Tính tới thời điểm hết tháng 10/2015, Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết lượng xi măng và clinker dự báo xuất khẩu trong năm 2015 của toàn ngành ước đạt 17 triệu tấn sản phẩm.

Năm 2018 lượng xăng dầu cả nước nhập khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 11,43 triệu tấn, trị giá 7,64 tỷ USD, tăng 8,6%.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu tháng 12/2018 sụt giảm trở lại so với tháng 11/2018, giảm 7% về lượng và giảm 25,3% về kim ngạch, đạt 698.612 tấn, tương đương 383,89 triệu USD; so với cùng tháng năm trước cũng sụt giảm mạnh 44,3% về lượng và giảm 49,3% về kim ngạch. Giá nhập khẩu trong tháng 12 đạt trung bình 549,5 USD/tấn, giảm 19,6% so với tháng 11/2018 và giảm 9,1% so với tháng 12/2017.
Tính chung cả năm 2018 lượng xăng dầu cả nước nhập khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 11,43 triệu tấn, trị giá 7,64 tỷ USD, tăng 8,6%. Giá trung bình 668,2 USD/tấn, tăng 22% so với 11 tháng đầu năm 2017.
Trong tháng 12/2018 giá nhập khẩu xăng dầu từ tất cả các thị trường đều giảm so với tháng trước đó; cụ thể, nhập khẩu từ Nga giảm giá mạnh nhất 37%, đạt 653,3 USD/tấn; nhập từ Malaysia cũng giảm mạnh 26%, đạt 465,2 USD/tấn; nhập từ Singapore giảm 17%, đạt 514,7 USD/tấn.
Lượng xăng dầu nhập khẩu trong tháng 12/2018 từ hầu hết các thị trường đều sụt giảm so với tháng trước đó; tuy nhiên, nhập từ Singapore lại tăng rất mạnh 61,7% so với tháng 11/2018, đạt 130.522 tấn và kim ngạch cũng tăng 34,1%, đạt 67,18 triệu USD.
Tính chung trong cả năm 2018, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ thị trường Malaysia, với mức tăng mạnh 30,7% về giá, 25,8% về lượng và 64,5% về kim ngạch, đạt 3,28 triệu tấn, tương đương 2,05 tỷ USD, giá 624,8 USD/tấn, chiếm 28,7% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 26,9% trong tổng kim ngạch. Riêng tháng 12/2018 nhập khẩu từ Malaysia sụt giảm mạnh 33,4% về lượng và giảm 50,7% về kim ngạch so với tháng trước đó, đạt 170.253 tấn, tương đương 79,2 triệu USD.
Xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc sau khi tăng rất mạnh trong tháng 11/2018, thì sang tháng 12 lại sụt giảm 30,6% về lượng và giảm 31,8% về kim ngạch, đạt 37.367 tấn, tương đương 25,58 triệu USD; Tính chung cả năm 2018, lượng xăng dầu nhập khẩu từ thị trường này giảm 20% về lượng và giảm 6% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 2,42 triệu tấn, tương đương 1,79 tỷ USD, chiếm 21,2% trong tổng lượng và chiếm 23,5% trong tổng kim ngạch. Giá nhập khẩu đạt trung bình 740,6 USD/tấn, tăng 17,6%.
Nhập khẩu xăng dầu từ Singapore trong cả năm 2018 sụt giảm mạnh 44,2% về lượng và kim ngạch giảm 29% so với cùng kỳ, đạt 2,4 triệu tấn, trị giá 1,53 tỷ USD, chiếm 21% trong tổng lượng và tổng kim ngạch. Giá nhập đạt 637,8 USD/tấn, tăng 27%.
Xăng dầu nhập khẩu từ thị trường Nga mặc dù chỉ đạt 128.828 tấn, tương đương 109,78 triệu USD nhưng so với cùng kỳ thì tăng rất mạnh 255,3% về lượng và tăng 402,7% về kim ngạch, giá cũng tăng 41,5%, đạt 852,2 USD/tấn. Nhập khẩu từ Trung Quốc cũng tăng mạnh 29,3% về giá, 49,3% về lượng và tăng 93% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,46 triệu tấn, trị giá trên 1 tỷ USD, giá 686,5 USD/tấn.
Nhập khẩu xăng dầu năm 2018
Thị trường | Cả năm 2018 | +/- so với năm 2017(%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 11.433.494 | 7.640.189.193 | -11,06 | 8,58 |
Malaysia | 3.283.634 | 2.051.439.293 | 25,84 | 64,48 |
Hàn Quốc | 2.421.605 | 1.793.464.424 | -20,06 | -5,99 |
Singapore | 2.399.410 | 1.530.226.076 | -44,23 | -29,09 |
Trung Quốc | 1.459.244 | 1.001.729.628 | 49,31 | 93,05 |
Thái Lan | 1.495.930 | 991.630.304 | -15,73 | 5,41 |
Nga | 128.828 | 109.780.622 | 255,29 | 402,71 |
Hồng Kông (TQ) | 102 | 61.294 |
|
|
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Tính tới thời điểm hết tháng 10/2015, Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết lượng xi măng và clinker dự báo xuất khẩu trong năm 2015 của toàn ngành ước đạt 17 triệu tấn sản phẩm.
Nếu thủy sản Việt Nam tiếp tục nhiễm kháng sinh vượt mức cho phép, nhiều thị trường sẽ ngưng nhập khẩu.
Dù tốn kém và chưa có tiền lệ nhưng các nhà chăn nuôi Đông Nam Bộ vẫn quyết gom tiền kiện doanh nghiệp Mỹ bán phá giá thịt gà
Thời gian gần đây, dấu hiệu của thị trường đã ảnh hưởng rất xấu đối với ngành chè của tỉnh Lâm Đồng, khiến cho ngành kinh tế thế mạnh này của tỉnh đang lâm vào cảnh lao đao.
Nếu không kiểm soát được hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, các doanh nghiệp có nguy cơ đánh mất những thị trường trọng điểm
Phí vận chuyển, phí kiểm dịch… đang trở thành một trong những lý do làm giảm sức cạnh tranh của trái cây Việt Nam.
Theo Hiệp hội xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Úc 7 tháng năm 2015 giảm 22,8% về khối lượng và 23,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp và người trồng không thể xuất khẩu chè sang Đài Loan, thị trường tiêu thụ chủ yếu của sản phẩm này.
Tỉ giá vẫn là vấn đề được các doanh nghiệp đề cập khi nói về nguyên nhân khiến các mặt hàng chủ lực của Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định mục tiêu này khả thi nếu tận dụng tốt cơ hội và chiến lược thị trường bên cạnh việc thực hiện tốt chỉ đạo, chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ trong việc cơ cấu lại nền kinh tế.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự