Mặc dù lượng sắn xuất khẩu sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá sắn xuất khẩu lại tăng mạnh 48,3% so với cùng kỳ, đạt 368,3 USD/tấn.

Đang có những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại thời gian gần đây nhưng không thể phủ nhận hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước những tháng qua vẫn ghi được dấu ấn quan trọng. Đóng góp tích cực vào kết quả chung là những ngành hàng, thị trường và tỉnh, thành phố có kim ngạch lớn từ 10 tỷ USD trở lên.
Cơ cấu tỷ trọng kim ngạch 6 địa phương dẫn đầu trong tổng kim ngạch XNK cả nước tính hết tháng 6/2018. Biểu đồ: T.Bình.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử góp mặt cả “xuất và nhập”
Thông tin cập nhật của Tổng cục Hải quan đến 15/7 cho thấy, tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 242,454 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 122,495 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 119,959 tỷ USD.
Lĩnh vực xuất khẩu có 3 nhóm hàng đạt trị giá kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên gồm: Điện thoại và linh kiện; dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Ở lĩnh vực nhập khẩu, số lượng nhóm hàng đạt được kết quả này là 2 với máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nhóm máy móc, thiết bị.
Như vậy, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử là nhóm hàng duy nhất có mặt trong cả 2 top đầu về xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta.
Qua theo dõi của phóng viên, số lượng các nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên không thay đổi so với cùng kỳ 2017. Nhưng điểm quan trọng là 3 nhóm hàng chủ lực đều duy trì được đà tăng trưởng khá, đóng góp con số tăng thêm hàng tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, mặt hàng điện thoại và linh kiện đạt 24,05 tỷ USD, tăng 3,08 tỷ USD; dệt may đạt 14,913 tỷ USD, tăng thêm 1,943 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 14,376 tỷ USD, tăng thêm 1,754 tỷ USD. Như vậy, chỉ tính riêng 3 nhóm hàng này, kim ngạch xuất khẩu tăng thêm lên đến 6,777 tỷ USD, đóng góp tới 42,3 điểm phần trăm trong tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu tăng thêm của cả nước trong cùng thời điểm (tính đến 15/7, kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng thêm 16,012 tỷ USD so với cùng kỳ 2017).
Ở lĩnh vực nhập khẩu, số lượng và danh mục nhóm hàng không thay đổi so với thời điểm này năm ngoái. Tuy nhiên, vị trí các nhóm hàng có sự đảo chiều khi máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vượt lên đứng thứ nhất với kim ngạch đạt 21,271 tỷ USD, trong khi máy móc, thiết bị chỉ đạt 17,283 tỷ USD.
Sự đảo chiều của 2 nhóm hàng xuất phát từ việc sụt giảm kim ngạch của nhóm hàng máy móc thiết bị trong khi nhóm hàng máy vi tính vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Cụ thể, hết 15/7, nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng thêm 2,516 tỷ USD, trong khi nhóm hàng máy móc, thiết bị sụt giảm tới 1,505 tỷ USD.
Hoa Kỳ - thị trường số 1 về xuất khẩu
Liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, cập nhật theo thị trường của Tổng cục Hải quan đến hết tháng 6, cả nước có 2 thị trường đạt trị giá kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Trong đó, Hoa Kỳ tiếp tục duy trì vị trí số 1 với trị giá kim ngạch đạt 21,6 tỷ USD, tăng 2,23 tỷ USD, tương đương tốc độ tăng trưởng 11,3% so với cùng kỳ 2017. Thậm chí, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này còn lớn hơn tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu sang tất cả các thị trường thuộc Liên minh châu Âu- EU (các thị trường thuộc EU đạt 20,61 tỷ USD) hay tổng kim ngạch xuất khẩu sang tất cả các thị trường ở ASEAN (các thị trường ASEAN đạt 12,65 tỷ USD).
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của nước ta với kim ngạch đạt 16,62 tỷ USD. Tuy nhiên, so với thị trường Hoa Kỳ, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc cao hơn nhiều, đạt gần 28% (con số tuyệt đối tăng thêm 3,63 tỷ USD).
Trong khi đó, 2 thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam đều nằm ở khu vực châu Á là Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 30,2 tỷ USD và Hàn Quốc đạt 22,6 tỷ USD. Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc sụt giảm 100 triệu USD so với cùng kỳ 2017. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Việt Nam với kim ngạch tăng thêm 3,3 tỷ USD. Như vậy, chỉ tính riêng 2 thị trường này chiếm đến 44% tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
6 tỉnh, thành phố đạt tổng kim ngạch xuất nhập khẩu từ 10 tỷ USD trở lên gồm:
TP.HCM đạt 40,626 tỷ USD (xuất khẩu 17,836 tỷ USD, nhập khẩu 22,69 tỷ USD); Bắc Ninh đạt 29,28 tỷ USD (xuất khẩu đạt 16,44 tỷ USD, nhập khẩu 12,84 tỷ USD); Hà Nội đạt 21,901 tỷ USD (xuất khẩu 6,83 tỷ USD, nhập khẩu 15,071 tỷ USD); Bình Dương đạt 19,995 tỷ USD (xuất khẩu 11,214 try USD, nhập khẩu 8,781 tỷ USD); Thái Nguyên đạt 19,488 tỷ USD (xuất khẩu 12,481 tỷ USD, nhập khẩu 7,007 tỷ USD); Đồng Nai đạt 16,723 tỷ USD (xuất khẩu 8,872 tỷ USD, nhập khẩu 7,851 tỷ USD).
Với tổng trị giá kim ngạch đạt 148,013 tỷ USD, 6 địa phương nêu trên chiếm tới 61% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong 6 tháng đầu năm.
(Thống kê hết tháng 6, nguồn TCHQ)
Nguồn: Baohaiquan.vn
Mặc dù lượng sắn xuất khẩu sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá sắn xuất khẩu lại tăng mạnh 48,3% so với cùng kỳ, đạt 368,3 USD/tấn.
Nửa đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga chiếm 1,08% tỷ trọng của cả nước, đạt 1,2 tỷ USD tăng 23,45% so với cùng kỳ 2017, trong đó nhóm hàng sắt thép tăng vượt trội.
Than là nhóm hàng nhập khẩu tăng rất mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng than nhập về Việt Nam tăng trên 61% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 10,34 triệu tấn, kim ngạch cũng tăng 83,9%, trị giá gần 1,21 tỷ USD.
Sau khi suy giảm cả lượng và trị giá trong tháng 5/2018, sang tháng 6 xuất khẩu mặt hàng xăng dầu đã lấy lại đà tăng trưởng, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong nửa đầu năm 2018 trên 1 tỷ USD.
Chiếm 19% thị phần nhóm hàng và 18,1% tỷ trọng, Trung Quốc tiếp tục là thị trường chủ lực cung cấp giấy cho Việt Nam trong nửa đầu năm 2018.
Xuất khẩu rau quả suốt mấy năm liền luôn tăng trưởng mạnh mẽ, tháng 7/2018, kim ngạch xuất khẩu rau quả ước đạt 290 triệu USD; lũy kế 7 tháng đầu năm 2018, giá trị xuất khẩu rau quả đạt 2,29 tỷ USD, bằng 57,25% mục tiêu cả năm. Còn 5 tháng nữa để các doanh nghiệp rau quả tăng tốc đưa giá trị xuất khẩu của ngành vươn tới con số 4 tỷ USD như kỳ vọng.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ, tháng 6/2018 cả nước đã nhập khẩu 792,7 nghìn tấn ngô, trị giá 173,2 triệu USD, giảm 24,4% về lượng và 19,6% trị giá so với tháng 5/2018 – đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp.
Cán cân thương mại thâm hụt mạnh trong 15 ngày đầu tháng 7 khiến kim ngạch xuất siêu lũy kế từ đầu năm giảm. Đáng quan tâm là kim ngạch xuất khẩu liên tiếp có chiều hướng giảm.
Kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan giảm khiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng này chậm hơn nhiều so với cùng kỳ và thông lệ nhiều năm gần đây.
Theo ước tính của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), kim ngạch xuất khẩu cà phê niên vụ 2017 – 2018 sẽ giảm 10,5% so với niên vụ trước vì giá cà phê nhân đang ở mức rất thấp.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự