Tháng 9/2018, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dược phẩm chỉ có 26,7 triệu USD, giảm 20,5% so với tháng 8/2018 – đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp.

Xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam 9 tháng đầu năm 2018 đạt 9,33 triệu tấn, trị giá 6,26 tỷ USD, tuy giảm 1,8% về lượng nhưng tăng mạnh trên 24,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2018 nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam sụt giảm 9,8% về lượng và giảm 4,3% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó và cũng giảm 23% về lượng và giảm 0,1% về kim ngạch so với cùng tháng năm 2017, đạt 699.882 tấn, trị giá 502,22 triệu USD. Tuy nhiên, giá nhập trong tháng 9/2018 lại tăng 6,2% so với tháng 8/2018 và cũng tăng 29,8% so với tháng 9/2017, đạt 717,6 USD/tấn.
Tính tổng cộng lượng xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam 9 tháng đầu năm 2018 đạt 9,33 triệu tấn, trị giá 6,26 tỷ USD, tuy giảm 1,8% về lượng nhưng tăng mạnh trên 24,9% về trị giá so với 9 tháng đầu năm 2017. Giá xăng dầu nhập khẩu trung bình trong 9 tháng đầu năm nay khoảng 671 USD/tấn, tăng 27,3% so với 9 tháng đầu năm 2017.
Malaysia vẫn là thị trường cung cấp hàng đầu các loại xăng dầu cho Việt Nam; với trên 2,67 triệu tấn, trị giá trên 1,67 tỷ USD, tăng 38,6% về lượng và tăng 88,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Xăng dầu nhập khẩu từ Malaysia chiếm 28,6% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 26,7% trong tổng kim ngạch. Giá nhập khẩu từ Malaysia tăng mạnh 36,1% so với cùng kỳ, đạt trung bình 627,8 USD/tấn.
Hàn Quốc - thị trường lớn thứ 2 cung cấp xăng dầu nhập khẩu cho Việt Nam, với 2,33 triệu tấn, trị giá 1,71 tỷ USD, tăng 9% về lượng và tăng 30,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quôc chiếm 25% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 27,3% trong tổng kim ngạch. Giá nhập khẩu đạt 734,2 USD/tấn, tăng 19,8%.
Nhập khẩu xăng dầu từ Singapore - thị trường lớn thứ 3 sụt giảm mạnh 40,4% về lượng và giảm 21,8% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 2,08 triệu tấn, trị giá 1,33 tỷ USD, chiếm 22,3% trong tổng lượng và chiếm 21,3% trong tổng kim ngạch. Tuy nhiên, giá nhập vẫn tăng 31,3%, đạt 641,8 USD/tấn.
Xăng dầu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tăng cả về giá, lượng và kim ngạch, với mức tăng tương ứng 34,5%, 44,9% và 94,8%, đạt 1,1 triệu tấn, trị giá 751,99 triệu USD, giá trung bình 686,6 USD/tấn.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu từ thị trường Thái Lan 951.864 tấn xăng dầu, trị giá 641,96 triệu USD, giảm 13,5% về lượng nhưng tăng 15,5% về kim ngạch. Nhập khẩu từ Nga 60.361 tấn, trị giá 51,24 triệu USD, tăng 106,3% về lượng và tăng 200,5% về kim ngạch. Nhập khẩu từ thị trường Hồng Kông 102 tấn, trị giá 61.294 USD.
Nhập khẩu xăng dầu 9 tháng đầu năm 2018
Thị trường | 9T/2018 | +/- so với cùng kỳ* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 9.327.381 | 6.258.874.702 | -1,84 | 24,92 |
Malaysia | 2.665.803 | 1.673.670.441 | 38,6 | 88,65 |
Hàn Quốc | 2.330.433 | 1.711.095.441 | 8,96 | 30,54 |
Singapore | 2.077.308 | 1.333.180.769 | -40,43 | -21,8 |
Trung Quốc | 1.095.202 | 751.985.978 | 44,86 | 94,8 |
Thái Lan | 951.864 | 641.963.148 | -13,52 | 15,5 |
Nga | 60.361 | 51.244.873 | 106,26 | 200,48 |
Hồng Kông (TQ) | 102 | 61.294 |
|
|
(*Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Tháng 9/2018, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dược phẩm chỉ có 26,7 triệu USD, giảm 20,5% so với tháng 8/2018 – đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp.
Theo thống kê sơ sộ của Tổng cục Hải quan, sản phẩm sắt thép nhập khẩu về Việt Nam 9 tháng đầu năm 2018 tăng 19,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,64 tỷ USD. Riêng tháng 9/2018 giảm 6,2% so với tháng 8/2018 nhưng tăng 21,5% so với tháng 9/2017.
Ấn Độ, Na Uy, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản là các thị trường lớn cung cấp thủy sản cho Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ đứng đầu về kim ngạch, đạt 1,14 tỷ USD, chiếm 17,9% trong tổng kim ngạch.
Với kim ngạch thu về trên 13,4 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2018, tăng 25,96% so với cùng kỳ năm 2017 – Hàn Quốc trở thành thị trường có tốc độ tăng mạnh đứng thứ ba chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 9/2018 đạt 386 triệu USD, tăng 27,93% so với tháng trước đó và tăng 51,71% so với cùng tháng năm ngoái.
Ấn Độ là một trong 3 thị trường có tốc độ tăng cao nhất trong số các trường thị trường xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2018, tăng 88,34% so với cùng đạt 5,1 tỷ USD, chiếm 2,8% tỷ trọng.
Sắt thép nhập khẩu cả 9 tháng đầu năm giảm 9,9% so với cùng kỳ nhưng kim ngạch vẫn tăng 12,1%, đạt 10,34 triệu tấn, trị giá 7,51 tỷ USD.
Hiện nay, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông và châu Phi, là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trên thế giới.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 4,89 triệu tấn gạo, thu về 2,46 tỷ USD, tăng 5,9% về lượng và tăng 20,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự