2 tháng đầu năm 2019 nhập khẩu nhóm hàng vải đạt 1,79 tỷ USD, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Kim ngạch nhập khẩu trong tháng 3/2019 tăng 48,6% so với tháng 2/1019, nâng kim ngạch quý 1/2019 lên 57,98 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 3/2019 ước tính đạt 21,8 tỷ USD, tăng 48,6% so với tháng 2/2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 57,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 12,7 tỷ USD, tăng 42,8%.
Kim ngạch nhập khẩu phần lớn các mặt hàng tăng so với tháng trước, cụ thể: Xăng dầu tăng 75,8%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 75,1%; vải tăng 66,8%; sắt thép tăng 66,2%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 52,9%; điện thoại và linh kiện tăng 50,3%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 31,5%.
So với cùng kỳ năm 2018, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Ba tăng 14,7%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 10,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt mức tăng khá 21,7%. Một số mặt hàng có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Ô tô tăng 59,2%; sắt thép tăng 23,3%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 19,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 17,5%.
Tính chung quý 1/2019, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 57,98 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 24,09 tỷ USD, tăng 13,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 33,89 tỷ USD, tăng 6%.
Trong quý 1/2019 có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 69,5% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 11,7 tỷ USD (chiếm 20,2% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 8,7 tỷ USD, tăng 15,1%; vải đạt 2,8 tỷ USD, tăng 6,4%; sắt thép đạt 2,3 tỷ USD, tăng 4,1%; chất dẻo đạt 2,2 tỷ USD, tăng 4,1%; ô tô đạt 1,8 tỷ USD, tăng 103,7%; sản phẩm chất dẻo đạt 1,5 tỷ USD, tăng 7,8%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 1,4 tỷ USD, tăng 8,8%; hóa chất đạt 1,2 tỷ USD, tăng 7%; sản phẩm hóa chất đạt 1,2 tỷ USD, tăng 3,5%. Bên cạnh đó, một số mặt hàng có giá trị giảm so với cùng kỳ năm 2018: Điện thoại và linh kiện đạt 2,8 tỷ USD, giảm 15,4%; kim loại thường đạt 1,5 tỷ USD, giảm 11%; xăng dầu đạt 1,2 tỷ USD, giảm 47,6%.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu quý 1/2019, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 53,1 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 91,6% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (giảm 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018), trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 25,6 tỷ USD, tăng 10,5% và chiếm 44,1% (tăng 0,6 điểm phần trăm); nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 27,5 tỷ USD, tăng 6,9% và chiếm 47,5% (giảm 0,9 điểm phần trăm). Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 4,9 tỷ USD, tăng 12,5% và chiếm 8,4% (tăng 0,3 điểm phần trăm).
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu quý 1/2019, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 15 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 49%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 18,4%; vải tăng 7,1%. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 11,8 tỷ USD, tăng 1,1%, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 11,4%; điện thoại và linh kiện tăng 6,2%; sắt thép tăng 5,9%. Thị trường ASEAN đạt 8,2 tỷ USD, tăng 10,1%, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng 750,9%; sắt thép tăng 218,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 18%. Nhật Bản đạt 4,7 tỷ USD, tăng 5,6%, trong đó vải tăng 29,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 13%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 6,5%. Thị trường EU đạt 3,6 tỷ USD, tăng 18,7%, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng 840,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 32,1%. Mỹ đạt 3 tỷ USD, tăng 11,8%, trong đó thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 38,8%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 10,7%.
Nguồn: VITIC tổng hợp/Tổng cục Thống kê
Theo Vinanet.vn
2 tháng đầu năm 2019 nhập khẩu nhóm hàng vải đạt 1,79 tỷ USD, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nguyên liệu nhựa nhập khẩu vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019 đạt 933.057 tấn, tương đương 1,36 tỷ USD, tăng 13,5% về lượng và tăng 7,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Ước tính, cán cân thương mại hàng hóa quý 1/2019 của Việt Nam thặng dư 536 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức 2,7 tỷ USD của cùng kỳ năm 2018...
Tuy kim ngạch chỉ đạt 14,88 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2019, nhưng so với cùng kỳ nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Ấn Độ lại có tốc độ tăng vượt trội, gấp 5,9 lần (tức tăng 496,78%).
Sau khi sụt giảm ở tháng 2/2019, thì nay sang tháng 3/2019 kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói và thảm đã tăng mạnh trở lại, tăng gấp 2 lần (tức tăng 106,5%) so với tháng trước đạt 45 triệu USD.
Là mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu của cả nước, điện thoại và linh kiện chiếm 18,6% tổng kim ngạch, đạt 6,75 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2019, riêng tháng 2/2019 đạt 3,46 tỷ USD. Sang tháng 3/2019 ước tính kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu đạt 5,3 tỷ USD nâng kim ngạch quý 1/2019 lên khoảng 12 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Pháp là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu và nước ta đạt được thặng dư thương mại lớn với đối tác quan trọng này.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nam Phi trong hai tháng đầu năm 2019 sụt giảm nhẹ (-6,1%) so với cùng kỳ năm 2018, đạt 111,5 triệu USD.
Xuất khẩu hàng hóa tháng 3/2019 kim ngạch tăng 61,1% so với tháng 2/2019, nâng kim ngạch xuất khẩu quý 1/2019 ước đạt 58,5 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ 2018.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đan Mạch trong tháng 2/2019 giảm mạnh 63,24% so với tháng 1/2019, đạt 14,7 triệu USD nhưng tính tổng kim ngạch hai tháng đầu năm 2019 có nhích nhẹ 1,48% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 54,6 triệu USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự