Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 791,3 triệu USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 4 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 215,2 triệu USD, tăng 7,1% so với tháng 3/2016.

Trung Quốc - thị trường lớn nhất cung cấp vải may mặc cho Việt Nam, chiếm 52% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu vải may mặc các loại 3 tháng đầu năm 2018 trị giá 2,67 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2017. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này chiếm 5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước. Riêng tháng 3 nhập khẩu tăng 21,1% so với tháng 2, đạt 893,21 triệu USD.
Trung Quốc - thị trường lớn nhất cung cấp vải may mặc cho Việt Nam, chiếm 52% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước. Tháng 3/2018 nhập khẩu vải từ thị trường này giảm nhẹ 2% kim ngạch so với tháng trước đó, đạt 396,95 triệu USD; Tính chung cả 3 tháng đầu năm, nhập khẩu tăng 15,8% so với cùng kỳ, đạt 1,39 tỷ USD.
Thị trường lớn thứ 2 là Hàn Quốc, kim ngạch tăng mạnh 35,5% trong tháng 3, đạt 171,16 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu cả 3 tháng lên 491,9 triệu USD, chiếm 18,5% tổng kim ngạch, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Đài Loan xếp thứ 3 về kim ngạch cũng tăng 66,2% trong tháng 3, với 159,31 triệu USD; Tính chung cả 3 tháng đầu năm, kim ngạch tăng 4,9% so với cùng kỳ, đạt 372,37 triệu USD, chiếm 14% trong tổng kim ngạch.
Tháng 3/2018 kim ngạch nhập khẩu vải tăng trưởng ở hầu hết các thị trường; Trong đó, đáng chú ý nhất là nhập khẩu từ Thụy Sỹ mặc dù kim ngạch không cao, chỉ 0,48 triệu USD, nhưng so với tháng 2 tăng tới 170%; Tiếp sau đó là các thị trường cũng tăng trưởng mạnh về kim ngạch như: Bỉ (+108,7%), Thổ Nhĩ Kỳ (+97,2%), Đức (+96%), Ấn Độ (+89,6%), Italia (+84%).
Tính chung cả 3 tháng đầu năm, nhập khẩu vải may mặc từ phần lớn các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; Trong đó tăng mạnh nhất là từ thị trường Thụy Sĩ 230,8%, đạt 0,88 triệu USD; Bên cạnh đó nhập khẩu từ Malaysia cũng tăng mạnh 83,6%, đạt 21,07 triệu USD; Nhập từ Anh tăng 78%, đạt 2,52 triệu USD. Ngược lại, chỉ có 3 thị trường nhập khẩu sụt giảm so với cùng kỳ, đó là Philippines, Mỹ và Pakistan với mức giảm lần lượt 80,4%, 31,8% và 7,7% về kim ngạch.
Nhập khẩu vải may mặc 3 tháng đầu năm 2018
ĐVT: USD
Thị trường |
T3/2018 | % tăng giảm so với T2/2018 |
Quý 1/2018 | % tăng giảm so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch NK | 893.206.275 | 21,12 | 2.665.533.008 | 13,58 |
Trung Quốc | 396.953.265 | -2,04 | 1.386.651.159 | 15,84 |
Hàn Quốc | 171.158.195 | 35,51 | 491.899.878 | 12,06 |
Đài Loan | 159.314.206 | 66,22 | 372.366.157 | 4,93 |
Nhật Bản | 61.078.585 | 40,86 | 150.289.274 | 7,05 |
Thái Lan | 28.581.694 | 75,18 | 67.906.414 | 34,98 |
Hồng Kông | 19.737.884 | 51,08 | 52.535.975 | 1,96 |
Malaysia | 7.380.527 | 38,64 | 21.074.637 | 83,59 |
Italia | 7.078.013 | 84,05 | 16.294.879 | 29,54 |
Ấn Độ | 6.822.306 | 89,62 | 15.840.397 | 29,17 |
Indonesia | 4.832.138 | -21,69 | 15.791.718 | 30,79 |
Đức | 5.876.202 | 96,07 | 13.146.156 | 31,61 |
Pakistan | 4.374.139 | 32,18 | 11.354.584 | -7,71 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 3.511.322 | 97,15 | 9.340.339 | 53,05 |
Mỹ | 2.428.785 | 68,86 | 5.693.192 | -31,75 |
Anh | 728.651 | 7,04 | 2.517.114 | 78,09 |
Pháp | 733.644 | -8,78 | 2.240.985 | 28,07 |
Singapore | 392.947 | 84,34 | 1.139.611 | 37,77 |
Bỉ | 594.814 | 108,69 | 975.960 | 28,8 |
Thụy Sỹ | 478.714 | 169,84 | 883.826 | 230,8 |
Philippines | 20.767 | -40,54 | 65.250 | -80,37 |
(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet
Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 791,3 triệu USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 4 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 215,2 triệu USD, tăng 7,1% so với tháng 3/2016.
Tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 4/2016, Việt Nam đã xuất khẩu 1,6 triệu tấn sắn và sản phẩm, trị giá 427,7 triệu USD, giảm 12,57% về lượng và giảm 26,17% về trị giá so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng năm 2016, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc trị giá 14,73 tỷ USD, giảm 3,67% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 5,8 tỷ USD, tăng tới 16,5%.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 10 năm trở lại đây. Theo đó, nếu năm 2006 chỉ đạt kim ngạch 5,23 tỷ USD đến năm 2015 là 14,13 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng bình quân 14,1%/năm.
“Câu lạc bộ” các mặt hàng xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên đã gia tăng qua các năm. Năm 2016 mới qua 5 tháng đã có 12 mặt hàng đạt từ 1 tỷ USD trở lên.
-Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng là nhóm hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Nhật, trị giá 1,26 tỷ USD.
Điện thoại và linh kiện là mặt hàng đạt kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Áo trong 4 tháng năm 2016, thu về 621,04 triệu USD, tăng 12,94% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 80% tổng trị giá xuất khẩu sang Áo.
Sau khi tăng trưởng kim ngạch trong tháng 3, sang tháng 4 kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói thảm lại giảm 11,4 so với tháng trước chỉ đạt 18,9 triệu USD, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 4, kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói thảm đạt 86,7 triệu USD, tăng 1,45% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, hàng hóa của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2016 đạt 5,91 tỷ USD, tăng 22,57% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 112,6 triệu USD nguyên phụ liệu dược phẩm, tăng 12,58% so với cùng kỳ năm trước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự