Mặc dù 4 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu hạt điều của cả nước thu về trên 900 triệu USD, nhưng ngược lại cũng phải nhập khẩu 482 triệu USD mặt hàng này, số liệu từ TCHQ.

Theo VSA, sản phẩm thép có chứa nguyên tố hợp kim của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thép trong nước.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa có công văn gửi một loạt các Bộ ngành liên quan bao gồm Bộ Công thương, Bộ tài chính, Bộ Khoa học công nghệ về việc nhập khẩu phôi thép hợp kim từ Trung Quốc.
VSA cho biết qua theo dõi tình hình nhập khẩu phôi thép cũng như công văn phản ánh khẩn cấp của các Doanh nghiệp thuộc Hiệp hội, VSA nhận thấy việc phôi thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc gia tăng mạnh vào Việt Nam đã tác động xấu tới thị trường thép trong nước.
Thậm chí một số thông tin cho thấy các doanh nghiệp đang cố tình gian lận, khai sai mã nhập khẩu để hưởng chênh lệch thuế suất.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng phôi thép nhập khẩu về Việt Nam tính đến giữa tháng 9 là 1,13 triệu tấn, trị giá trên 421 triệu USD, tăng 290% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, riêng phôi thép Trung Quốc chiếm 75% phôi nhập cả nước.
2 tháng trở lại đây, với “thủ thuật” khai phôi thép nhập từ Trung Quốc là “phôi thép hợp kim chứa Crom” – tỷ lệ Crom từ 0,3% trở lên – để hưởng thuế suất 0%. Lượng phôi thép được khai trên 62 nghìn tấn trong riêng tháng 9 – trị giá 20 triệu USD. Dự báo, khối lượng phôi thép loại này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các tháng cuối năm.
Theo tính toán, trong 2 tháng 8 và 9, Việt Nam nhập 65,15 nghìn tấn phôi thép từ Trung Quốc, trị giá 21 tỷ đồng. Số thuế thất thu lên tới 1,89 triệu USD.
Chuyện không mới
Vụ việc này khiến người ta nhớ đến tình hình năm 2014, khi các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thép xây dựng từ Trung Quốc – dưới dạng thép hợp kim chứa hàm lượng rất nhỏ Boron – không ngoài mục đích trốn thuế.
Trước sự đấu tranh và phản ứng mạnh mẽ của các doanh nghiệp sản xuát thép Việt Nam và các nhà sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Đông Nam Á (SEAISI), Chính phủ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc đã hủy bỏ chính sách hoàn thuế đối với một số sản phẩm thép hợp kim chứa Boron.
Thế nhưng, từ đầu 2015, các doanh nghiệp Trung Quốc đã thay thế Boron bằng Crom để tiếp tục được hưởng hoàn thuế khi xuất khẩu.
Theo VSA, sản phẩm thép có chứa nguyên tố hợp kim của Trung Quốc khi nhập khẩu vào Việt Nam ngoài việc được Chính phủ Trung Quốc hoàn thuế, lại được phía Việt Nam miễn thuế (thuế suất 0%) – nên có giá bán rất thấp - ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thép trong nước.
Trước tình hình này VSA đề nghị Bộ Công thương, Bộ Tài chính và Bộ Khoa học Công nghệ kiểm tra các doanh nghiệp nhập khẩu phôi thép Crom trong thời gian qua.
Nếu phôi thép được dùng để cán thép xây dựng đề nghị truy thu thuế và xử phạt các đơn vị nhập khẩu. Tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm phôi thép chứa Crom được dùng để cán thép xây dựng cũng là một biện pháp mà VSA đưa ra.
Mặc dù 4 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu hạt điều của cả nước thu về trên 900 triệu USD, nhưng ngược lại cũng phải nhập khẩu 482 triệu USD mặt hàng này, số liệu từ TCHQ.
4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của cả nước đạt gần 1,86 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2018.
4 tháng đầu năm 2019, lượng than nhập khẩu tăng rất mạnh 128,2% so với cùng kỳ, đạt 13,34 triệu tấn; kim ngạch cũng tăng 82,5%, đạt 1,27 tỷ USD.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2019 cả nước nhập khẩu 1,94 triệu tấn nguyên liệu nhựa, trị giá 2,86 tỷ USD, tăng 15,4% về lượng và tăng 6,3% về kim ngạch so với 4 tháng đầu năm 2018.
Sau hai tháng đầu năm giảm liên tiếp, thì kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý đã lấy lại đà tăng trưởng ở tháng 3/2019 nhưng sang tháng đến tháng 4 xuất khẩu nhóm hàng này kim ngạch suy giảm nhẹ 1,9% so với tháng trước đó.
Sản xuất LPG trong nước được cung cấp từ Nhà máy GPP Dinh Cố và Nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng hơn 750.000 tấn/năm, mới chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu LPG, do đó, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn LPG để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước.
4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ đạt 4,4 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ai Cập tăng trưởng nhẹ 14,76% đạt 157,5 triệu USD. Trong các nhóm sang xuất sang Ai Cập, sắt thép các loại là nhóm hàng tăng khá về lượng 113,3% đạt 1.395 tấn và tăng 62,53% về trị giá đạt 930.714 USD. Hạt điều cũng tăng 88,99% về lượng đạt 824 tấn và tăng 69,67% về kim ngạch đạt 6,79 triệu USD. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có thị phần cao nhất với 24,29% đạt 38,25 triệu USD, tăng 13,42% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Đức trong tháng 4/2019 cũng như cả 4 tháng đầu năm 2019 đều sụt giảm nhẹ. Tổng kim ngạch xuất khẩu 4T/2019 chỉ đạt 2,21 triệu USD, giảm 1,55% so với cùng kỳ năm 2018.
4 tháng đầu năm 2019, cán cân thương mại Việt Nam thặng dư 13,47 tỷ USD trong thương mại hàng hóa với Mỹ, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự