, FPT Telecom