Mới đây, Chính phủ Thái Lan có thông báo sẽ bán toàn bộ khoảng 11,4 triệu tấn gạo dự trữ trong vòng 2 tháng tới (tháng 5 và tháng 6) với mục tiêu thu về hơn 2,8 tỷ USD.

Tuy kim ngạch chỉ đạt 14,88 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2019, nhưng so với cùng kỳ nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Ấn Độ lại có tốc độ tăng vượt trội, gấp 5,9 lần (tức tăng 496,78%).
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, hai tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã nhập từ Ấn Độ 696,9 triệu USD, tăng 4,67% so với cùng kỳ năm 2018.
Riêng tháng 2/2019 cũng đã nhập từ thị trường này 325,18 triệu USD, giảm 9,16% so với tháng 1/2019 nhưng tăng 28,07% so với tháng 2/2018.
Trong số hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ trong 2 tháng đầu năm 2019 thì bông là mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất, 92,6 triệu USD chiếm 13,28% tỷ trọng tương ứng với 52,1 nghìn tấn, giảm 17,18% về lượng và giảm 10,86% trị giá so với cùng kỳ. Riêng tháng 2/2019 Việt Nam cũng nhập từ Ấn Độ 20,25 nghìn tấn bông các loại, trị giá 35,86 triệu USD, giảm 326,17% về lượng và giảm 36,6% trị giá so với tháng 1/2019, nếu so với tháng 2/2018 thì tăng tăng 16,16% về lượng và 25,85% trị giá.
Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng sắt thép, đạt 143,5 nghìn tấn trị giá 71,84 triệu USD trong tháng 2/2019, tăng gấp 5 lần về lượng (tức tăng 401,54%) và gấp 3,9 lần (tức tăng 294,89%) về trị giá so với tháng 1/2019, và gấp 2,3 lần (tức tăng 135,78%) về lượng và tăng 95,52% trị giá so với tháng 2/2018. Nâng lượng sắt thép nhập từ Ấn Độ 2 tháng đầu năm 2019 lên 172,2 nghìn tấn , trị giá 90 triệu USD, tăng 14,98% về lượng và tăng 0,04% trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Kế đến là các mặt hàng máy móc thiết bị, thức ăn gia súc và nguyên liệu, dược phẩm, linh kiện phụ tùng ô tô….
Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm nay Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Ấn Độ, tuy kim ngạch chỉ đạt 14,88 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng mạnh gấp 5,9 lần (tức tăng 496,78%), riêng tháng 2/2019 kim ngạch đạt 9,63 triệu USD, tăng 83,6% so với tháng 1/2019 và gấp 8,6 lần (tức tăng 761,64%) so với tháng 2/2018.
Ngoài ra, Việt Nam cũng tăng mạnh nhập khẩu từ Ấn Độ các mặt hàng như: phân bón, tăng 4,66% về lượng và gấp 3,7 lần (tức tăng 279,69%) trị giá so với cùng kỳ, đạt 404 tấn, trị giá 873,9 nghìn USD, giá nhập bình quân 2.163,17 USD/tấn, tăng gấp 3,6 lần (tức tăng 262,77%); đối với mặt hàng ngô tuy lượng nhập giảm 8,73% so với cùng kỳ tương ứng với 418 tấn, nhưng kim ngạch tăng gấp 2,3 lần (tức tăng 127,16%) đạt 537,1 nghìn USD, giá nhập bình quân 1285,06 USD/tấn, tăng gấp 2,5 lần (tức tăng 148,89%); linh kiện phụ tùng ôtô tăng gấp 5,1 lần (tức tăng 410,12), đạt 31,8 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ Ấn Độ quặng và khoáng sản, hàng thủy sản giảm lần lượt 61,44% và 55,79% tương ứng với 3,5 triệu USD; 28,65 triệu USD.
Hàng hóa nhập khẩu từ Ấn Độ 2 tháng năm 2019
Mặt hàng | 2T/2019 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 696.900.717 |
| 4,67 |
Bông các loại | 52.105 | 92.600.057 | -17,18 | -10,86 |
Sắt thép các loại | 172.223 | 90.045.813 | 14,98 | 0,04 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
| 73.980.738 |
| 5,91 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
| 39.536.221 |
| -25,89 |
Dược phẩm |
| 37.022.323 |
| 14,77 |
Linh kiện, phụ tùng ô tô |
| 31.876.882 |
| 410,12 |
Chất dẻo nguyên liệu | 23.931 | 28.752.903 | 22,62 | 17,85 |
Hàng thủy sản |
| 28.651.305 |
| -55,79 |
Hóa chất |
| 27.354.362 |
| 37,03 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
| 22.873.872 |
| 31,89 |
Xơ, sợi dệt các loại | 7.358 | 16.592.288 | -6,55 | -15,14 |
Sản phẩm hóa chất |
| 15.994.369 |
| 10,55 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
| 15.685.372 |
| -6,18 |
Kim loại thường khác | 7.084 | 15.435.838 | 107,32 | 42,77 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 14.881.281 |
| 496,68 |
Nguyên phụ liệu dược phẩm |
| 12.603.341 |
| 18,44 |
Vải các loại |
| 11.466.974 |
| 27,16 |
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu |
| 10.619.860 |
| -18,15 |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 7.625.151 |
| 72,91 |
Giấy các loại | 7.664 | 7.252.934 | 47,24 | -1,06 |
Ô tô nguyên chiếc các loại | 37 | 4.981.577 |
|
|
Quặng và khoáng sản khác | 30.224 | 3.567.883 | -60,83 | -61,44 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 2.993.952 |
| 49,95 |
Hàng rau quả |
| 2.817.368 |
| 22,16 |
Sản phẩm từ cao su |
| 1.423.449 |
| 12,52 |
Sản phẩm khác từ dầu mỏ |
| 1.212.236 |
| -38,29 |
Phân bón các loại | 404 | 873.920 | 4,66 | 279,69 |
Dầu mỡ động, thực vật |
| 649.992 |
| -40,63 |
Ngô | 418 | 537.153 | -8,73 | 127,16 |
Nguyên phụ liệu thuốc lá |
| 451.842 |
| -27,38 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Mới đây, Chính phủ Thái Lan có thông báo sẽ bán toàn bộ khoảng 11,4 triệu tấn gạo dự trữ trong vòng 2 tháng tới (tháng 5 và tháng 6) với mục tiêu thu về hơn 2,8 tỷ USD.
Việc Việt Nam ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy các thị trường và DN xuất khẩu.
Sản lượng cà phê của nước sản xuất Robusta lớn nhất thế giới niên vụ 2015-2016 dự báo xuống thấp nhất 4 năm do hạn hán tồi tệ nhất 30 năm qua.
Xuất siêu là tín hiệu đáng mừng nhưng nếu xuất siêu do nhập khẩu suy giảm, đặc biệt là giảm với các mặt hàng mang tính chất đầu tư tài sản cố định hay nguyên vật liệu đầu vào sản xuất, thì có lẽ nên lo hơn nên mừng vì nó có thể là biểu hiện sớm của tình hình sản xuất suy giảm.
Các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thép trong nước tham gia phiên tham vấn công khai vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu đã bày tỏ 2 luồng ý kiến trái chiều liên quan đến biện pháp áp thuế tự vệ tạm thời.
Dù khối lượng và kim ngạch cải thiện, nhưng rủi ro thiếu hụt nguyên liệu đang hiển hiện
Thị trường Nhật Bản đánh giá cao chất lượng trái chuối Việt Nam, bởi vị ngọt được người dân xứ Phù Tang rất ưa chuộng, giá cả lại cạnh tranh so với một số quốc gia khác.
Xuất khẩu gạo tăng cả lượng và giá trị những tưởng doanh nghiệp sẽ vui mừng thế nhưng doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang “kêu” khó khi giá xuất khẩu không theo kịp giá thu mua.
Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn miễn, giảm thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải quy định tại Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Việc cắt giảm thuế quan theo các Hiệp định thương mại tự do FTA đã ký kết tạo thuận lợi cho các DN trong nước cũng như quốc tế trong việc trao đổi, giao thương hàng hóa, tuy nhiên việc cắt giảm thuế quan cũng dẫn đến xu thế gian lận nhiều hơn về C/O để được hưởng ưu đãi.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự