Đây là thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm của Việt Nam trong năm 2018, chiếm 62,7% tổng kim ngạch, tăng 34,74% so với năm 2017.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đan Mạch trong tháng 2/2019 giảm mạnh 63,24% so với tháng 1/2019, đạt 14,7 triệu USD nhưng tính tổng kim ngạch hai tháng đầu năm 2019 có nhích nhẹ 1,48% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 54,6 triệu USD.
Tính riêng táng 2/2019, tất cả các nhóm hàng xuất sang Đan Mạch đều có trị giá sụt giảm. Giảm mạnh nhất là sản phẩm mây, tre, cói, thảm với (-87,39%) so với tháng trước đó, chỉ đạt 138.847 USD. Theo sát là nhóm hàng đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận với mức giảm (-86,42%) đạt 64.415 USD. Đây là mặt hàng có trị giá thấp nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đan Mạch trong tháng 2/2019. Tiếp đến là mặt hàng giày dép các loại với mức giảm (-76,46%) đạt 839.613 USD. Sản phẩm gốm, sứ cũng sụt giảm tới (-70,92%) đạt 251.986 USD.
Có thể nói mặt hàng cà phê trong hai tháng đầu năm xuất sang một số thị trường đều bị sụt giảm cả về lượng và trị giá, trong đó có Mexico và Đan Mạch. Nước này đã giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đẩy lượng giảm (-47,26%) đạt 231 tấn và trị giá giảm (-51,87%) đạt 400.713 USD.
Hàng dệt, may là nhóm hàng chiếm thị phần cao nhất (20,12%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Đan Mạch trong hai tháng đầu năm 2019, đạt 11 triệu USD, giảm nhẹ 5,26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh các nhóm hàng có trị giá xuất khẩu giảm, gỗ và sản phẩm gỗ lại là mặt hàng có trị giá tăng khá trong hai tháng đầu năm 2019 với (45,36%) so với cùng kỳ năm 2018, mặc dù chỉ có thị phần nhỏ (10,17%) đạt 5,6 triệu USD.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Đan Mạch 2 tháng năm 2019
Mặt hàng | 2T/2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 54.682.747 |
| 1,48% |
Hàng thủy sản |
| 5.744.690 |
| 8,72% |
Cà phê | 231 | 400.713 | -47,26% | -51,87% |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 2.187.050 |
| -6,34% |
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù |
| 1.000.690 |
| -42,70% |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
| 1.240.223 |
| 27,15% |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 5.563.518 |
| 45,36% |
Hàng dệt, may |
| 11.004.884 |
| -5,26% |
Giày dép các loại |
| 4.406.179 |
| -11,06% |
Sản phẩm gốm, sứ |
| 1.118.563 |
| -1,31% |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 2.059.367 |
| 2,78% |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
| 3.286.539 |
| -25,72% |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 927.287 |
| 6,08% |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận |
| 538.901 |
| -44,19% |
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Đây là thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm của Việt Nam trong năm 2018, chiếm 62,7% tổng kim ngạch, tăng 34,74% so với năm 2017.
Giá nhập khẩu sắt thép tháng 1/2019 đạt trung bình 695,1 USD/tấn, giảm 2,5% so với tháng 12/2018 và giảm 0,07% so với tháng 1/2018.
Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Hong Kong hiện đang ở trong giai đoạn cuối cùng.
Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dự báo năm 2019, thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc càng phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn.
Xuất khẩu giày dép sang hầu hết các thị trường tăng kim ngạch so với năm 2017, trong đó, tăng mạnh ở thị trường Bồ Đào Nha.
Là mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai trong nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, chỉ đứng gỗ và sản phẩm từ gỗ, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trên 995 triệu USD trong năm 2018, giảm 3,3% so với năm 2017.
Tuy không phải là thị trường chủ lực xuất khẩu mặt hàng chất dẻo nguyên liệu, nhưng năm 2018 xuất sang Bờ Biển Ngà tăng đột biến, gấp 11 lần về lượng (tức tăng 987,88%) và gấp 7,9 lần về trị giá (tức tăng 692,75%), tuy chỉ đạt 359 tấn, trị giá 355,42 nghìn USD.
Ngành đồ gỗ và nội thất Việt Nam hiện nay đang đứng số 1 Đông Nam Á, số 2 Châu Á và đứng thứ 5 thế giới về giá trị xuất khẩu. Theo thứ trưởng Bộ Công Thương - Trần Quốc Khánh, mục tiêu xuất khẩu đồ gỗ và nội thất của Việt Bam đến năm 2025 là 20 tỷ USD và chiếm khoảng 10% thị phần.
Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2018, giá trị xuất khẩu mặt hàng xi măng và clinker chạm mức 1,2 tỷ USD, tương ứng với mức tăng trưởng 76% so với năm 2017.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch trong các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam, chiếm 17,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự