Gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,9 tỷ USD, đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 trên thế giới, sau Trung Quốc, Đức và Italia.

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan vừa công bố ngày 20/8 cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 8/2015 (từ 1/8 đến 15/8) đạt 13,3 tỷ USD.
Cụ thể, về tình hình nhập khẩu, từ ngày 1/8 đến 15/8, Việt Nam nhập khẩu 6,7 tỷ USD. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu ước đạt 4 tỷ USD. Cộng dồn từ đầu năm đến giữa tháng 8 Việt Nam nhập khẩu ước đạt 102 tỷ USD.
Trong tháng 8, các mặt hàng Việt Nam nhập nhiều nhất vẫn là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khá, giá trị nhập khẩu ước đạt 1,1 tỷ USD; Điện thoại các loại và linh kiện đạt 408 triệu USD; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt gần 1 tỷ USD; Sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép đạt 614 triệu USD; Thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt gần 240 triệu USD .
Thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam vẫn là Trung Quốc.
Về tình hình xuất khẩu, nửa đầu tháng 8, Việt Nam xuất khẩu ước đạt 6,6 tỷ USD, trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 4,6 tỷ USD. Nâng tổng giá trị xuất khẩu từ đầu năm đến ngày 15/8 đạt 98,5 tỷ USD.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu vẫn là dệt may, vải các loại, giá trị xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD; Điện thoại các loại và linh kiện ước đạt 1,4 tỷ USD; Máy vi tính, sản phẩm điện tử đạt 617 triệu USD; Giày dép các loại ước đạt gần 500 triệu USD.
Lũy kế đến 15/8, máy vi tính, sản phẩm điện tử là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất với hơn 18,56 tỷ USD, tiếp theo là dệt may 13,67 tỷ USD, máy vi tính sản phẩm điện tử đạt hơn 9 tỷ USD, giày dép các loại 7,46 tỷ USD, gỗ và các sản phẩm gỗ hơn 4 tỷ USD, hàng thủy sản 3,87 tỷ USD.
Như vậy, về cán cân thương mại, tính từ đầu năm đến ngày 15/8, Việt Nam nhập siêu 3,5 tỷ USD. Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 5,97 tỷ USD.
Gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,9 tỷ USD, đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 trên thế giới, sau Trung Quốc, Đức và Italia.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch XK mực, bạch tuộc của cả nước đạt 179,35 triệu USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Tính riêng tháng 6/2016, nhập khẩu cao su đạt 35,4 nghìn tấn, trị giá 57 triệu USD, giảm 0,6% về lượng, nhưng tăng 1,5% về trị giá so với cùng kỳ 2015.
Trong số những thị trường Việt Nam xuất khẩu hàng mây, tre, cói thảm thì Hoa Kỳ là thị trường chủ lực, chiếm 23,3% tổng kim ngạch.
Nếu như hai tháng đầu năm xuất khẩu than đá suy giảm cả lượng và trị giá thì ba tháng liên tiếp sau đó lại tăng trưởng khá mạnh, tăng mạnh nhất là vào tháng 3 với mức tăng 827,4% về lượng và tăng 321,7% về trị giá so với tháng 2.
Giày dép là nhóm hàng đứng thứ 4 về kim ngạch xuất khẩu của cả nước (sau nhóm hàng điện thoại, dệt may và máy vi tính). Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong tháng 6/2016 đạt 1,23 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng 5/2016; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sang các thị trường trong 2 quí đầu năm 2016 lên 6,27 tỷ USD, tăng trưởng 7,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Số liệu từ TCHQ Việt Nam cho thấy, nửa đầu năm nay, nhập khẩu đậu tương của cả nước suy giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2015, giảm lần lượt 11,5% và 23,7%, tương ứng với 764,4 nghìn tấn, trị giá 308,8 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả trong 6 tháng đầu năm ước đạt 1,16 tỷ USD, tăng 31,22% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ rau quả Việt Nam nhiều nhất, đạt 803,8 triệu USD, tăng gần 218% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm tới 69,5% tổng lượng rau quả xuất khẩu của cả nước.
Gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 6,9 tỷ USD, đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 trên thế giới, sau Trung Quốc, Đức và Ý.
Trung Quốc là thị trường chính Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất trong nửa đầu năm nay, chiếm 52% tổng kim ngạch, đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,99% so với cùng kỳ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự