Tuy nhiên, nếu để muộn quá, Hoa Kỳ sẽ không kịp trình Hiệp định ra Quốc hội trước khi bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 2016. Xuất phát từ đây, ông Trần Quốc Khánh cho rằng không thể tổ chức Hội nghị Bộ trưởng muộn hơn tháng Chín.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống CHND Bangladesh Abdul Hamid cùng bày tỏ mong muốn đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (phải) tiếp Tổng thống Bangladesh Abdul Hamid tại Phủ chủ tịch ngày 10-8 - Ảnh: Hoàng NamChủ tịch nước Trương Tấn Sang (phải) tiếp Tổng thống Bangladesh Abdul Hamid tại Phủ chủ tịch ngày 10-8 - Ảnh: Hoàng Nam
Trong tuyên bố chung sau cuộc hội đàm tại Hà Nội ngày 10-8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống CHND Bangladesh Abdul Hamid cùng bày tỏ mong muốn đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới thông qua việc đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa các lĩnh vực hợp tác trọng tâm bao gồm chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - thương mại, nông - ngư nghiệp, khoa học - kỹ thuật, văn hóa và du lịch.
Lãnh đạo hai nước cũng nhất trí tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, khuyến khích hợp tác ở khu vực tư nhân, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1 tỉ USD vào năm 2016. Thương mại hai chiều năm 2014 đã tăng 40% so với năm 2013, đạt hơn 800 triệu USD.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí khuyến khích bộ nông nghiệp của hai bên tích cực triển khai bản ghi nhớ về hợp tác ngư nghiệp và chăn nuôi và bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp đã ký nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina năm 2012; nhất trí tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông - ngư nghiệp bền vững; thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu sắp tới; đồng thời tăng cường chia sẻ thông tin, hợp tác trong đấu tranh chống áp thuế bán phá giá đối với các sản phẩm thủy hải sản (cá da trơn, tôm...).
Hai bên nhất trí tiếp tục mở rộng hợp tác trong các ngành có tiềm năng như dệt may, khai khoáng, năng lượng, hóa chất, cơ khí chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm, sản xuất sắt thép, xây dựng, viễn thông.
Hai bên khẳng định tích cực ủng hộ lẫn nhau, phối hợp đề xuất sáng kiến chung trong các vấn đề hai bên cùng quan tâm như phát triển bền vững, ứng phó thiên tai, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực và an ninh năng lượng.
Lãnh đạo hai nước nhất trí tăng cường các chuyến thăm cấp cao và các cấp, đẩy mạnh giao lưu nhân dân; thúc đẩy tham vấn, trao đổi, đối thoại về chính sách; sớm tổ chức kỳ họp lần thứ ba ủy ban hỗn hợp về kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học - công nghệ Việt Nam - Bangladesh và tham khảo chính trị lần thứ nhất giữa hai bộ ngoại giao để kiểm điểm và đề ra phương hướng hợp tác cụ thể cho những năm tiếp theo, xem xét ký thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh.
Việt Nam và Bangladesh cũng nhất trí ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là Liên Hiệp Quốc, Phong trào không liên kết, hợp tác Nam - Nam, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), các hợp tác vùng và tiểu vùng.
Việt Nam ghi nhận đề nghị của Bangladesh về việc ủng hộ Bangladesh trở thành đối tác đối thoại của ASEAN và khuyến khích Bangladesh thúc đẩy hợp tác cụ thể và hiệu quả với ASEAN.
Liên quan đến tình hình Biển Đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Bangladesh Abdul Hamid nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận để giải quyết hòa bình tất cả các tranh chấp nhằm đảm bảo an toàn và tự do hàng hải.
Cùng ngày, Tổng thống Abdul Hamid hội kiến với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và dự tiệc chiêu đãi trọng thể của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân.
Hôm nay (11-8), Tổng thống Abdul Hamid gặp gỡ cộng đồng người Bangladesh tại TP.HCM và thăm địa đạo Củ Chi, sau đó sẽ hội kiến lãnh đạo UBND TP.HCM tối cùng ngày.
Tuy nhiên, nếu để muộn quá, Hoa Kỳ sẽ không kịp trình Hiệp định ra Quốc hội trước khi bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 2016. Xuất phát từ đây, ông Trần Quốc Khánh cho rằng không thể tổ chức Hội nghị Bộ trưởng muộn hơn tháng Chín.
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, riêng trong tháng 7/2015, cả nước nhập siêu gần 500 triệu USD; nâng mức thâm hụt thương mại tính từ đầu năm đến hết tháng 7 đạt hơn 3,52 tỷ USD – vượt xa con số xuất siêu của cả năm 2014...
Trên 20 ha nhãn lồng Hưng Yên đạt tiêu chuẩn VietGap, được cấp mã vùng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực vào cuối năm nay, loại quả đặc sản này hoàn toàn có khả năng chinh phục thị trường ASEAN với 650 triệu dân.
Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ tác động tới nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó có mặt hàng cao su.
Mặc dù vẫn đang đứng thị trường số 1 nhập khẩu tôm vào Nhật Bản nhưng 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản đã giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU, Liên hiệp châu Âu (EU) mở cửa cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, nhưng nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam lại là mặt hàng nhạy cảm mà EU muốn bảo hộ.
Ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết, vụ vải thiều năm 2015, toàn tỉnh Bắc Giang đạt sản lượng 195.000 tấn quả tươi (tương đương với năm 2014) với giá bán bình quân khoảng 15.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 3.000 đồng/kg so với năm trước. Sản lượng trên đã mang lại tổng doanh thu hơn 2.900 tỷ đồng, trong khi các dịch vụ phụ trợ trong quá trình tiêu thụ vải thiều cũng mang về cho kinh tế tỉnh này 1.700 tỷ đồng.
Quá nhiều rào cản với hàng hóa kiểm tra chuyên ngành! Có mặt hàng chỉ vì những thủ tục không cần thiết, doanh nghiệp phải mất nhiều ngày mới có hàng mẫu thay vì hai ngày.
Tính chung 7 tháng đầu năm Việt Nam chi 1,9 tỷ USD nhập thức ăn chăn nuôi, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2014; chi 824 triệu USD nhập đậu tương tăng 20% so với cùng kỳ năm 2014; chi 451 triệu USD nhập ngô.
Nhật Bản dự kiến sẽ xuất khẩu mặt hàng táo sang Việt Nam và đang triển khai thủ tục lấy ý kiến về việc nhập khẩu quả xoài từ Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự