Theo số liệu ước tính từ Cục XNK (Bộ Công Thương) kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sản phẩm gốm sứ trong tháng 3/2019 đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 47,4% so với tháng 2/2019 đạt khoảng 40 triệu USD.

2 tháng đầu năm 2019 nhập khẩu nhóm hàng vải đạt 1,79 tỷ USD, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu vải may mặc các loại vào Việt Nam trong tháng 2/2019 giảm mạnh 45,6% so với tháng đầu tiên của năm 2019 và cũng giảm 14,6% so với tháng 2/2018, đạt 629,6 triệu USD.
Tính chung cả 2 tháng đầu năm 2019 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng vải đạt 1,79 tỷ USD, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Ước tính kim ngạch nhập khẩu vải trong tháng 3/2019 đạt 1,05 tỷ USD, tăng 66,8% so với tháng 2/2019 và tăng 17,2% so với tháng 3/2018. Tính chung cả quý 1/2019 đạt 2,84 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp vải may mặc cho Việt Nam, chiếm tới 55,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu vải của cả nước, đạt trên 999,96 triệu USD, tăng nhẹ 0,9% so với cùng kỳ năm 2018; Trong đó, riêng tháng 2/2019 nhập khẩu từ thị trường này đạt 290,8 triệu USD, giảm mạnh 58,9% so với tháng liền kề trước đó và cũng giảm 28,2% so với cùng tháng năm 2018.
Vải nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc giảm 4% kim ngạch, đạt 308,13 triệu USD, chiếm 17,2% trong tổng kim ngạch. Riêng tháng 2/2019 đạt 128,74 triệu USD, giảm 28,2% so với tháng 1/2019 nhưng tăng 1,9% so với tháng 2/2018.
Nhập khẩu từ thị trường Đài Loan tăng nhẹ 2,8% so với cùng kỳ, đạt 221,28 triệu USD, chiếm 12,4%; riêng trong tháng 2/2019 đạt 95,83 triệu USD, giảm 23,5% so với tháng 1/2019 và giảm 0,01% so với tháng 2/2018.
Vải nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản đạt 110,04 triệu USD, chiếm 6,1% trong tổng kim ngạch, tăng 19,2%. Riêng tháng 2/2019 đạt 54,1 triệu USD, giảm 1% so với tháng 1/2019 nhưng tăng 24,8% so với tháng 2/2018.
Nhập khẩu nhóm hàng này từ thị trường các nước Đông Nam Á chỉ chiếm 3,4% trong tổng kim ngạch, đạt 61,49 triệu USD, giảm 5,1%. Riêng tháng 2/2019 giảm 28,6% so với tháng 1/2019 và giảm 9,1% so với tháng 2/2018, đạt 25,5 triệu USD.
Trong 2 tháng đầu năm nay, nhập khẩu vải may mặc từ 60% số thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, còn lại 40% số thị trường sụt giảm kim ngạch ; trong đó, tăng mạnh từ một số thị trường sau: Thụy Sĩ tăng 83,6%, đạt 0,74 triệu USD; Anh tăng 66,8%, đạt 2,99 triệu USD; Italia tăng 32,2%, đạt 12,18 triệu USD. Tuy nhiên, nhập khẩu vải sụt giảm mạnh ở các thị trường: Singapore giảm 56,6%, đạt 0,32 triệu USD; Philippines giảm 42,4%, đạt 0,03 triệu USD; Hồng Kông giảm 32,8%, đạt 22,04 triệu USD; Pakistan giảm 32,8%, đạt 4,69 triệu USD.
Nhập khẩu vải may mặc 2 tháng đầu năm 2019
ĐVT: USD
Thị trường |
T2/2019 | +/- so tháng 1/2019 (%) |
2T/2019 | +/- so với cùng kỳ năm trước (%) |
Tổng kim ngạch NK | 629.601.016 | -45,62 | 1.790.423.035 | 0,59 |
Trung Quốc đại lục | 290.800.055 | -58,94 | 999.953.113 | 0,89 |
Hàn Quốc | 128.737.156 | -28,22 | 308.130.552 | -3,95 |
Đài Loan (TQ) | 95.832.177 | -23,53 | 221.281.802 | 2,81 |
Nhật Bản | 54.103.119 | -0,97 | 110.040.982 | 19,22 |
Thái Lan | 15.926.302 | -18,11 | 35.577.574 | -9,52 |
Hồng Kông (TQ) | 7.192.323 | -51,42 | 22.043.049 | -32,79 |
Malaysia | 5.028.645 | -42,97 | 13.845.620 | 1,11 |
Italia | 4.477.827 | -41,79 | 12.180.541 | 32,15 |
Indonesia | 4.426.377 | -38,68 | 11.720.987 | 6,95 |
Ấn Độ | 5.082.106 | -19,47 | 11.466.974 | 27,16 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 2.302.191 | -37,46 | 5.983.588 | 2,65 |
Đức | 2.608.054 | -13,98 | 5.639.896 | -22,42 |
Pakistan | 1.974.436 | -27,04 | 4.692.335 | -32,78 |
Mỹ | 1.617.615 | -24,53 | 3.761.411 | 15,22 |
Anh | 538.231 | -75,16 | 2.986.744 | 66,78 |
Pháp | 579.631 | -41,17 | 1.566.630 | 4,02 |
Thụy Sỹ | 455.907 | 58,44 | 743.657 | 83,57 |
Bỉ | 202.134 | 51,26 | 335.766 | -11,91 |
Singapore | 119.815 | -41,41 | 324.312 | -56,57 |
Philippines |
| -100 | 25.604 | -42,44 |
(Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Theo số liệu ước tính từ Cục XNK (Bộ Công Thương) kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sản phẩm gốm sứ trong tháng 3/2019 đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 47,4% so với tháng 2/2019 đạt khoảng 40 triệu USD.
Đây là tháng tăng đầu tiên sau khi suy giảm hai tháng liên tiếp.
Sau khi sụt giảm ở tháng 2/2019, sang tháng 3/2019 kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm đã lấy lại đà tăng trưởng với mức tăng mạnh 81,9% so với tháng 2/2019 đạt khoảng 90 triệu USD.
Quý 1/2019 nhập khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện ước đạt 11,7 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc luôn luôn là đối tác lớn nhất nhập khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử của Việt Nam, chiếm 24,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019, chiếm tới 15,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước, trị giá 5,52 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nguyên liệu nhựa nhập khẩu vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019 đạt 933.057 tấn, tương đương 1,36 tỷ USD, tăng 13,5% về lượng và tăng 7,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Ước tính, cán cân thương mại hàng hóa quý 1/2019 của Việt Nam thặng dư 536 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức 2,7 tỷ USD của cùng kỳ năm 2018...
Tuy kim ngạch chỉ đạt 14,88 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2019, nhưng so với cùng kỳ nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Ấn Độ lại có tốc độ tăng vượt trội, gấp 5,9 lần (tức tăng 496,78%).
Sau khi sụt giảm ở tháng 2/2019, thì nay sang tháng 3/2019 kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói và thảm đã tăng mạnh trở lại, tăng gấp 2 lần (tức tăng 106,5%) so với tháng trước đạt 45 triệu USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự