Sau 5 năm đàm phán, 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP cuối cùng đã đạt thỏa thuận về hiệp định thương mại lớn nhất thế giới.

Ngày 2/10 các quan chức nông nghiệp của Ba Lan và Việt Nam đã ký một hiệp định cho phép xuất khẩu táo Ba Lan vào thị trường của Việt Nam.
Theo Đài Phát thanh Ba Lan, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Marec Sawicki mô tả hiệp định đã ký kết rất quan trọng với Ba Lan bởi nước này đang tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp trong đó có táo, và Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng ở châu Á.
Với sản lượng thu hoạch hàng năm lên tới 2,5 triệu tấn, Ba Lan là nước xuất khẩu táo lớn nhất ở Châu Âu và thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung quốc.
Năm ngoái nước này xuất khẩu trên 1 triệu tấn táo, và Nga là thị trường nhập khẩu táo lớn nhất của Ba Lan.
Tuy nhiên, xuất khẩu táo của Ba Lan đã bị ảnh hưởng nặng nề sau khi Nga quyết định ngừng nhập khẩu nhiều mặt hàng nông nghiệp của châu Âu trong đó có táo của Ba Lan kể từ ngày 1/8/2014, buộc nước này chuyển hướng tìm nhà nhập khẩu mới.
Chính phủ Ba Lan đã tiếp cận một số thị trường mới ở châu Á và coi Việt Nam như một thị trường mới nổi, nhiều tiềm năng.
Tháng 3/2015 một đoàn công tác Chính phủ Ba Lan đã sang làm việc với phía Việt Nam để hoàn tất các thủ tục pháp lý mở đường cho việc xuất khẩu táo vào Việt Nam.
Hiện nay Ba Lan cũng đã xuất khẩu táo sang một số thị trường khác ở Châu Á như Singapore, Ấn Độ và Bangladesh./.
Theo VOV
Sau 5 năm đàm phán, 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP cuối cùng đã đạt thỏa thuận về hiệp định thương mại lớn nhất thế giới.
Đoàn doanh nghiệp TP HCM đã tổ chức chuyến khảo sát thị trường Nga để tìm đường xuất khẩu hàng sang thị trường tiềm năng này
Do còn nút thắt chưa được gỡ, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia Hiệp định TPP sẽ kéo dài thêm 1 ngày, đến ngày 4/10 theo giờ Mỹ, tức ngày 5/10 theo giờ Việt Nam.
Việt Nam và Canada nhiều khả năng sẽ bỏ thuế nhập khẩu đối với xe hơi do Nhật Bản sản xuất trong vòng 10 năm sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, hãng tin Nikkei (Nhật Bản) cho biết ngày 3.10
Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu của khu vực đầu tư FDI, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Trong khi 9 tháng năm 2015 nền kinh tế Việt Nam nhập siêu 3,8 tỷ USD thì khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vẫn xuất khẩu mạnh.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang Trung Quốc và Hong Kong hiện chỉ chiếm 1,9% tỷ trọng, nhưng đây lại là nước có mức tăng trưởng cao về nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đang chậm dần, tiêu thụ thép giảm đáng kể trong những năm gần đây, bởi vậy Trung Quốc tìm nhiều thủ thuật để tăng cường xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm thép dư thừa.
Nguy cơ mất thị trường Thái Lan nói riêng và một số thị trường khác như Indonesia, Malaysia... đang làm các doanh nghiệp xuất khẩu thép VN đứng ngồi không yên...
Trong năm 2015, theo dự báo của Hiệp hội Rau quả VN, giá trị xuất khẩu các mặt hàng rau quả VN có thể cán mốc 2 tỉ USD, một con số ấn tượng khi đa số mặt hàng nông sản khác vẫn đang gặp khó.
Ngày 29/9, hội thảo “Thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam-Ấn Độ,” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ (FIEO) phối hợp tổ chức, đã diễn ra tại thủ đô của Ấn Độ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự