Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2018, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Úc đạt gần 6,4 tỷ USD (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2017).

Sau khi suy giảm kim ngạch ở tháng 9/2018 thì sang tháng 10/2018 xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam đã tăng trở lại.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu giấy của Việt Nam trong tháng 10/2018 đạt 72,92 triệu USD tăng 3,5% so với tháng 9/2018. Nâng kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm giấy 10 tháng năm 2018 lên 823,05 triệu USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Với khoảng cách vị trí địa lý không xa với Việt Nam, Trung Quốc lục địa là thị trường xuất khẩu chủ lực giấy và sản phẩm của Việt Nam, chiếm 25,5% tỷ trọng đạt 210,14 triệu USD tăng gấp 2,4 lần (tức tăng 136,17%) – đây cũng là thị trường có tốc độ tăng vượt trội. Riêng tháng 10/2018 đạt 12,64 triệu USD giảm 6,84% so với tháng 9/2018 và giảm 74,09% so với tháng 10/2017.
Đứng thứ hai là thị trường Mỹ đạt 91,61 triệu USD, tăng 20,93% so với cùng kỳ, riêng tháng 10/2018 đạt 6,91 triệu USD, giảm 8,52% so với tháng 9/2018 nhưng tăng 48,61% so với tháng 10/2017.
Kế đến là các thị trường Đài Loan (TQ), Nhật Bản, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Singapore… Trong số thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2018 chiếm tới 66,67% và phần lớn đều có tốc độ tăng trưởng.
Nhìn chung, 10 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng chiếm 88,89%, ngoài thị trường Trung Quốc có mức tăng vượt trội, thì xuất sang thị trường Philippines cũng có tốc độ tăng mạnh, tuy chỉ đạt 22,6 triệu USD, nhưng tăng gấp 2,3 lần (tức tăng 125,24%) so với cùng kỳ 2017; tính riêng tháng 10/2018 kim ngạch đạt 2,38 triệu USD, tăng 83,61% so với tháng 9/2018 và tăng 67,98% so với tháng 10/2017.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam sang thị trường Đức lại sụt giảm mạnh, 17,39% tương ứng với 1,93 triệu USD, riêng tháng 10/2018 đạt 227,3 nghìn USD, giảm 55,01% so với tháng 9/2018, nhưng so với tháng 10/2017 lại tăng mạnh gấp 4,6 lần (tức tăng 363,75%).
Thị trường xuất khẩu giấy và sản phẩm 10 tháng năm 2018
Thị trường | T10/2018 (USD) | +/- so với T9/2018 (%)* | 10T/2018 (USD) | +/- so với cùng kỳ năm 2017 (%)* |
Trung Quốc | 12.648.022 | -6,84 | 210.140.054 | 136,17 |
Hoa Kỳ | 6.914.564 | -8,52 | 91.615.385 | 20,93 |
Đài Loan | 8.804.917 | 25,9 | 77.231.965 | 9,32 |
Nhật Bản | 6.465.036 | 17,3 | 70.168.666 | -1,32 |
Campuchia | 5.800.378 | -2,01 | 54.632.162 | 26,23 |
Malaysia | 3.884.909 | -3,54 | 41.877.267 | 55,78 |
Indonesia | 4.682.168 | 34,44 | 36.962.937 | 47,02 |
Singapore | 3.234.229 | 5,57 | 32.398.081 | 7,59 |
Australia | 3.814.755 | 17,87 | 27.641.720 | 1,56 |
Thái Lan | 2.519.433 | 2,4 | 26.048.320 | 43,52 |
Philippines | 2.389.940 | 83,61 | 22.670.182 | 125,24 |
Hàn Quốc | 1.903.353 | -9,41 | 19.173.412 | 76,45 |
HongKong (TQ) | 773.628 | 34,94 | 6.536.603 | 13,84 |
Lào | 338.516 | -54,17 | 4.207.251 | 8,73 |
EU | 691.801 | -10,71 | 3.932.403 | -0,51 |
UAE | 402.555 | -8,44 | 3.441.569 | 4,35 |
Anh | 464.439 | 72,42 | 1.993.343 | 24,16 |
Đức | 227.362 | -55,01 | 1.939.060 | -17,39 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2018, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Úc đạt gần 6,4 tỷ USD (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2017).
Sau khi sụt giảm ở tháng 9/2018, thì nay sang tháng 10/2018 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 16,3% đạt 279,67 triệu USD nâng kim ngạch 10 tháng năm đạt 2,49 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Tiếp tục chiếm thị phần lớn nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường Việt Nam tính đến hết tháng 10/2018 kể từ đầu năm, Trung Quốc luôn dẫn đầu kim ngạch chiếm 32% tỷ trọng, bởi có vị trí địa lý và khoảng cách không xa so với các quốc gia khác, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.
Xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào 10 tháng đầu năm 2018, nhưng tới đây nhóm hàng này sẽ phải cạnh tranh với Trung Quốc khi nước này bắt đầu xuất khẩu nhóm hàng này sang Lào.
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Campuchia chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, gấp 3,4 lần (tức tăng 239,69%) thu về trên 2,32 triệu USD trong 10 tháng năm 2018.
10 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu vải đạt trên 10,56 tỷ USD, chiếm 5,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
10 tháng đầu năm 2018 kim ngạch nhập khẩu máy móc, phụ tùng đạt 27,61 tỷ USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2018 kim ngạch nhập khẩu rau quả của cả nước đạt gần 1,44 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Mặc dù không phải là thị trường chủ lực, nhưng 10 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu sang thị trường Bờ Biển Ngà tăng vượt trội, vươn lên dẫn đầu tăng gấp 18,4 lần về lượng và 9,8 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Mặc dù tháng 10 năm 2018, xuất khẩu đá quý kim loại quý của Việt Nam tăng trưởng trở lại đạt 62,15 triệu USD, nâng kim ngạch 10 tháng năm 2018 lên 508,42 triệu USD, nhưng ngược lại cũng phải nhập tới 570,14 triệu USD. Như vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 10/2018 đã nhập siêu 61,71 triệu USD, tăng 95,7% so với cùng kỳ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự