Số liệu Bộ NN&PTNT cho thấy, 4 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 764 triệu USD, tăng 47,7% so với cùng kỳ 2015. Đến tháng 5/2016, con số này đã tăng lên hơn 900 triệu USD, dự kiến trái cây Việt sẽ phá kỷ lục vào cuối năm nay.

Sau khi sụt giảm ở tháng 2/2019, thì nay sang tháng 3/2019 kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói và thảm đã tăng mạnh trở lại, tăng gấp 2 lần (tức tăng 106,5%) so với tháng trước đạt 45 triệu USD.
Nâng kim ngạch 3 tháng đầu năm 2019 lên 113 triệu USD, tăng 43,8% so với cùng kỳ năm 2018, số liệu ước tính từ Cục XNK (Bộ Công Thương).
Về thị trường, hai tháng đầu năm 2019, Việt Nam xuất khẩu sản phẩm mây tre cói và thảm chủ yếu sang thị trường EU, chiếm 37,32%.
Trong số thị trường nhập khẩu sản phẩm mây, tre cói của Việt Nam, thì Mỹ là thị trường đạt kim ngạch cao nhất 18,2 triệu USD, tăng 58,19 so với cùng kỳ, riêng tháng 2/2019 Việt Nam cũng đã xuất sang Mỹ 5,89 triệu USD, giảm 52,19% so với tháng 1/2019 nhưng tăng 28,94% so với tháng 2/2018.
Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, đạt 3,31 triệu USD trong tháng 2/2019, giảm 43,58% so với tháng 1/2019 nhưng tăng 8,17% so với tháng 2/2018. Tính chung 2 tháng đã xuất sang Nhật Bản 9,19 triệu USD, tăng 13,67% so với cùng kỳ.
Đứng thứ ba là thị trường Anh, đáng chú ý tuy kim ngạch chỉ đạt 4,25 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tốc độ xuất khẩu hàng mây, tre, cói của Việt Nam sang thị trường này lại tăng khá, gấp 2,4 lần (tức tăng 138,47%), riêng tháng tháng 2/2019 kim ngạch xuất sang Anh sụt giảm 40,09% so với tháng 1/2019 tương ứng với 1,59 triệu USD, nhưng nếu so với tháng 2/2018 thì tăng gấp 2,6 lần (tức tăng 157,62%).
Kế đến là các thị trường Đức, Tây Ban Nha, Pháp… Nhìn chung, 2 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói của Việt Nam sang cấc thị trường đều có tốc độ tăng trưởng, số thị trường này chiếm 65% trong đó phải kể đến thị trường Ấn Độ, tuy kim ngạch chỉ đạt 1,2 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng vượt trội, gấp 7,8 lần (tức tăng 682,3), riêng tháng 2/2019 kim ngạch đạt 418 nghìn USD, giảm 49,68% so với tháng 1/2019 nhưng tăng gấp 6,6 lần (tức tăng 561,66%) so với tháng 2/2018.
Ngoài ra, xuất khẩu sang thị trường Nga cũng có tốc độ tăng mạnh, tăng gấp 4,4 lần (tức tăng 343,74%) đạt 481,14 nghìn USD, riêng tháng 2/2019 giảm 63,76% nhưng tăng gấp 4,5 lần (tức tăng 350,09%) so với tháng 2/2018 đạt 127,99 nghìn USD. Đối với hai thị trường Tây Ban Nha và Bỉ cũng có tốc độ tăng khá, đều tăng gấp trên 2 lần, đạt lần lượt 3,86 triệu USD và 1,22 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu sang thị trường Brazil giảm mạnh 49,95% tương ứng với 164,9 nghìn USD, riêng tháng 2/2019 giảm 78,34% so với tháng 1/2019 nhưng tăng 35,89% so với tháng 2/2018 tương ứng với 29,37 nghìn USD.
Thị trường xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói và thảm 2 tháng năm 2019
Thị trường | T2/2019 (USD) | +/- so với T1/2019 (%)* | 2T/2019 (USD) | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* |
Mỹ | 5.893.757 | 28,94 | 18.204.033 | 58,19 |
Nhật Bản | 3.316.156 | 8,17 | 9.193.693 | 13,67 |
Anh | 1.593.829 | 157,62 | 4.254.343 | 138,47 |
Đức | 1.521.281 | -18,34 | 4.224.923 | -28,35 |
Tây Ban Nha | 1.312.146 | 78,85 | 3.864.395 | 160,52 |
Pháp | 711.758 | -15,69 | 3.651.745 | 37,47 |
Hà Lan | 914.652 | 31,21 | 2.852.267 | 2,54 |
Australia | 618.278 | -36,34 | 2.572.750 | 24,66 |
Canada | 505.236 | -27,91 | 1.551.714 | -10,73 |
Hàn Quốc | 419.404 | -34,53 | 1.520.281 | -17 |
Italy | 744.742 | 121,78 | 1.401.077 | 62,17 |
Trung Quốc | 418.515 | 21,9 | 1.333.030 | 2,78 |
Ấn Độ | 418.083 | 561,66 | 1.248.952 | 682,3 |
Đan Mạch | 138.847 | -40,38 | 1.240.223 | 27,15 |
Bỉ | 452.001 | 94,83 | 1.225.633 | 114,71 |
Thụy Điển | 324.287 | -32,92 | 1.105.190 | -17,1 |
Ba Lan | 227.585 | -34,48 | 791.398 | -20,28 |
Đài Loan | 294.892 | 47,63 | 546.807 | -9,72 |
Nga | 127.991 | 350,09 | 481.149 | 343,74 |
Brazil | 29.371 | 35,89 | 164.952 | -49,95 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Số liệu Bộ NN&PTNT cho thấy, 4 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 764 triệu USD, tăng 47,7% so với cùng kỳ 2015. Đến tháng 5/2016, con số này đã tăng lên hơn 900 triệu USD, dự kiến trái cây Việt sẽ phá kỷ lục vào cuối năm nay.
Tính đến hết tháng 4/2016, giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ đạt 115,1 triệu USD, tăng 7,2% so với cùng năm trước, chiếm 22,7% tổng giá trị XK.
Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu gạo và cám gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ tạo hành lang pháp lý cho gạo và cám gạo của Việt Nam sang thị trường này thuận hơn.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho thấy, tháng 4/2016, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ đạt 38 triệu USD, giảm 0,9% so với tháng 3- đây là lần suy giảm thứ hai kể từ đầu năm. Tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 4 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ đạt 147,7 triệu USD, giảm 6,33% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2016 cả nước nhập khẩu 4,21 triệu tấn xăng dầu, trị giá 1,45 tỷ USD (tăng 17,37% về lượng, nhưng giảm 27,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước).
Trong 3 năm gần đây, nhu cầu về thịt bò của Việt Nam tăng rất nhanh trong khi sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho thấy, tháng 4/2016, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ đạt 38 triệu USD, giảm 0,9% so với tháng 3- đây là lần suy giảm thứ hai kể từ đầu năm. Tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 4 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ đạt 147,7 triệu USD, giảm 6,33% so với cùng kỳ năm trước.
Mới đây, Bộ Công Thương ban hành các quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu - những biện pháp hữu hiệu để “giải cứu” cho ngành thép trong nước. Thế nhưng, đó chỉ là biện pháp bảo hộ tạm thời, về lâu dài, nội lực mới là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp thép.
“Xây dựng thương hiệu gạo đang khoác trên mình chiếc áo quá chật. Vì thế, cần một chiếc áo rộng hơn để phù hợp với tình hình mới.” Câu nói này lại càng đúng hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế toàn cầu.
Đề xuất thành lập sàn giao dịch hồ tiêu vẫn đang được các bộ ngành cân nhắc
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự