Với CPTPP, Nhật Bản lần đầu tiên cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Sau khi sụt giảm ở tháng 2/2019, sang tháng 3/2019 kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm đã lấy lại đà tăng trưởng với mức tăng mạnh 81,9% so với tháng 2/2019 đạt khoảng 90 triệu USD.
Nâng kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy quý 1/2019 lên 229 triệu USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2018, số liệu ước tính từ Cục XNK (Bộ Công Thương).
Về thị trường, trong hai tháng đầu năm 2019 Việt Nam xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, chiếm trên 33% tỷ trọng.
Trong số những thị trường nhập khẩu sản giấy và sản phẩm giấy của Việt Nam, thì Trung Quốc đại lục là thị trường đạt kim ngạch cao nhất 21,6 triệu USD, tăng 75,62% so với cùng kỳ, riêng tháng 2/2019 đã xuất sang thị trường này 9,7 triệu USD, giảm 17,67% so với tháng 1/2019 nhưng tăng 8,11% so với tháng 2/2018.
Đứng thứ hai là thị trường Mỹ, đạt 5,4 triệu USD trong tháng 2/2019, giảm 59,13% so với tháng 1/2019 nhưng tăng 10,91% so với tháng 2/2018. Tính chung 2 tháng đã xuất sang Mỹ 18,32 triệu USD, tăng 70,02% so với cùng kỳ.
Đứng thứ ba là thị trường Đài Loan (TQ), với kim ngạch đạt 4,08 triệu USD giảm 62,56% so với tháng 1/2019 và giảm 14,13% so với tháng 2/2018. Tính chung 2 tháng 2019, Việt Nam đã xuất sang Đài Loan (TQ) 14,98 triệu USD, tăng 9,45% so với cùng kỳ.
Kế đến là các thị trường Campuchia, Nhật Bản, Indonesia…. Nhìn chung, 2 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng, số thị trường này chiếm 82,35% trong đó phải kể đến thị trường Anh và UAE. Đây là hai thị trường có tốc độ tăng vượt trội tuy kim ngạch chưa đạt tới triệu USD. Cụ thể, xuất sang thị trường Anh tăng nhiều nhất gấp 3,3 lần (tức tang 273,84%) tuy chỉ đạt 805,3 nghìn USD, riêng tháng 2/2019 đã xuất sang Anh 294,4 nghìn USD, giảm 42,37% so với tháng 1/2019 nhưng tăng gấp 2,2 lần (tức tăng 160,33%) so với tháng 2/2018; thị trường UAE tăng gấp 2,2 lần (tức tăng 151,63%) đạt 902,7 nghìn USD, riêng tháng 2/2019 đạt 423,9 nghìn USD, giảm 13,58% so với tháng 1/2019 và tăng gấp 7,6 lần (tức tăng 600,06%) so với tháng 2/2018.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu sang thị trường Lào giảm mạnh 24,54% tương ứng với 494 nghìn USD, riêng tháng 2/2019 giảm 62,61% so với tháng 1/2019 và giảm 37,64% so với tháng 2/2018 tương ứng với 136,27 nghìn USD.
Thị trường xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy
Thị trường | T2/2019 (USD) | +/- so với T1/2019 (%)* | 2T/2019 (USD) | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* |
Trung Quốc | 9.774.072 | -17,67 | 21.645.548 | 75,62 |
Mỹ | 5.406.240 | -59,13 | 18.326.479 | 70,02 |
Đài Loan (TQ) | 4.082.210 | -62,56 | 14.986.676 | 9,45 |
Campuchia | 4.205.411 | -52,9 | 13.072.112 | 51,61 |
Nhật Bản | 4.023.117 | -44,68 | 11.263.907 | -19,88 |
Indonesia | 3.664.405 | -48,07 | 10.721.184 | 90,31 |
Thái Lan | 4.009.035 | -12,89 | 8.615.037 | 63,06 |
Malaysia | 2.620.749 | -22,02 | 5.981.778 | 5,2 |
Australia | 1.689.446 | -59,23 | 5.832.861 | 42,57 |
Singapore | 2.465.143 | -22,63 | 5.651.017 | -3,14 |
Hàn Quốc | 1.230.741 | -50,41 | 3.718.491 | 37,81 |
Philippines | 479.517 | -67,26 | 1.944.131 | -64,2 |
HongKong (TQ) | 553.451 | -48,11 | 1.619.999 | 41,97 |
UAE | 423.944 | -13,58 | 902.725 | 151,63 |
Anh | 294.442 | -42,37 | 805.343 | 273,84 |
Lào | 136.277 | -62,61 | 494.022 | -24,54 |
Đức | 119.657 | -35,84 | 306.148 | 63,54 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Với CPTPP, Nhật Bản lần đầu tiên cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 3/2019 đạt 345 triệu USD, tăng 42% so với tháng trước đó và tăng 1,01% so với cùng tháng năm ngoái.
Gạo là mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Philippines trong quý đầu năm nay, chiếm 22,1% trong tổng kim ngạch.
Trong quý 1/2019, kim ngạch xuất khẩu chè sang Pakistan tăng 73,8%, sang Trung Quốc tăng 126,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu ước tính từ Cục XNK (Bộ Công Thương) kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sản phẩm gốm sứ trong tháng 3/2019 đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 47,4% so với tháng 2/2019 đạt khoảng 40 triệu USD.
Đây là tháng tăng đầu tiên sau khi suy giảm hai tháng liên tiếp.
Quý 1/2019 nhập khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện ước đạt 11,7 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc luôn luôn là đối tác lớn nhất nhập khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử của Việt Nam, chiếm 24,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019, chiếm tới 15,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước, trị giá 5,52 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2018.
2 tháng đầu năm 2019 nhập khẩu nhóm hàng vải đạt 1,79 tỷ USD, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự