Xuất khẩu hàng thủy sản ra nước ngoài 5 tháng đầu năm 2019 đạt trên 3,18 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8% so với 5 tháng đầu năm 2018.

Xăng dầu từ thị trường Đông Nam Á nhập khẩu về Việt Nam chiếm gần 60% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 5/2019 nhập khẩu xăng dầu giảm trở lại sau 2 tháng tăng liên tiếp. Cụ thể, tháng 5/2019 giảm 19,3% về lượng và giảm 20,4% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, đạt 795.788 tấn, tương đương 517,42 triệu USD; so với tháng 5/2018 cũng giảm mạnh 36,7% về lượng và giảm 40,8% về kim ngạch. Giá nhập khẩu xăng dầu tháng 5/2019 đạt 650,2 USD/tấn, giảm 1,4% so với tháng 4/2019 và giảm 6,5% so với cùng tháng năm trước.
Tính chung cả 5 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu xăng dầu giảm 32,3% về lượng, giảm 35,1% về kim ngạch và giảm 4,1% về giá so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,86 triệu tấn, trị giá 2,41 tỷ USD, giá trung bình 623,9 USD/tấn.
Malaysia là thị trường hàng đầu cung cấp xăng dầu cho Việt Nam chiếm 27,7% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 26,4% trong tổng kim ngạch, đạt 1,07 triệu tấn, trị giá 636,17 triệu USD, giảm 38,4% về lượng và giảm 39,7% về kim ngạch. Giá 594,8 USD/tấn, giảm trên 2% .
Singapore – thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 chiếm trên 24,3% trong tổng lượng và chiếm 23% trong tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước, đạt 937.851 tấn, trị giá 552,94 triệu USD, giá trung bình 589,6 USD/tấn, giảm 25,8% về lượng, giảm 29,6% về kim ngạch và giảm 5,2% về giá so với cùng kỳ.
Hàn Quốc đứng thứ 3 thị trường, với 877.483 tấn, trị giá 597,54 triệu USD, chiếm gần 22,7% trong tổng lượng và chiếm 24,8% trong tổng kim ngạch, giảm 37,4% về lượng, giảm 40% về kim ngạch; giá giảm 4,2%, đạt 681 USD/tấn.
Xăng dầu từ thị trường Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam chiếm trên 16% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 633.590 tấn, trị giá 407,02 triệu USD, giá 642,4 USD/tấn, giảm 2,1% về lượng, giảm 4,2% về giá, giảm 6,3% kim ngạch.
Xăng dầu nhập khẩu từ Thái Lan cũng giảm 33,5% về lượng, giảm 2,2% về giá, giảm 35% kim ngạch, đạt 291.572 tấn, tương đương 183,11 triệu USD, giá 628 USD/tấn.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhập 14.502 tấn xăng dầu từ Nhật Bản, tương đương 8,49 triệu USD và nhập 7.890 tấn xăng dầu từ Đài Loan, trị giá 5,53 triệu USD.
Nhập khẩu xăng dầu 5 tháng đầu năm 2019
Thị trường | 5T/2019 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng
| Trị giá
| |
Tổng cộng | 3.859.414 | 2.407.791.408 | -32,31 | -35,06 |
Malaysia | 1.069.499 | 636.173.389 | -38,42 | -39,67 |
Singapore | 937.851 | 552.942.989 | -25,77 | -29,64 |
Hàn Quốc | 877.483 | 597.537.338 | -37,39 | -40 |
Trung Quốc đại lục | 633.590 | 407.022.002 | -2,14 | -6,28 |
Thái Lan | 291.572 | 183.114.680 | -33,51 | -34,95 |
Nhật Bản | 14.502 | 8.489.874 |
|
|
Đài Loan (TQ) | 7.890 | 5.532.439 |
|
|
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Xuất khẩu hàng thủy sản ra nước ngoài 5 tháng đầu năm 2019 đạt trên 3,18 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8% so với 5 tháng đầu năm 2018.
Kết thúc tháng 5/2019, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm từ giấy của Việt Nam đã tăng trở lại 18,3% so với tháng trước đạt 68,86 triệu USD, nâng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2019 lên 292,54 triệu USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sắt thép các loại về Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 6,12 triệu tấn, tương đương 4,11 tỷ USD, giá trung bình đạt 671,1 USD/tấn, tăng 7,7% về lượng, tăng 1,1% về kim ngạch nhưng giảm 6,1% về giá so với 5 tháng đầu năm 2018.
Xăng dầu của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Campuchia chiếm 23,4% trong tổng lượng xăng dầu xuất khẩu của cả nước.
Sau khi tăng trưởng hai tháng liên tiếp (tháng 3, 4), kim ngạch xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong tháng 5/2019 đã giảm trở lại, giảm 2% so với tháng 4/2019, tương ứng với 61 triệu USD.
Dầu thô của Việt Nam xuất khẩu gần 42% sang thị trường Trung Quốc, với 719.669 tấn, tương đương 371,52 triệu USD, tăng mạnh 77,6% về lượng và tăng 66,6% về kim ngạch.
Tháng 5/2019, xuất khẩu giấy và sản phẩm tiếp tục tăng trưởng, tính chung 5 tháng đầu năm đã đóng góp kim ngạch của cả nước 0,4%, trong đó hai thị trường Đức và Anh tăng mạnh nhập khẩu giấy và sản phẩm từ Việt Nam.
Trong rổ hàng hóa xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2019, điện thoại và linh kiện dẫn đầu kim ngạch, đạt 19,71 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 5/2019 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 3,7 tỷ USD, giảm 4,4% so với tháng 4/2019 – đây là tháng giảm thứ hai liên tiếp, số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam.
Sau khi tăng trưởng hai tháng liên tiếp, sang đến tháng 5/2019 xuất khẩu phân bón đã suy giảm trở lại cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 4,0% và 4,5% tương ứng với 77,9 nghìn tấn, trị giá 25,58 triệu USD.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 5/2019 đạt 353 triệu USD, tăng 28,47% so với tháng trước đó và tăng 3,92% so với cùng tháng năm ngoái.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự