Nhiều loại cây dược liệu mọc tự nhiên trong các cánh rừng ở Nghệ An đang ồ ạt “chạy” sang Trung Quốc với giá bèo. Điều đáng nói, sau khi chế biến, các doanh nghiệp Trung Quốc bán ngược lại nước ta với giá rất cao.

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, riêng trong tháng 7/2015, cả nước nhập siêu gần 500 triệu USD; nâng mức thâm hụt thương mại tính từ đầu năm đến hết tháng 7 đạt hơn 3,52 tỷ USD – vượt xa con số xuất siêu của cả năm 2014...
Nội dung nổi bật:
- Tính chung 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 91,76 tỷ USD; tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, xuất khẩu của khối FDI đạt hơn 62 tỷ USD; tăng mạnh 20,4% so với cùng kỳ.
- Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 95,29 tỷ USD; tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu của khối FDI đạt 56,72 tỷ USD; tăng 23,3%.
- Riêng trong tháng 7/2015, cả nước nhập siêu gần 500 triệu USD; nâng mức thâm hụt thương mại tính từ đầu năm đến hết tháng 7 đạt hơn 3,52 tỷ USD.
Tổng cục Hải quan vừa công bố tình hình xuất nhập khẩu cả nước 7 tháng đầu năm 2015. Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước tháng 7/2015 đạt 28,85 tỷ USD.
Về xuất khẩu, trong tháng 7, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt 14,18 tỷ USD; giảm nhẹ 1% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 91,76 tỷ USD; tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, xuất khẩu của khối FDI đạt hơn 62 tỷ USD; tăng mạnh 20,4% so với cùng kỳ.
Điện thoại các loại và linh kiện vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 7 tháng qua; với kim ngạch đạt 17,15 tỷ USD; tăng 28,6% so với cùng kỳ.
Theo sau đó là hàng dệt may đạt 12,61 tỷ USD (tăng 10,4%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 8,58 tỷ USD (tăng 55,4%); giày dép các loại đạt 6,97 tỷ USD (tăng 20,9%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 4,5 tỷ USD (tăng 10,4%) so với cùng kỳ…
Về nhập khẩu, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong tháng 7/2015 đạt 14,67 tỷ USD; tăng 1,4% so với tháng trước.
Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 95,29 tỷ USD; tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu của khối FDI đạt 56,72 tỷ USD; tăng 23,3%.
Đứng đầu nhóm sản phẩm nhập khẩu trong 7 tháng qua là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng với kim ngạch đạt 16,4 tỷ USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm trước.
Theo sau đó là máy vi tính và linh kiện đạt 13,14 tỷ USD (tăng 35%); điện thoại các loại và linh kiện đạt 6,2 tỷ USD (tăng 36,7%); vải các loại đạt 5,9 tỷ USD (tăng 9%); sắt thép các loại đạt 4,47 tỷ USD (tăng 10,5%); xăng dầu các loại đạt 3,42 tỷ USD (giảm 34%) so với cùng kỳ năm 2014…
Như vậy, riêng trong tháng 7/2015, cả nước nhập siêu gần 500 triệu USD; nâng mức thâm hụt thương mại tính từ đầu năm đến hết tháng 7 đạt hơn 3,52 tỷ USD – vượt xa con số xuất siêu của cả năm 2014.
Nhiều loại cây dược liệu mọc tự nhiên trong các cánh rừng ở Nghệ An đang ồ ạt “chạy” sang Trung Quốc với giá bèo. Điều đáng nói, sau khi chế biến, các doanh nghiệp Trung Quốc bán ngược lại nước ta với giá rất cao.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đạt 4,36 tỷ USD, nâng tổng mức nhập khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm từ nước này lên 28,4 tỷ USD.
BVSC đánh giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường EU và Mỹ sẽ không bị tác động nhiều trong khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực.
Các quy định kiểm tra chồng chéo, phí kiểm định cao, thời gian kiểm định kéo dài gây thiệt hại về kinh tế cũng như tốn kém thời gian của doanh nghiệp (DN).
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan vừa công bố ngày 20/8 cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 8/2015 (từ 1/8 đến 15/8) đạt 13,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, nếu để muộn quá, Hoa Kỳ sẽ không kịp trình Hiệp định ra Quốc hội trước khi bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 2016. Xuất phát từ đây, ông Trần Quốc Khánh cho rằng không thể tổ chức Hội nghị Bộ trưởng muộn hơn tháng Chín.
Trên 20 ha nhãn lồng Hưng Yên đạt tiêu chuẩn VietGap, được cấp mã vùng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực vào cuối năm nay, loại quả đặc sản này hoàn toàn có khả năng chinh phục thị trường ASEAN với 650 triệu dân.
Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ tác động tới nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó có mặt hàng cao su.
Mặc dù vẫn đang đứng thị trường số 1 nhập khẩu tôm vào Nhật Bản nhưng 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản đã giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU, Liên hiệp châu Âu (EU) mở cửa cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, nhưng nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam lại là mặt hàng nhạy cảm mà EU muốn bảo hộ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự