Tổng số tiền thuế Việt Nam phải đóng để xuất khẩu vào thị trường Mỹ cao thứ 2, chỉ xếp sau Trung Quốc.

Ngành đồ gỗ và nội thất Việt Nam hiện nay đang đứng số 1 Đông Nam Á, số 2 Châu Á và đứng thứ 5 thế giới về giá trị xuất khẩu. Theo thứ trưởng Bộ Công Thương - Trần Quốc Khánh, mục tiêu xuất khẩu đồ gỗ và nội thất của Việt Bam đến năm 2025 là 20 tỷ USD và chiếm khoảng 10% thị phần.
Theo đó, sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ cũng đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này liên tục tăng trưởng, nếu như năm 2016 tăng 15,1% so với năm 2015 đạt 714,91 triệu USD, thì sang năm 2017 đã tăng gấp đôi, tăng 30,2% so với năm 2016 đạt 30,62 triệu USD và kết thúc năm 2018 đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trên 1 tỷ USD, tăng 14,4% so với năm 2017.
Tính riêng tháng 12/2018 xuất khẩu sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ tăng 14,8% so với tháng 11/2018 đạt 121,6 triệu USD – đây là tháng tăng thứ ba liên tiếp.
Thị trường nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam chủ yếu từ Australia, các nước Đông Nam Á, Trung Quốc…. theo đó Australia là thị trường đạt kim ngạch cao nhất 51,6 triệu USD, chiếm 4,82% tỷ trọng tăng 29,17% so với năm 2017, mặc dù trong tháng 12/2018 kim ngạch xuất sang thị trường này giảm 6,42% so với tháng 11/2018 nhưng tăng 12,62% so với tháng 12/2017.
Đứng thứ hai về kim ngạch là các nước Đông Nam Á, chiếm 1,82% tỷ trọng đạt 19,5 triệu USD, tăng 2,65%.
Với vị trí, khoảng cách địa lý không xa với Việt Nam và thuận lợi trong việc vận chuyển, Trung Quốc đại lục đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ của Việt Nam, đạt 14,27 triệu USD trong năm 2018, tăng 5,08% so với năm 2017, riêng tháng 12/2018 kim ngạch xuất sang Trung Quốc đạt 1,84 triệu USD, tăng 22,15% so với tháng 11/2018 và tăng 18,41% so với năm 2017.
Đáng chú ý, trong năm 2018 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ sang các thị trường phần lớn đều tăng trưởng, số này chiếm 63,15%, trong đó đặc biệt các thị trường Kenya, Philippines và Đài Loan (TQ) tăng mạnh nhập khẩu từ Việt Nam, tuy kim ngạch chỉ đạt lần lợt 89,1 nghìn USD; 1,05 triệu USD và 7,38 triệu USD, nhưng lại có mức tăng vượt trội, tăng tương ứng 82,12%; 71,88% và 50,19%.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu sang Mozambique lại sụt giảm mạnh 42,56% chỉ với 28,5 nghìn USD.
Đáng chú ý, thị trường xuất khẩu sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ năm 2018 có thêm thị trường Angola với kim ngạch đạt 80,5 nghìn USD.
Thị trường xuất khẩu sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ
Thị trường | T12/2018 (USD) | +/- so với T11/2018 (%)* | Năm 2018 (USD) | +/- so với năm 2017 (%)* |
Australia | 3.514.514 | -6,42 | 51.647.672 | 29,17 |
Trung Quốc | 1.845.052 | 22,15 | 14.278.760 | 5,08 |
Campuchia | 655.641 | -20,86 | 10.385.038 | 13,55 |
Đài Loan | 653.751 | -15,55 | 7.380.195 | 50,19 |
New Zealand | 275.010 | -34,4 | 6.330.137 | 22,09 |
Malaysia | 311.999 | 24,95 | 3.546.004 | -12,74 |
Chile | 235.590 | 146,32 | 2.551.638 | -12,29 |
Hồng Kông (TQ) | 280.028 | 21,27 | 2.248.446 | 49,52 |
Myanmar | 166.617 | -19,28 | 2.095.979 | -7,78 |
Indonesia | 156.750 | 2,18 | 1.636.782 | -25,35 |
Philippines | 142.274 | 30,09 | 1.051.933 | 71,88 |
Lào | 76.271 | -1,59 | 823.143 | 10,16 |
Saudi Arabia | 101.625 | 90,21 | 647.084 | 7,49 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Tổng số tiền thuế Việt Nam phải đóng để xuất khẩu vào thị trường Mỹ cao thứ 2, chỉ xếp sau Trung Quốc.
Hoa Kỳ vẫn là quốc gia "mua" nhiều hàng Made in Vietnam nhất trong 9 tháng đầu năm. Qua đó, Việt Nam đã xuất siêu sang Hoa Kỳ 24,14 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến hết 9 tháng/2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 308,12 tỷ USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 154,32 tỷ USD, tăng 20% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 153,99 tỷ USD, tăng 22,7%.
Các mặt hàng thực phẩm đông lạnh có thuế suất nhập khẩu cao thường bị gian lận nhiều nhất, trong đó có thịt gà
Khi áp lực về thị trường Trung Quốc đang là một mối lo thì nguồn tiêu thụ từ các siêu thị nước ngoài đang được nhận định là một cơ hội đối với nông sản Việt.
Trong khi bao bì quốc tế có xu hướng đơn giản, nhã nhặn thì của Việt Nam bị chê lòe loẹt, không am hiểu thị hiếu Hàn Quốc.
Tuy tham gia muộn, nhưng xuất khẩu rau quả năm 2016 từ đứng thứ 14 trong 24 thành viên câu lạc bộ đạt trên 1 tỷ USD. Xuất khẩu rau quả đã đứng trên dầu thô, sản phẩm từ chất dẻo, gạo, sắt thép các loại, sản phẩm từ sắt thép... Đạt được kết quả vượt trội trên, nhờ xuất khẩu rau quả tăng với tốc độ cao.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự