Khi không có TPP, các DN Việt vẫn xuất khẩu được vào thị trường Mỹ nếu đáp ứng tốt các tiêu chí an toàn sản phẩm, nguồn cung cấp có trách nhiệm, tuân thủ và minh bạch được áp dụng...

Vải có xuất xứ từ Trung Quốc được nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất, chiếm tới 57,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu vải của cả nước.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu vải may mặc các loại vào Việt Nam tăng tháng thứ 2 liên tiếp. Cụ thể, tháng 3/2019 tăng mạnh 71,9%, tháng 4/2019 tăng tiếp 11,5% so với tháng 3/2019 và cũng tăng 9,8% so với tháng 4/2018, đạt 1,21 tỷ USD.
Tính chung cả 4 tháng đầu năm 2019 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng vải đạt 4,08 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 5,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Vải có xuất xứ từ Trung Quốc được nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất, chiếm tới 57,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu vải của cả nước, đạt gần 2,34 tỷ USD, tăng nhẹ 16,7% so với cùng kỳ năm 2018; Trong đó, riêng tháng 4/2019 nhập khẩu từ thị trường này đạt 735,78 triệu USD, tăng 22,3% so với tháng liền kề trước đó và cũng tăng 19,2% so với cùng tháng năm 2018.
Nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc trong tháng 4/2019 đạt 166,59 triệu USD, giảm 0,4% so với tháng 3/2019 và cũng giảm 6,2% so với tháng 4/2018; tính chung cả 4 tháng đầu năm cũng giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 641,62 triệu USD, chiếm 15,7% trong tổng kim ngạch.
Nhập khẩu từ thị trường Đài Loan trong tháng 4/2019 mặc dù giảm 6,4% so với tháng 3/2019 nhưng tăng 1,8% so với tháng 4/2018, đạt 143,52 triệu USD; nâng kim ngạch cả 4 tháng đầu năm lên 518,07 triệu USD, chiếm 12,7%, tăng 0,9% so với cùng kỳ.
Vải xuất xứ từ thị trường Nhật Bản nhập khẩu về Việt Nam 4 tháng đạt 237,19 triệu USD, chiếm 5,8% trong tổng kim ngạch, tăng 10,2%. Riêng tháng 4/2019 đạt 63,05 triệu USD, giảm 1,5% so với tháng 3/2019 và giảm 2,9% so với tháng 4/2018.
Trong 2 tháng đầu năm nay, nhập khẩu vải may mặc về Việt Nam tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước ở một số thị trường sau: Anh tăng 60,2%, đạt 6,23 triệu USD; Italia tăng 41,7%, đạt 33,38 triệu USD; Pháp tăng 16,4%, đạt 3,52 triệu USD. Ngược lại, nhập khẩu vải sụt giảm mạnh ở các thị trường: Pakistan giảm 32,6%, đạt 10,53 triệu USD; Đức giảm 27,3%, đạt 12,59 triệu USD; Hồng Kông giảm 24%, đạt 56,07 triệu USD; Bỉ giảm 23,3%, đạt 0,91 triệu USD.
Nhập khẩu vải may mặc 4 tháng đầu năm 2019
ĐVT: USD
Thị trường |
T4/2019 | +/- so tháng 3/2019 (%) |
4T/2019 | +/- so với cùng kỳ năm trước (%) |
Tổng kim ngạch NK | 1.207.038.981 | 11,53 | 4.078.981.838 | 8,39 |
Trung Quốc đại lục | 735.780.615 | 22,31 | 2.336.958.587 | 16,68 |
Hàn Quốc | 166.586.425 | -0,41 | 641.623.884 | -4,13 |
Đài Loan (TQ) | 143.519.933 | -6,37 | 518.067.704 | 0,92 |
Nhật Bản | 63.054.914 | -1,48 | 237.194.890 | 10,21 |
Thái Lan | 22.350.380 | -12,34 | 83.416.133 | -6,85 |
Hồng Kông (TQ) | 18.860.455 | 24,39 | 56.065.681 | -23,96 |
Italia | 9.806.322 | -13,9 | 33.377.030 | 41,72 |
Malaysia | 9.801.597 | 12,5 | 32.359.993 | 10,52 |
Ấn Độ | 7.357.909 | 56,88 | 23.515.101 | 0,13 |
Indonesia | 4.212.401 | -6,35 | 20.433.494 | -3,82 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 4.873.422 | 95,87 | 13.318.729 | 5,54 |
Đức | 2.885.035 | -28,98 | 12.587.096 | -27,34 |
Pakistan | 3.605.332 | 61,78 | 10.526.672 | -32,59 |
Mỹ | 2.195.805 | -15,15 | 8.545.535 | 7,6 |
Anh | 1.217.943 | -39,92 | 6.231.818 | 60,23 |
Campuchia | 798.530 | -39,63 | 5.141.494 |
|
Pháp | 843.102 | -24,41 | 3.524.684 | 16,37 |
Thụy Sỹ | 676.045 | 339,23 | 1.573.617 | -6,29 |
Singapore | 181.943 | -72,49 | 1.167.518 | -22,44 |
Bỉ | 128.187 | -71,26 | 909.979 | -23,25 |
Philippines |
|
| 55.178 | -19,22 |
(* Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Khi không có TPP, các DN Việt vẫn xuất khẩu được vào thị trường Mỹ nếu đáp ứng tốt các tiêu chí an toàn sản phẩm, nguồn cung cấp có trách nhiệm, tuân thủ và minh bạch được áp dụng...
Tính đến hết tháng 9/2017, cán cân thương mại Việt Nam thặng dư 24,1 tỷ USD trong thương mại hàng hóa với Mỹ, tương đương 78% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt được thông tin, lợi ích mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) mang lại dẫn đến “bỏ quên” các ưu đãi lẽ ra được hưởng.
Đây là thông tin được Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) đưa ra tại Hội thảo “Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2017” diễn ra mới đây tại Hà Nội.
Từ vị trí là khu vực chủ lực về xuất khẩu, khối các doanh nghiệp trong nước hiện chỉ còn đóng góp chưa tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước so với mức 63% của 10 năm trước.
Liên quan đến yêu cầu công nhận tương đương cho ngành cá tra Việt Nam trong chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, nhiều khả năng tháng 3-2018 sẽ là thời hạn cuối để Mỹ đưa ra quyết định.
Cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam trong nửa đầu tháng 10 tiếp tục đạt mức thặng dư 707 triệu đô la Mỹ, đưa cán cân thương mại hàng hóa của cả nước từ đầu năm đến giữa tháng 10 đạt mức thặng dư gần 1,09 tỉ đô la Mỹ, một kết quả đảo chiều so với những tháng đầu năm.
Lô hàng nhập từ Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm đã bị hải quan Hải Phòng giữ lại khiến một doanh nghiệp của Lào nhờ Đại sứ quán Lào và Bộ Công thương can thiệp.
Sau Liên minh châu Âu (EU), Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy hải sản thứ hai trên thế giới áp dụng chương trình giám sát thủy hải sản nhập khẩu.
Tổng số tiền thuế Việt Nam phải đóng để xuất khẩu vào thị trường Mỹ cao thứ 2, chỉ xếp sau Trung Quốc.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự