Xuất khẩu giày dép sang hầu hết các thị trường tăng kim ngạch so với năm 2017, trong đó, tăng mạnh ở thị trường Bồ Đào Nha.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch trong các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam, chiếm 17,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vào Việt Nam sau 2 tháng tăng liên tiếp thì sang trong tháng 12/2018 giảm 7,8% so với tháng liền kề trước đó và cũng giảm 2,7% so với cùng tháng năm 2017, đạt 3,6 tỷ USD. Tính chung cả năm 2018 thì kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này tăng 11,9% so với năm 2017, đạt gần 42,2 tỷ USD, đứng đầu về kim ngạch trong các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam, chiếm 17,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có xuất xứ từ Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất, trị giá 17,26 tỷ USD, chiếm 40,9% trong tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 12,6% so với năm 2017. Riêng tháng 12/2018 nhập khẩu đạt 1,35 tỷ USD, giảm 16,3% so với tháng 11/2018 và giảm 6,9% so với tháng 12/2017.
Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam, đạt tổng giá trị 7,83 tỷ USD, chiếm 18,6% trong tổng kim ngạch, tăng 10,9% so với năm 2017; riêng tháng 12/2018 đạt 757,28 triệu USD, giảm 7,2% so với tháng 11/2018 nhưng tăng 16,5% so với tháng 12/2017.
Đứng thứ 3 là thị trường Nhật Bản đạt 4,06 tỷ USD, chiếm 9,6%, tăng 27,5% so với năm 2017; sau đó là Đài Loan 3,53 triệu USD, giảm 10,3%; thị trường Đông Nam Á 3,49 triệu USD, tăng 9,4%.
Trong số các thị trường nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện năm 2018 thì có tới 70% số thị trường tăng kim ngạch so với năm 2017, còn lại 30% số thị trường sụt giảm kim ngạch; trong đó đáng chú ý một số thị trường tuy kim ngạch không lớn nhưng so với năm 2017 thì lại tăng rất mạnh trên 100% như: Hà Lan tăng 251,5%, đạt 30,71 triệu USD; Indonesia tăng 181,2%, đạt 282,62 triệu USD; Pháp tăng 180,6%, đạt 17,5 triệu USD và Đan Mạch tăng 172,6%, đạt 10,37 triệu USD.
Tuy nhiên, nhập khẩu giảm mạnh ở các thị trường sau: Thụy Điển giảm 43%, đạt 3,43 triệu USD; Phần Lan giảm 36,8%, đạt 4,93 triệu USD và Singapore giảm 33,9%, đạt 511,59 triệu USD.
Nhập khẩu máy vi tính điện tử năm 2018
ĐVT: USD
Thị trường | T12/2018 | +/- so với T11/2018 (%)* | Cả năm 2018 | +/- so với năm 2017 (%)* |
| 3.604.389.952 | -7,84 | 42.197.780.924 | 11,91 |
Hàn Quốc | 1.352.404.377 | -16,3 | 17.261.566.592 | 12,6 |
Trung Quốc đại lục | 757.275.450 | -7,23 | 7.829.070.675 | 10,93 |
Nhật Bản | 299.626.356 | -19,11 | 4.057.595.498 | 27,54 |
Đài Loan (TQ) | 342.964.419 | 10,97 | 3.529.624.003 | -10,32 |
Mỹ | 279.434.806 | 19,47 | 3.050.829.935 | 9,61 |
Malaysia | 170.480.991 | 9,86 | 1.377.894.493 | 19,82 |
Thái Lan | 45.680.843 | -11,18 | 663.416.025 | 4,89 |
Philippines | 52.130.525 | 4,06 | 649.974.675 | 23 |
Singapore | 44.365.013 | 33,7 | 511.591.338 | -33,89 |
Hồng Kông (TQ) | 11.348.621 | -39,96 | 295.316.018 | 89,59 |
Indonesia | 33.577.826 | 8 | 282.615.844 | 181,2 |
Israel | 1.339.658 | 1,08 | 259.708.282 | 19,66 |
Mexico | 14.935.309 | -8,26 | 175.084.350 | -9,01 |
Đức | 6.983.676 | 18,2 | 69.538.275 | 7,18 |
Thụy Sỹ | 4.065.369 | -7,61 | 39.057.511 | -1,73 |
Hà Lan | 1.759.239 | -19,45 | 30.711.150 | 251,46 |
Ấn Độ | 2.827.651 | 85,32 | 30.552.036 | 54,45 |
Italia | 2.660.054 | 56,6 | 20.555.289 | 4,45 |
Pháp | 1.917.818 | -64,62 | 17.503.352 | 180,63 |
Séc | 1.140.766 | 19,86 | 13.325.996 | -7,34 |
Anh | 939.425 | -8,94 | 12.500.294 | 1,84 |
Đan Mạch | 550.043 | -91,55 | 10.365.107 | 172,57 |
Canada | 1.134.977 | 296,32 | 9.050.651 | 58,67 |
Tây Ban Nha | 734.318 | 140,1 | 5.972.905 | -9,39 |
Bỉ | 1.047.949 | 66,9 | 5.575.590 | 22,41 |
Phần Lan | 1.105.672 |
| 4.930.972 | -36,78 |
Thụy Điển | 147.425 | 84,03 | 3.343.583 | -43,03 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Xuất khẩu giày dép sang hầu hết các thị trường tăng kim ngạch so với năm 2017, trong đó, tăng mạnh ở thị trường Bồ Đào Nha.
Là mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai trong nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, chỉ đứng gỗ và sản phẩm từ gỗ, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trên 995 triệu USD trong năm 2018, giảm 3,3% so với năm 2017.
Tháng 12/2018 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ đạt 50,43 triệu USD, tăng 6,6% so với tháng 11/2018 – đây là tháng tăng thứ 3 liên tiếp, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2018 lên 509,32 triệu USD, tăng 9,8% so với năm 2017.
Tuy không phải là thị trường chủ lực xuất khẩu mặt hàng chất dẻo nguyên liệu, nhưng năm 2018 xuất sang Bờ Biển Ngà tăng đột biến, gấp 11 lần về lượng (tức tăng 987,88%) và gấp 7,9 lần về trị giá (tức tăng 692,75%), tuy chỉ đạt 359 tấn, trị giá 355,42 nghìn USD.
Ngành đồ gỗ và nội thất Việt Nam hiện nay đang đứng số 1 Đông Nam Á, số 2 Châu Á và đứng thứ 5 thế giới về giá trị xuất khẩu. Theo thứ trưởng Bộ Công Thương - Trần Quốc Khánh, mục tiêu xuất khẩu đồ gỗ và nội thất của Việt Bam đến năm 2025 là 20 tỷ USD và chiếm khoảng 10% thị phần.
Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2018, giá trị xuất khẩu mặt hàng xi măng và clinker chạm mức 1,2 tỷ USD, tương ứng với mức tăng trưởng 76% so với năm 2017.
Năm 2018 kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 6,4% so với năm 2017, đạt 2,32 tỷ USD.
Đông Nam Á – là thị trường chủ lực cung cấp giấy cho Việt Nam trong năm 2018, chiếm 31,13% tổng lượng giấy nhập khẩu.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, hóa chất các loại nhập khẩu vào Việt Nam năm 2018 đã tăng 26,3% so với năm 2017, đạt trên 5,16 tỷ USD. Riêng tháng cuối năm 2018, kim ngạch giảm 9,2% so với tháng 11/2018 nhưng tăng 7,9% so với tháng cuối năm 2017, đạt 438,57 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ thu về trên 6,5 tỷ USD, tăng 74,20% so với năm 2017, mặc dù tháng cuối năm 2018 kim ngạch xuất sang thị trường này giảm 5,85% so với tháng 11/2018 chỉ đạt 406 triệu USD và tăng 4,29% so với tháng 12/2017.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự