Lần đầu tiên sau 7 năm, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của VN thấp hơn cùng kỳ năm trước. Tại sao giá trị nông sản tuột dốc sau 7 năm?

Trong khi nhiều nước lập tức cấm nhập thịt gà Mỹ khi có dịch bệnh thì cơ quan quản lý Việt Nam chỉ ra thông báo sau gần nửa năm.
Thông tin được ông Ngô Chung Khanh - Phó vụ trưởng Vụ chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) chia sẻ tại Hội thảo Tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến ngành chăn nuôi diễn ra sáng 16/10.
Ông Khanh cho biết từ cuối năm 2014, phía Mỹ đã thông báo đang có dịch cúm gà trên quy mô lớn. Ngay lập tức, nhiều nước như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan... đã dừng nhập khẩu thịt gà từ Mỹ. Trong khi đó, tại Việt Nam, đến giữa tháng 5/2015 cơ quan quản lý mới có thông báo dừng nhập các sản phẩm từ gà của Mỹ. Như vậy suốt nhiều tháng, các lô hàng thịt gà từ Mỹ vào Việt Nam vẫn không gặp bất kỳ trở ngại nào.Theo vị này, đến tận tháng 8 vừa qua, thống kê hải quan và báo chí vẫn đưa tin lượng gà Mỹ nhập khẩu về Việt Nam vẫn gia tăng, kể cả số lượng, giá trị lẫn số doanh nghiệp nhập khẩu. "Vấn đề đáng nói là ở Việt Nam, khi biết rõ thị trường Mỹ đang cúm gà mà các doanh nghiệp vẫn đổ xô nhập về nước", vị này bày tỏ.
Theo Bộ Công Thương, sau thông tin dịch cúm gà đang bùng phát tại Mỹ, số lượng doanh nghiệp nhập khẩu thịt gà từ thị trường này về Việt Nam lại tăng đột biến.
Về mức giá, ông Khanh cho biết tại Mỹ, dù người dân không chuộng ăn thịt đùi nhưng giá bán trung bình cũng từ 1-1,5 USD một kg thì không thể có mức giá bán lẻ 20.000 đồng mỗi kg tại Việt Nam. Trong khi đó, rà soát của Bộ Công Thương cũng cho thấy chưa có bất kỳ cam kết nào về cắt giảm thuế với mặt hàng này hay thịt gà Mỹ có biểu hiện bán phá giá.
"Khả năng lớn nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu gian lận thương mại. Vì lợi nhuận, họ phớt lờ yếu tố sức khỏe của người tiêu dùng trong nước", đại diện Bộ Công Thương khẳng định.
Với phản ứng của cộng đồng doanh nghiệp chăn nuôi trong nước, ông Khanh cho rằng cần có cái nhìn khách quan để tìm hướng giải quyết hơn là tiến hành kiện chống bán phá giá hoặc các biện pháp tự vệ đặc biệt. "Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), không phải thích áp thuế 100% là được. Đối tác cũng có cơ sở khoa học để kiện lại và áp mức thuế tương ứng với sản phẩm của ta", ông Khanh nói.
Đại diện Bộ Công Thương cho rằng tới đây, khi TPP được ký kết, bất kể vấn đề gì xảy ra, doanh nghiệp chăn nuôi cần đánh giá sự việc chính xác để bình tĩnh hơn, thay vì cảm tính như thời gian vừa qua.
Trước đó, hồi tháng 8, việc giá thịt gà Mỹ nhập khẩu chỉ bằng nửa gà trong nước gây bức xúc dư luận. Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ cho rằng điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường trong nước nên đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương xem xét, điều tra việc có hay không tình trạng bán phá giá sản phẩm thịt gà Mỹ tại Việt Nam để xúc tiến thủ tục khởi kiện.
Phản ứng trước thông tin cáo buộc của Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Trứng và Gia cầm Mỹ (USAPEEC), Jim Sumner đã phủ nhận việc bán phá giá thịt gà Mỹ tại Việt Nam và khẳng định mặt hàng này được bán đúng với quy định của WTO.
Thành Tâm
Theo Vnexpress
Lần đầu tiên sau 7 năm, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của VN thấp hơn cùng kỳ năm trước. Tại sao giá trị nông sản tuột dốc sau 7 năm?
Xe tải có nguồn gốc Trung Quốc, nhất là loại HOWO (còn gọi là “Hổ vồ”) ồ ạt xâm nhập thị trường Việt Nam. Với việc cơi nới, rồi chở quá trọng tải, thời gian qua, những chiếc xe này đã gây ra hệ lụy nghiêm trọng, như: bùng phát xe quá tải, phá hủy đường sá, gây tai nạn giao thông.
Tính đến ngày 30-9-2015, các doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã ký được hợp đồng xuất khẩu 5,695 triệu tấn gạo các loại, trong đó hợp đồng thương mại vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo với hơn 81%, theo báo cáo của VFA.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định giá bán thép trong quý 4 có thể giảm do chi phí đầu vào giảm dẫn đến các nhà sản xuất giảm giá đầu ra và cạnh tranh.
Dự báo trong 3 tháng cuối năm, xuất khẩu cà phê sẽ tăng so với những tháng trước đó, đạt bình quân khoảng 143 nghìn tấn/năm. Năm 2015, xuất khẩu cà phê sẽ đạt khoảng 1,4 triệu tấn, kim ngạch 2,8 tỉ USD, giảm khoảng 17,2% về lượng và 21,3% về giá trị so với năm 2014.
Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực, đem về hàng tỷ USD mỗi năm nhưng hiện nay điều bất ổn là không ít doanh nghiệp (DN) thủy sản vẫn thường xuyên phải nhập khẩu (NK) nguyên liệu phục vụ chế biến, XK, đặc biệt là mặt hàng tôm. Tình trạng này vừa khiến DN bị động vừa có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.
Theo VSA, sản phẩm thép có chứa nguyên tố hợp kim của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thép trong nước.
Nguyên do là các doanh nghiệp bị cán bộ thuế, hải quan làm khó, nhũng nhiễu khi làm hồ sơ, thủ tục phải tốn thêm phí bôi trơn.
Tính đến thời điểm ngày 20/9/2015, Việt Nam có gần 20.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 265 tỷ USD. Trong đó, riêng Nhật Bản có gần 2.800 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 30 tỷ USD.
Xuất khẩu năm nay có thể đạt 165 – 166 tỷ USD, song nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn và bị cạnh tranh gay gắt do các nước giảm giá đồng nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự