Xuất khẩu gạo trong quý 1/2019 mặc dù sụt giảm cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, nhưng xuất khẩu sang các thị trường chủ đạo như Philippines, Iraq và Bờ biển Ngà vẫn tăng trưởng tốt.

Tháng 3/2019 nhập khẩu xăng dầu tăng rất mạnh 81,4% về lượng và tăng 92,5% về kim ngạch so với tháng 2/2019.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu sau khi sụt giảm liên tục trong 2 tháng đầu năm 2019, thì sang tháng 3/2019 tăng rất mạnh 81,4% về lượng và tăng 92,5% về kim ngạch so với tháng 2/2019, đạt 908.302 tấn, tương đương 561,63 triệu USD; tuy nhiên, so với cùng tháng năm ngoái vẫn sụt giảm 25,9% về lượng và giảm 28,3% về kim ngạch. Giá nhập khẩu tháng 3/2019 đạt 618,3 USD/tấn, tăng 6,1% so với tháng liền trước nhưng giảm 3,3% so với cùng tháng năm trước.
Tính chung cả quý 1 năm 2019, cả nước nhập khẩu 2,08 triệu tấn xăng dầu, trị giá 1,23 triệu USD, giảm mạnh 38,4% về lượng và giảm 43,9% về kim ngạch so với quý 1/2018. Giá nhập trung bình cũng giảm 8,8%, đạt 589,5 USD/tấn.
Xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam vẫn chủ yếu từ các nước Đông Nam Á; trong đó nhập khẩu từ thị trường hàng đầu là Malaysia sụt giảm mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá. Cụ thể, nhập khẩu 624.943 tấn, trị giá 352,67 triệu USD, giá 564,3 USD/tấn, giảm mạnh 34,8% về lượng, giảm 39% về kim ngạch và giảm 6,7% về giá so với quý 1/2018. Lượng xăng dầu nhập khẩu từ Malaysia chiếm 30% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 28,8% trong tổng kim ngạch.
Xăng dầu nhập khẩu từ Singapore chiếm trên 23% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước; nhập khẩu từ thị trường này cũng giảm 30,6% về lượng, giảm 34,2% về kim ngạch và giảm 5,2% về giá so với cùng kỳ, đạt 488.417 tấn, trị giá 276,84 triệu USD, giá 566,8 USD/tấn.
Hàn Quốc là thị trường lớn thứ 3 cung cấp xăng dầu cho Việt Nam, đạt 395.792 tấn, trị giá 244,15 triệu USD, chiếm gần 20% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, giảm 56,8% về lượng, giảm 61,2% về kim ngạch; giá giảm 10%, đạt 616,9 USD/tấn.
Nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Trung Quốc cũng đạt mức tương đối cao 358.335 tấn, trị giá 223,21 triệu USD, giá 622,9 USD/tấn, giảm 9,6% về lượng, giảm 3,8% về giá, giảm 13% kim ngạch; chiếm 17,2% trong tổng lượng và chiếm 18,2% trong tổng kim ngạch.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhập 190.812 tấn xăng dầu từ Thái Lan, trị giá 116,53 triệu USD, giảm 39% về lượng và giảm 40,7% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Trong tháng 3/2019 có thêm Nhật Bản tham gia vào thị trường cung cấp xăng dầu cho Việt Nam, với 14.256 tấn, tương đương 8,37 triệu USD.
Nhập khẩu xăng dầu quý 1 năm 2019
Thị trường | Tháng 3/2019 | Quý 1/2019 | +/- so với cùng kỳ (%)* | |||
Lượng (tấn) | Trị giá(USD) | Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 908.302 | 561.630.904 | 2.080.247 | 1.226.317.766 | -38,44 | -43,87 |
Malaysia | 292.378 | 177.340.979 | 624.943 | 352.670.467 | -34,75 | -39,09 |
Singapore | 178.155 | 103.447.862 | 488.417 | 276.839.967 | -30,61 | -34,23 |
Hàn Quốc | 231.186 | 146.724.935 | 395.792 | 244.152.672 | -56,81 | -61,12 |
Trung Quốc | 135.875 | 89.749.695 | 358.335 | 223.206.009 | -9,61 | -13,04 |
Thái Lan | 56.451 | 36.000.844 | 190.812 | 116.531.003 | -38,96 | -40,67 |
Nhật Bản | 14.256 | 8.366.591 | 14.256 | 8.366.591 |
|
|
(Tính toán từ số liệu của TCHQ)
theo Vinanet.vn
Xuất khẩu gạo trong quý 1/2019 mặc dù sụt giảm cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, nhưng xuất khẩu sang các thị trường chủ đạo như Philippines, Iraq và Bờ biển Ngà vẫn tăng trưởng tốt.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản tháng 3/2019 tăng trở lại sau 4 tháng sụt giảm liên tiếp kể từ tháng 11/2018, đạt 683,6 triệu USD, tăng rất mạnh 83,4% so với tháng 2/2019 nhưng giảm 2,7% so với cùng tháng năm 2018.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sắt thép sau khi sụt giảm mạnh trong tháng 2/2019 thì sang tháng 3 tăng rất mạnh 56,4% về lượng và tăng 62% về kim ngạch so với tháng 2, đạt 1,35 triệu tấn, tương đương 896,91 triệu USD; so với cùng tháng năm trước cũng tăng 29,3% về lượng và tăng 20,4% về kim ngạch.
Theo Tổng cục Hải quan, Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất và cũng là bạn hàng đầu tiên trong khu vực ASEAN đạt kim ngạch song phương 10 tỷ USD với nước ta, tính hết tháng 8/2018.
Hiện kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Romania và Cộng hòa Séc còn khá khiêm tốn. Điểm đáng chú ý là Việt Nam xuất siêu đối với cả 2 thị trường này.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, Việt Nam xuất khẩu sắt thép các loại sang thị trường Tây Ban Nha tăng rất mạnh cả về lượng (+591,3%) đạt 5.240 tấn và trị giá (+449,5%) đạt 3,9 triệu USD. Tuy nhiên, tính trong quý 1/2019, mặt hàng này lại bị sụt giảm khá so với cùng quý năm ngoái, với lượng (-62,6%) đạt 6.758 tấn và trị giá (-59,4%) đạt 5,3 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dầu thô sau khi sụt giảm rất mạnh trong tháng 2/2019 (giảm 52,3% về lượng và giảm 50,4% về kim ngạch so với tháng 1/2019), thì sang tháng 3/2019 lại tăng rất mạnh 78,6% về lượng và tăng 89,5% về kim ngạch so với tháng 2/2019, đạt 414.712 tấn, tương đương 212,43 triệu USD.
Với CPTPP, Nhật Bản lần đầu tiên cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 3/2019 đạt 345 triệu USD, tăng 42% so với tháng trước đó và tăng 1,01% so với cùng tháng năm ngoái.
Gạo là mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Philippines trong quý đầu năm nay, chiếm 22,1% trong tổng kim ngạch.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự