Thương mại điện tử là xu hướng bán lẻ phù hợp nhất trong bối cảnh hiện tại của đất nước.

Apple đã đồng ý nộp cho chính phủ Ý 318 triệu euro (khoảng 350 triệu USD) tiền phạt thuế trong những năm qua và khoản nợ phải trả trong tương lai sẽ được xác định bởi phán quyết của tòa án quốc tế, công tố viên tại Milan cho biết vào ngày 30.12.
Được biết chi nhánh của Apple ở Ý và một số giám đốc đã bị nhà chức trách Ý điều tra vì tội trốn thuế và lừa đảo vì không khai báo đầy đủ doanh số ở Ý từ năm 2008 đến 2013.
Một vài trường hợp trốn thuế tại Ý đã được nước này đưa ra làm bằng chứng để chống lại Apple, rằng chi nhánh của tập đoàn này tại Ý đã trốn thuế bằng cách chuyển phần lớn lợi nhuận ở Ý sang một công ty con của Apple ở Ireland, một trong những nước có mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất châu Âu.
Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Ireland chỉ ở mức 12,5% trong khi đó tại Ý là 27,5%. Cơ quan thuế của Ý cho rằng những khoản thuế đến hạn mà Apple trốn là nguồn thu chính của đất nước này nên muốn phạt nặng công ty Mỹ.
Giám đốc điều hành của Apple, ông Tim Cook đã nhiều lần bác bỏ quan điểm cho rằng công ty của ông đang cố gắng trốn thuế. Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình 60 minutes của kênh CBS, ông cho biết: "Apple trả đủ đến từng xu tiền thuế mà chúng tôi nợ".
Trường hợp tại Ý là một phần của một chiến dịch trấn áp rộng lớn trên toàn Liên minh châu Âu, với mục đích buộc các tập đoàn đa quốc gia nộp thuế thu nhập theo quy định của nước sở tại, chứ không phải theo mức thuế tại nơi mà họ đặt trụ sở.
Theo báo La Repubblica đưa tin các công tố viên Milan cho biết Apple đã đồng ý nộp các khoản phạt thuế cho thời gian từ năm 2008-2013 là 318 triệu euro (tương đương 350 triệu USD), còn nợ thuế cho 5 năm kế tiếp sẽ được quyết định bởi một phán quyết của tòa án quốc tế, họ cũng từ chối cho biết thêm chi tiết về vấn đề này.
Ngoài ra, các công tố viên cũng từ chối cung cấp thông tin về việc nộp các khoản nợ thuế có thể dẫn đến việc điều tra hình sự 3 nhân viên bị tình nghi của Apple tại Ý.
Văn phòng của Apple ở Milan, London và Ireland đã bị đóng cửa vào ngày 30.12. Những tin nhắn tìm kiếm lời giải thích đã không được trả lời tức thời. Truyền hình nhà nước Ý cho biết 318 triệu euro được đưa ra trong thỏa thuận này là ít hơn con số Apple đáng lẽ ra phải nộp trong những năm qua theo tính toán của cơ quan thuế của Ý.
Cơ quan thuế của Ý cũng đã kiểm tra tài liệu của văn phòng Facebook và Apple tại Milan. Trong một cuộc điều tra khác, Google cho biết họ đang làm việc với cơ quan thuế của Ý để xác định số tiền thuế mà họ phải nộp bổ sung là bao nhiêu.
Thương mại điện tử là xu hướng bán lẻ phù hợp nhất trong bối cảnh hiện tại của đất nước.
Nửa đầu năm 2018 có khá nhiều doanh nghiệp đưa ra chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách M&A doanh nghiệp khác. Có doanh nghiệp đã hoàn tất thương vụ thâu tóm và nhận được quả ngọt, cũng có đơn vị mới đưa ra kế hoạch chờ ý kiến cổ đông.
Đại diện Mumuso Việt Nam khẳng định không mập mờ mà công nghệ, kiểu dáng, thương hiệu đều từ xứ sở kim chi, chỉ có gia công tại Trung Quốc (?!).
Chiều 10/5, ông Trịnh Việt Dũng - Kiểm soát viên thị trường, Phòng chống hàng giả (Cục Quản lý thị trường) cho biết, đơn vị vừa nhận được văn bản của Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc kiến nghị kiểm tra hoạt động của Mumuso Việt Nam.
Hàng Việt Nam đang phải vượt qua nhiều rào cản để vào hệ thống bán lẻ do nước ngoài nắm giữ, thậm chí một số thương hiệu Việt đã bị “đuổi khéo”.
Mới đây, ZTE tại Thâm Quyến đã thông báo cho tất cả nhân viên phụ trách sản xuất dây chuyền nghỉ phép, và nhiều dây chuyền đã phải ngừng sản xuất. Có hơn 1000 nhân viên nghỉ phép và vẫn chưa biết khi nào sẽ quay trở lại làm việc sau lệnh trừng phạt của Mỹ.
Nổi tiếng với những sản phẩm như TV hay smartphone, bạn có thể sẽ không khỏi bất ngờ khi dưới đây thực sự là những ý tưởng có phần "điên rồ" mà Samsung đã từng thực hiện.
Nhiều thương hiệu xưa từng được xem là “ông lớn” trong các lĩnh vực kinh doanh nay lại phải vật lộn với những khó khăn về công nghệ và đối mặt cạnh tranh trên thị trường.
Nhiều người đặt câu hỏi về tương lai của Giầy Thượng Đình sau khi công ty này lên sàn chứng khoán nhưng rất lao đao.
Hiện tại Takeda đang là hãng dược phẩm lớn nhất của Nhật, thế nhưng sự phát triển của hãng đang gặp phải nhiều cản trở.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự