Nhiều nước mở cửa thị trường cho trái cây tươi của VN nhưng xuất khẩu vẫn khó do cước vận chuyển bằng đường hàng không chiếm tới 50% giá thành, khó cạnh tranh với trái cây của các nước.

Do còn nút thắt chưa được gỡ, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia Hiệp định TPP sẽ kéo dài thêm 1 ngày, đến ngày 4/10 theo giờ Mỹ, tức ngày 5/10 theo giờ Việt Nam.
Đây được coi là một nỗ lực của 12 nước, thể hiện quyết tâm hoàn tất tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới trong năm nay sau nhiều lần lỡ hẹn.
Theo thông báo mới nhất của Ban Tổ chức, sau khi vượt qua những khác biệt trong vấn đề linh kiện ô tô, các đoàn vẫn bế tắc xoay quanh hai nút thắt là vấn đề sản phẩm bơ sữa và đặc biệt là vấn đề thời gian bảo hộ độc quyền các mặt hàng sinh dược.
Đến 21h ngày 3/10 (theo giờ Mỹ), vấn đề thời gian bảo hộ độc quyền đối với các sản phẩm sinh dược đang trở thành điểm khó vượt qua nhất, ngăn cản các nước tiến tới thỏa thuận cuối cùng.
Các nguồn tin tại chỗ cho biết đàm phán hiện vẫn đang bế tắc và có chiều hướng xấu đi. Phái đoàn Nhật Bản đã ấn định trưa 4/10 là thời hạn chót, dù đạt được hay không thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương thì đoàn Nhật Bản cũng rời Atlanta. Trong khi đó, Mỹ vẫn cương quyết không nhượng bộ trong vấn đề sinh dược.
Dự kiến, trưa 4/10 , các đoàn sẽ tổ chức họp báo chung. Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Akira Amari cho hay phái đoàn nước này đã đồng ý với đề nghị của phái đoàn Mỹ tiếp tục đàm phán thêm 24 giờ nữa. Tuy nhiên, ông Amari cũng nhấn mạnh phía Mỹ phải nỗ lực tháo gỡ bất đồng cho vấn đề về thời gian bảo hộ sản phẩm sinh dược.
Ông Amari nói: “Tôi đã trao đổi với đại diện thương mại Mỹ Michael Froman rằng có 2 điều kiện cần phải hoàn tất. Thứ nhất để kết thúc đàm phán, phía Mỹ phải giải quyết vấn đề thời gian bảo hộ sản phẩm sinh dược và việc tiếp cận thị trường. Thứ hai, chúng tôi không thể tiếp tục kéo dài thời gian đàm phán vì lịch trình chính trị”.
Theo các chuyên gia quan sát, thời gian bảo hộ các sản phẩm sinh dược quá dài đã khiến các nước tham gia đàm phán Đối tác xuyên Thái Bình Dương khó có thể tìm được tiếng nói chung. Một số nước đưa ra thời hạn bảo hộ là 5 năm, trong khi đề xuất của Mỹ là 12 năm.
Quy định này vấp phải bất đồng từ một số nước tham gia hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương vì cho rằng thời gian bảo hộ mà Mỹ đưa ra sẽ chỉ giúp các hãng dược phẩm Mỹ tiếp tục độc quyền các sản phẩm sinh dược đắt tiền, cản trở các quốc gia khác có thể sản xuất ra những sản phẩm tương tự nhưng có giá thành thấp hơn.
Phía Mỹ cũng đã để ngỏ thiện chí giảm thời gian bảo hộ xuống ít nhất còn 8 năm, song nhiều nước như New Zealand, Chile và Peru không chấp thuận.
Theo Hồng Nhung
VOV
Nhiều nước mở cửa thị trường cho trái cây tươi của VN nhưng xuất khẩu vẫn khó do cước vận chuyển bằng đường hàng không chiếm tới 50% giá thành, khó cạnh tranh với trái cây của các nước.
8 tháng năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Ảrập Xêút đạt 42,46 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 4,2% tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, xuất khẩu trái cây Việt Nam liên tục tăng, từ 827 triệu USD (2012) lên 1 tỷ USD (2013) và 1,477 tỷ USD (2014). Với kết quả tăng trưởng khả quan này, năm 2015, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu trái cây lên 2 tỷ USD. Liệu đích ngắm ấy có quá xa?
Nhu cầu sụt giảm, cạnh tranh về giá... khiến nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giảm từ vài nghìn đến vài chục nghìn tỷ đồng so với 9 tháng cùng kỳ 2014.
Sau 5 năm đàm phán, 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP cuối cùng đã đạt thỏa thuận về hiệp định thương mại lớn nhất thế giới.
Đoàn doanh nghiệp TP HCM đã tổ chức chuyến khảo sát thị trường Nga để tìm đường xuất khẩu hàng sang thị trường tiềm năng này
Việt Nam và Canada nhiều khả năng sẽ bỏ thuế nhập khẩu đối với xe hơi do Nhật Bản sản xuất trong vòng 10 năm sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, hãng tin Nikkei (Nhật Bản) cho biết ngày 3.10
Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu của khu vực đầu tư FDI, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Trong khi 9 tháng năm 2015 nền kinh tế Việt Nam nhập siêu 3,8 tỷ USD thì khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vẫn xuất khẩu mạnh.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang Trung Quốc và Hong Kong hiện chỉ chiếm 1,9% tỷ trọng, nhưng đây lại là nước có mức tăng trưởng cao về nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam.
Ngày 2/10 các quan chức nông nghiệp của Ba Lan và Việt Nam đã ký một hiệp định cho phép xuất khẩu táo Ba Lan vào thị trường của Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự