Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định giá bán thép trong quý 4 có thể giảm do chi phí đầu vào giảm dẫn đến các nhà sản xuất giảm giá đầu ra và cạnh tranh.

Tính đến thời điểm ngày 20/9/2015, Việt Nam có gần 20.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 265 tỷ USD. Trong đó, riêng Nhật Bản có gần 2.800 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 30 tỷ USD.
Đó là thông tin ông Phạm Thanh Hà, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank (ngân hàng phục vụ chính cho nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam) cho biết tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản năm 2015 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức ngày 14/10.
Ông Hà đánh giá, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong những năm qua tăng trưởng liên tục qua từng giai đoạn. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt xấp xỉ là 28 tỷ USD trong năm 2014. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 47 tỷ USD và nhập khẩu gần 13 tỷ USD. Dự kiến kim ngạch thương mại năm 2015 đạt 30 tỷ USD.
Chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản đang dành nhiều nguồn đầu tư tại Việt Nam, đặt biệt nguồn đầu tư trưc tiếp. Tính đến thời điểm ngày 20/9/2015, Việt Nam có gần 20.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 265 tỷ USD. Trong đó, riêng Nhật Bản có gần 2.800 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 30 tỷ USD.
"Sau khi thiết lập mối quan hệ hai nước, Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tiên tài trợ vốn cho Việt Nam. Chính phủ Nhật Bản luôn tỏ ra nhà là nước tài trợ nguồn vốn ODA hàng đầu cho Việt Nam. Nguồn vốn đã góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và là nỗ lực tích cực trong mối quan hệ song phương giữa hai nước", ông Hà nói.
Theo Jetro, năm nay, trong số 521 doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản có mong muốn đầu tư vào các nước mới nổi; trong đó, có đến 130 công ty mong muốn đầu tư vào Việt Nam, vượt qua số 78 doanh nghiệp muốn đầu tư vào Thái.
"Jetro sẽ thực hiện kết nối các doanh nghiệp mua – bán linh kiện - phụ tùng của hai nước. Thêm nữa là lĩnh vực kinh doanh trong nông nghiệp, Jetro sẽ giới thiệu những sản phẩm, công nghệ mới nhất của Nhật trong lĩnh vực cơ giới hoá, nông nghiệp; để doanh nghiệp hợp tác, phát triển hơn nữa", bà Yuri Sato khẳng định.
Tại diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, các chuyên gia kinh tế Nhật Bản cho rằng, mặc dù vẫn có những doanh nghiệp Nhật Bản e ngại trước rào cản đầu tư vào Việt Nam như thủ tục hành chính còn phức tạp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển,...Nhưng các chuyên gia này cho rằng, Việt Nam sẽ là điểm đến tương lai của nhà đầu tư Nhật Bản với nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam vẫn là thị trường có sức hấp dẫn lớn với nền chính trị ổn định, tăng trưởng vững chắc. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia coi trọng mối quan hệ hợp tác và có nét tương đồng văn hóa với Nhật Bản.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định giá bán thép trong quý 4 có thể giảm do chi phí đầu vào giảm dẫn đến các nhà sản xuất giảm giá đầu ra và cạnh tranh.
Dự báo trong 3 tháng cuối năm, xuất khẩu cà phê sẽ tăng so với những tháng trước đó, đạt bình quân khoảng 143 nghìn tấn/năm. Năm 2015, xuất khẩu cà phê sẽ đạt khoảng 1,4 triệu tấn, kim ngạch 2,8 tỉ USD, giảm khoảng 17,2% về lượng và 21,3% về giá trị so với năm 2014.
Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực, đem về hàng tỷ USD mỗi năm nhưng hiện nay điều bất ổn là không ít doanh nghiệp (DN) thủy sản vẫn thường xuyên phải nhập khẩu (NK) nguyên liệu phục vụ chế biến, XK, đặc biệt là mặt hàng tôm. Tình trạng này vừa khiến DN bị động vừa có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.
Trong khi nhiều nước lập tức cấm nhập thịt gà Mỹ khi có dịch bệnh thì cơ quan quản lý Việt Nam chỉ ra thông báo sau gần nửa năm.
Theo VSA, sản phẩm thép có chứa nguyên tố hợp kim của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thép trong nước.
Nguyên do là các doanh nghiệp bị cán bộ thuế, hải quan làm khó, nhũng nhiễu khi làm hồ sơ, thủ tục phải tốn thêm phí bôi trơn.
Xuất khẩu năm nay có thể đạt 165 – 166 tỷ USD, song nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn và bị cạnh tranh gay gắt do các nước giảm giá đồng nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu.
Việc nhiều nước, trong đó có những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Brazil, Ấn Độ, Indonesia hạ giá đồng nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu đã khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp khó, nhất là hàng nông, thủy sản.
Việt Nam hiện vẫn còn dư từ 7,5-7,8 triệu tấn lúa (khoảng 3,7-4 triệu tấn gạo) cho xuất khẩu.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 630 triệu USD, tăng 15,34% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng với 84 triệu USD).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự