Cán cân thương mại thâm hụt mạnh trong 15 ngày đầu tháng 7 khiến kim ngạch xuất siêu lũy kế từ đầu năm giảm. Đáng quan tâm là kim ngạch xuất khẩu liên tiếp có chiều hướng giảm.

Quý 1/2019 nhập khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện ước đạt 11,7 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, máy vi tính, điện tử và linh kiện đứng đầu về kim ngạch trong số các loại hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 2/2019 giảm 15,2% so với tháng 1/2019 nhưng tăng 10,3% so với tháng 2/2018, đạt gần 3,35 tỷ USD. Cộng chung cả 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch đạt gần 7,3 tỷ USD, tăng 8,5% so với 2 tháng đầu năm 2018, chiếm 20,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Ước tính kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện trong tháng 3/2019 đạt 4,4 tỷ USD, tăng 31,5% so với tháng 2/2019 và tăng 19,1% so với tháng 3/2018. Tính chung cả quý 1/2019 đạt 11,7 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước.
Máy vi tính, điện tử và linh kiện xuất xứ từ Hàn Quốc nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất, chiếm 39,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 2,9 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc xếp thứ 2 về kim ngạch, chiếm 21,3%, đạt 1,55 tỷ USD, tăng 47,7% so với cùng kỳ năm 2018; tiếp sau đó là thị trường Đài Loan 745,81 triệu USD, chiếm 10,2%, tăng 30%; Nhật Bản 611,34 triệu USD, chiếm 8,4%, giảm 1%; khu vực Đông Nam Á 570,49 triệu USD, chiếm 7,8%, tăng 2,2%; Mỹ 547,35 triệu USD, chiếm 7,5%, tăng 5,6%.
Riêng trong khu vực Đông Nam Á thì xuất khẩu nhiều sang các thị trường như: Malaysia 206,29 triệu USD, tăng 10,8%; Thái Lan 137,38 triệu USD, tăng 24,3%; Philippines 113,41 triệu USD, tăng 11,2%.
Nhìn chung, trong 2 tháng đầu năm 2019 nhập khẩu máy vi tính, điện tử từ đa số các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, nhập khẩu từ Hà Lan tăng vượt trội gấp 12,3 lần, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 6,15 triệu USD; Bên cạnh đó một số thị trường cũng tăng mạn trên 100% kim ngạch như: Ấn Độ tăng 496,7%, đạt 14,88 triệu USD; Tây Ban Nha tăng 139%, đạt 1,62 triệu USD; Hà Lan tăng 101,3%, đạt 8,96 triệu USD.
Ngược lại, nhập khẩu nhóm hàng này sụt giảm mạnh từ một số thị trường như: Israel giảm 99,5%, đạt 0,34 triệu USD; Phần Lan giảm 96%, đạt 0,13 triệu USD; Thụy Điển giảm 61,9%, đạt 0,17 triệu USD; Singapore giảm 51%, đạt 61,15 triệu USD.
Nhập khẩu máy vi tính điện tử và linh kiện 2 tháng đầu năm 2019
ĐVT: USD
Thị trường |
T2/2019 | +/- so tháng 1/2019 (%)* |
2T/2019 | +/- so với cùng kỳ năm trước (%)* |
Tổng kim ngạch NK | 3.345.704.384 | -15,23 | 7.299.966.633 | 8,49 |
Hàn Quốc | 1.388.775.138 | -8,09 | 2.900.845.850 | -1,29 |
Trung Quốc đại lục | 654.937.286 | -26,81 | 1.552.531.075 | 47,69 |
Đài Loan (TQ) | 317.279.194 | -25,94 | 745.806.848 | 29,95 |
Nhật Bản | 297.543.886 | -5,15 | 611.340.893 | -1 |
Mỹ | 256.368.842 | -11,9 | 547.353.950 | 5,56 |
Malaysia | 87.644.431 | -24,55 | 206.292.258 | 10,79 |
Thái Lan | 64.859.268 | -9,74 | 137.384.767 | 24,31 |
Philippines | 53.535.901 | -10,51 | 113.410.968 | 11,21 |
Singapore | 26.342.271 | -24,29 | 61.148.813 | -50,95 |
Indonesia | 19.638.589 | -39,76 | 52.249.640 | 50,91 |
Mexico | 17.006.623 | -1,49 | 34.301.870 | 29,62 |
Hồng Kông (TQ)(Trung Quốc) | 11.506.038 | 23,34 | 20.839.466 | -40,7 |
Ấn Độ | 9.631.274 | 83,6 | 14.881.281 | 496,68 |
Đức | 4.683.127 | -23,18 | 10.780.145 | 9,06 |
Thụy Sỹ | 4.833.127 | -6,23 | 9.987.474 | 90,39 |
Hà Lan | 2.532.628 | -60,57 | 8.955.953 | 101,25 |
Đan Mạch | 283.859 | -95,16 | 6.146.851 | 1,134,85 |
Italia | 1.133.251 | -46,46 | 3.250.046 | -14,85 |
Anh | 921.437 | -51,24 | 2.811.141 | 8,67 |
Séc | 734.537 | -43,94 | 2.044.897 | 3,91 |
Tây Ban Nha | 127.360 | -91,46 | 1.619.401 | 139,04 |
Pháp | 273.590 | -68,87 | 1.234.298 | 28,88 |
Canada | 667.578 | 108 | 1.042.069 | -30,33 |
Bỉ | 232.752 | -66,76 | 933.043 | 30,29 |
Israel | 169.432 | 0,68 | 337.715 | -99,45 |
Thụy Điển | 127.650 | 194,21 | 171.037 | -61,88 |
Phần Lan | 45.174 | -48,4 | 132.714 | -96,05 |
(Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Cán cân thương mại thâm hụt mạnh trong 15 ngày đầu tháng 7 khiến kim ngạch xuất siêu lũy kế từ đầu năm giảm. Đáng quan tâm là kim ngạch xuất khẩu liên tiếp có chiều hướng giảm.
Trung Quốc đang là thị trường có mức tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong những tháng vừa qua.
6 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu thủy sản đạt 860,67 triệu USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2017.
5 tháng đầu năm 2018, Việt Nam giảm nhập khẩu thép từ thị trường thế giới, đặc biệt là từ Trung Quốc, sau khi Mỹ tung “đòn” áp thuế nhằm ngăn chặn thép giá rẻ từ Trung Quốc.
6 tháng đầu năm 2018 lượng hạt điều xuất khẩu đạt 175.078 tấn, trị giá 1,7 tỷ USD, tăng 15,7% về lượng và tăng 15,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017.
Nếu như tháng 5/2018 xuất khẩu phân bón của cả nước đã lấy lại đà tăng trưởng, thì nay sang tháng 6 giảm trở lại, giảm 33,3% về lượng và 33,3% trị giá so với tháng trước tương ứng với 65,4 nghìn tấn; 21,1 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 3,97 tỷ USD. Riêng tháng 6/2018 đạt 764,04 triệu USD, giảm nhẹ 0,2% so với tháng 5/2018.
Trong 2 quí đầu năm cả nước xuất khẩu 1,88 triệu tấn dầu thô, thu về 1,05 tỷ USD, giảm rất mạnh 50,9% về lượng và giảm 31,4% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam đạt 7,07 triệu tấn, kim ngạch 4,66 tỷ USD, tăng 11,5% về lượng và tăng 40,4% về kim ngạch so với 6 tháng đầu năm 2017.
100% nhãn tươi, nhãn khô, sầu riêng, măng cụt mà Việt Nam nhập khẩu từ Thái về đều đem xuất khẩu sang Trung Quốc? Những số liệu Việt Nam xuất khẩu trái cây công bố thật "hoành tráng", nhưng thật ra phần lớn là... xuất khẩu giùm cho Thái!
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự