Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018 có 39/45 nhóm hàng có tốc độ tăng dương.

Mặc dù vẫn đang đứng thị trường số 1 nhập khẩu tôm vào Nhật Bản nhưng 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản đã giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay đều giảm so với các tháng của cùng kỳ 2014. Trong đó, Nhật Bản, thị trường số 1 Việt Nam xuất khẩu tôm, chiếm 25% tổng sản lượng xuất khẩu, 6 tháng đầu năm nay đạt 252,9 triệu USD, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Nguyên nhân được cho là nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa cải thiện khiến nhu cầu tiêu thụ tôm giảm. Trong đó, ảnh hưởng nặng nhất chính là do đồng Yên mất giá so với USD làm giảm nhập khẩu tôm vào Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc là các nhà cung cấp lớn tiếp theo cho Nhật Bản với thị phần lần lượt là 16%, 15%, 13% và 7%.
Trên thị trường này, tôm Việt Nam phải cạnh tranh về giá xuất khẩu so với tôm Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc. Năm ngoái, giá xuất khẩu trung bình tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt 13.7 USD/kg trong khi giá xuất khẩu trung bình của Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc lần lượt là 12USD; 13,2USD; 11,8 USD và 10,3 USD/kg.
Cũng so với các thị trường trên, giá trị nhập khẩu tôm từ Việt Nam giảm mạnh nhất (-16,7%) so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị nhập khẩu tôm từ Indonesia giảm ít nhất (-1,8%) trong khi khối lượng tăng 14,4% và Ấn Độ là nhà cung cấp duy nhất tăng xuất khẩu tôm sang Nhật Bản (+2%).
Về thuế nhập khẩu vào Nhật Bản, các nhà cung cấp tôm của Việt Nam có lợi thế hơn do chịu mức thuế thấp hơn hoặc bằng các nhà cung cấp đối thủ trên thị trường Nhật Bản.
Các chuyên gia trong ngành dự báo, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này nửa cuối năm nay dự kiến đạt 345 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm cả năm 2015 sang thị trường Nhật dự báo đạt 600 triệu USD, giảm 19% so với năm 2014.
Nguyên nhân chính là do nhu cầu tôm từ thị trường Nhật Bản dự kiến vẫn thấp trong 6 tháng cuối năm do đồng yên giảm giá và suy thoái kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018 có 39/45 nhóm hàng có tốc độ tăng dương.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 3,21 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó riêng tháng 5/2018 đạt 765,75 triệu USD, tăng 11,9% so với tháng 4/2018 và tăng 7,9% so với tháng 5/2017.
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 373.221 tấn chất dẻo nguyên liệu, thu về 356,9 triệu USD, tăng 145,3% về lượng và tăng 93% về kim ngạch so với 5 tháng đầu năm 2017. Giá xuất khẩu đạt trung bình 956,3 USD/tấn, giảm 21%.
Xuất khẩu gạo sang Bangladesh tăng gấp 90,8 lần về lượng và gấp 61,6 lần về kim ngạch; sang Indonesia cũng tăng gấp 291 lần về lượng, gấp 269 lần về kim ngạch.
Ấn Độ là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, đạt kim ngạch tỷ đô trong 5 tháng đầu năm 2018.
Hầu hết các nhóm hàng đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ,trong đó xuất khẩu chè tăng mạnh nhất 132,3%.
Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm đã tăng trở lại trong tháng 5, tăng 44,7% so với tháng 4 đạt 38,4 triệu USD, nâng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 5 tháng đầu năm 2018 lên 172,4 triệu USD, tăng 9,23% so với cùng kỳ năm 2017.
Nguyên phụ liệu dược phẩmnhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Mỹ đạt 17,33 tỷ USD (tăng 12,1% so với 4 tháng đầu năm 2017).
Nhóm hàng công nghiệp chiếm trên 60% tỷ trọng - tiếp tục là nhóm hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Pháp trong 5 tháng đầu năm 2018.
Tuy là mặt hàng kim ngạch chỉ đạt 3,6 triệu USD, chiếm 0,1% tổng kim ngạch trong 5 tháng đầu năm 2018, nhưng xuất khẩu dây điện và dây cáp điện sang thị trường Anh tăng đột biến, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự