Trái cây ngon của Việt Nam không còn quanh quẩn ở các thị trường dễ tính mà đã vào thị trường cao cấp.

Đàm phán về quy tắc xuất xứ mặt hàng ô tô là một trong một số ít vấn đề vướng mắc còn lại trong đàm phán Hiệp định TPP.
Vấn đề này vẫn chưa được giải quyết sau phiên đàm phán tại Washington tuần trước. Các quan chức từ Mỹ, Nhật, Canada và Mexico đã nỗ lực hoàn tất đàm phán về quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng ô tô và phụ tùng ô tô, tuy nhiên, các bên vẫn chưa đạt được đồng thuận.
Trưởng nhóm đàm phán ô tô của Nhật Bản Takeo Mori cho biết phiên đàm phán “rất hiệu quả” nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin.
Theo báo chí, Mỹ và Nhật đã thống nhất quan điểm về quy tắc xuất xứ: yêu cầu 45% thành phần của ô tô đã hoàn thành và 30% thành phần của phụ tùng ô tô phải có nguồn gốc từ các nước TPP mới đủ điều kiện miễn thuế.
Các hiệp hội phụ tùng ô tô tại Mỹ, Canada và Mexico phản hồi rằng họ “ủng hộ” quy tắc 50% hàm lượng nội địa đối với ô tô đã hoàn thành, tuy nhiên quy tắc về phụ tùng ô tô thì phải “phản ánh bất kỳ thỏa thuận cuối cùng nào cho xe có động cơ”.
Họ cho rằng “quy tắc hàm lượng nội địa không thỏa đáng” có thể tác động tiêu cực đến “một chuỗi cung ứng ô tô “năng động” đã giúp ích cho các nền kinh tế Mỹ, Canada và Mexico qua việc tạo công ăn việc làm, hiệu quả kinh tế và một ngành công nghiệp chiếm tới 20% tổng kim ngạch thương mại trên khắp cả 3 thị trường các thành viên thuộc Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)”.
Một số Thượng nghị sĩ Mỹ đã gửi văn bản đề nghị Đại diện Thương mại Michael Froman về việc “quy tắc xuất xứ TPP nên dựa trên NAFTA”. Quy tắc của NAFTA quy định 60% hàm lượng nội địa đối với ô tô hạng nhẹ và 62,5% đối với phụ tùng. Các Thượng nghị sĩ yêu cầu ông Froman không chấp nhận bản chào của các đối thủ cạnh tranh do các nhà sản xuất có chuỗi cung ứng đặt ngoài các nước TPP có thể sẽ được hưởng lợi.
Nguồn MOIT/Sandler, Travis & Rosenberg Trade Report, TTGCVT
Trái cây ngon của Việt Nam không còn quanh quẩn ở các thị trường dễ tính mà đã vào thị trường cao cấp.
Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 8 tăng chung nhưng nhiều mặt hàng xuất khẩu chính như nông, lâm sản vẫn giảm nhẹ so với tháng 7/2015.
Tổng cục Hải quan vừa công bố báo cáo sơ bộ về tình hình xuất nhập khẩu cả nước 8 tháng đầu năm 2015. Theo đó, tháng 8/2015, Việt Nam bất ngờ xuất siêu hơn 350 triệu USD. Tính tổng chung, 8 tháng, Việt Nam vẫn nhập siêu 3,76 tỷ USD.
Tại chương trình Giao lưu thương mại Việt Nam - Ấn Độ, Đại diện VCCI cho biết hai nước đang nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu nâng tổng kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD vào năm 2020.
Động thái phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc mới đây cùng với diễn biến ảm đạm của kinh tế thế giới sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.
Trước những biến động kinh tế, nông sản Việt Nam dần “đuối sức”, gặp khó trong vấn đề cạnh tranh và liên tục bị các nước trong khu vực “cướp” mất thị trường. Hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu giảm mạnh cả lượng và chất.
Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan, giá dầu thô thế giới liên tục giảm trong thời gian vừa qua đã kéo kim ngạch xuất khẩu dầu thô 8 tháng năm 2015 giảm 2,6 tỷ USD so với 8 tháng/2014.
Sản lượng nhập khẩu xăng dầu trong tháng 8 ở mức thấp nhất kể từ tháng 12/2014. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng đầu năm, sản lượng xăng dầu nhập khẩu vẫn tăng 5,1%. Trong đó, doanh nghiệp trong nước tăng nhập khẩu xăng dầu tại một số quốc gia như Thái Lan, Singapore.
Trong tháng 8, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện ước đạt 3,02 tỷ USD, tăng 19,1% so với tháng 7. Đây là mặt hàng có đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8/2015.
Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống trong tháng 8/2015 đạt mức cao nhất kể từ năm 2010.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự