''Ukraine đã phê chuẩn một thỏa thuận gần giống với phiên bản do EU đề xuất ngay từ ban đầu"

Từ cam kết đến hành động là khoảng cách khá xa mà với một doanh nhân bước vào chính trường, dường như ông Trump đã không lường hết...
Truyền thông quốc tế đưa tin, ngày 25/8, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã tuyên bố trần nợ công của nước này sẽ được nâng lên trong tháng 9/2017, sau khi Nhà Trắng thống nhất được với lãnh đạo lưỡng viện Quốc hội cùng lãnh đạo hai đảng chính trị lớn là đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ.
"Tôi mong muốn là chúng ta có trần nợ công cao, nhưng vấn đề quan trọng nhất là trần nợ công phải được nâng lên vào tháng 9 tới. Tôi đã có các cuộc thảo luận với lãnh đạo hai đảng tại Hạ viện, Thượng viện và chúng tôi đều thống nhất quan điểm. Chính phủ dự kiến sẽ thanh toán các khoản nợ và trần nợ công sẽ được nâng lên".
Theo số liệu của chính phủ Mỹ, đến tháng 3/2017, nợ công của cường quốc kinh tế số một thế giới đã chạm mức trần theo luật định, hiện ở mức 19.900 tỷ USD.
Trong 5 tháng qua, Bộ Tài chính Mỹ đã phải áp dụng một số biện pháp đặc biệt trong ngắn hạn để tránh cho việc chính phủ Mỹ có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ trong thời gian chờ đợi quyết định nâng trần nợ công của Quốc hội Mỹ.
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã nhiều lần hối thúc lưỡng viện Quốc hội sớm quyết định việc nâng mức trần nợ công của Mỹ, làm sao phải có kết quả trước cuối tháng 9/2017.
Mặc dù Văn phòng Ngân sách Chính phủ Mỹ từng ước tính chính phủ liên bang có đủ tài chính để hoạt động tới giữa tháng 10/2017, song ngày 2/8, Ủy ban Cố vấn Vay của Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo ngân sách chỉ đủ cấp cho chính phủ hoạt động đến cuối tháng 9, nếu Quốc hội không sớm quyết định nâng mức trần nợ công.
Như vậy là ngân sách của Mỹ chỉ còn đủ cho chính phủ liên bang hoạt động trong 1 tháng nữa và nếu Quốc hội Mỹ không nâng trần nợ công thì chính phủ Mỹ sẽ vỡ nợ và phải tạm ngừng hoạt động.
Còn nhớ cách đây 4 năm, ngày 1/10/2013 chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Barak Obama đã phải ngừng hoạt động sau khi Thượng viện và Hạ viện không thể thống nhất về ngân sách cho hoạt động của các cơ quan của chính phủ.
Trước tình hình đó, Tổng thống Obama đã phải triệu tập lãnh đạo hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tới Nhà Trắng để đàm phán, nhằm giúp chính phủ hoạt động trở lại. Cuộc họp lịch sử ấy diễn ra vào 17h30 ngày 2/10/2013.
Trong cuộc đàm phán đó, Tổng thống Obama đã hối thúc Quốc hội thông qua dự luật nâng mức trần nợ công 16,7 nghìn tỷ USD của chính phủ nước này. Và nếu dự luật đó không được thông qua, nước Mỹ sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử.
Tổng thống Trump từng cam kết không gia tăng nợ công, không tăng thuế nhưng nay thì ông không thể thực hiện được
Như vậy, cứ mỗi khi ngân sách cho hoạt động của chính phủ bị thiếu hụt là trần nợ công của nước Mỹ lại được nâng lên. Điều đó cho thấy gia tăng nợ công đã trở thành công cụ hữu hiệu cho chính phủ Mỹ duy trì hoạt động và hành động.
Thực tế đó là một cảnh báo nguy hại, nếu như kinh tế Mỹ suy thoái hay kinh tế thế giới suy thoái ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Mỹ.
Vì vậy, trong quá trình tranh cử, ứng viên Donald Trump đã đưa ra cam kết không gia tăng nợ công của nước Mỹ.
Vậy nhưng, chỉ sau hơn 7 tháng nắm quyền thì chính phủ Mỹ nhiệm kỳ 57 đã đối mặt với tình trạng phải ngừng hoạt động vì thiếu ngân sách, nước Mỹ lại đối mặt với nguy cơ vỡ nợ lấn đầu tiên trong lịch sử và trần nợ công lại được nâng lên, gia tăng nợ công lại được xem là biện pháp cứu cánh cho hoạt động của chính phủ.
Vậy là Tổng thống Trump đã không thể thực hiện cam kết của mình và ông vẫn phải đi vào “vết xe đổ” của người tiền nhiệm – gia tăng nợ công – điều mà ông đã chỉ trích và thể hiện quyết tâm không tái lập lại.
Thực ra, ngay từ khi ông Trump đưa ra cam kết không tăng thuế cũng không gia tăng nợ công, giới phân tích đã cho rằng vị tổng thống doanh nhân tương lai sẽ không thể thực hiện được cam kết, ít nhất là trong nửa nhiệm kỳ đầu tiên.
Chính quyền Trump không được thừa hưởng nguồn ngân sách thặng dư từ chính quyền Obama, như chính quyền Bush từng được thừa hường từ chính quyền Clinton.
Do vậy, để đảm bảo có đủ ngân sách cho hoạt động thì chính phủ Mỹ phải thực hiện 3 liệu pháp. Thứ nhất là cắt giảm chi tiêu, thứ hai là gia tăng nợ công và thứ ba là tăng thuế.
Và ông Trump đã chọn biện pháp thứ nhất – cắt giảm chi tiêu, song bước đi của ông gặp hai rào cản. Đó là năm tài khoá và những khoản cắt giảm chưa được chuẩn thuận ngay, chẳng hạn như chương trình ObamaCare.
Điều đó bắt buộc ông Trump phải tính đến hai biện pháp tiếp theo. Trong khi nền tảng của việc "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" theo ông Trump là tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân Mỹ, nên áp dụng biện pháp tăng thuế là tự sát. Do vậy ông Trump đã phải chọn gia tăng nợ công để tránh phải ngừng hoạt động.
Bên cạnh đó là việc ông Trump còn có những hành động có thể khởi phát cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, một cuộc chiến mà Mỹ có thể thất bại nếu các công cụ tài chính hỗ trợ không đủ công lực, bởi hiện nay nguồn tài chính của chính phủ Trung Quốc khá dồi dào.
Rõ ràng, từ cam kết đến hành động là một khoảng cách khá xa mà với tư cách là một doanh nhân bước vào chính trường, dường như Tổng thống Trump đã không thể lường hết được.
Nay thì ông phải sử dụng các biện pháp mà chính ông đã chỉ trích để tránh xảy điều đầu tiên không tốt đẹp trong lịch sử nước Mỹ - vỡ nợ chính phủ.
Ngọc Việt
Theo Baodatviet.vn
''Ukraine đã phê chuẩn một thỏa thuận gần giống với phiên bản do EU đề xuất ngay từ ban đầu"
Hiện nay, Trung Quốc đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ Mỹ, Nga đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Âu - Mỹ. Điều này đang thúc đẩy Nga và Trung Quốc tìm cách tạo ra một khuôn khổ để hành động chung.
Trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng trỗi dậy và Mỹ chọn cách "lo thân mình trước" (America first), liệu có thể nói Trung Quốc sẽ sớm thay thế Mỹ dẫn dắt thế giới?
Nga đang thúc đẩy hành lang kinh tế với Mông Cổ và Trung Quốc trong nỗ lực hạn chế ảnh hưởng của lệnh trừng phạt nhưng...
Chính sách kinh tế Modinomics, sau hơn hai năm được triển khai, đã mang đến luồng sinh khí mới cho tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Ấn Độ cùng với quyết tâm tăng cường can dự vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương dưới thời Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi (Narendra Modi) có tác động mạnh mẽ tới quan hệ quốc tế, mang đến những chuyển động mới trong cục diện khu vực.
Việc kết án ông Lee có thể giúp tổng thống Moon Jae-in giảm áp lực phải kiểm soát các Chaebol, vì dù sao kinh tế Hàn Quốc vẫn phụ thuộc vào họ.
Xét về giá trị hiệu ứng của các hành động thì rõ ràng người Mỹ đã thua người Nga trong quyết định mới nhất này...
Tại sao Washington không tận dụng lợi thế quyền lực mềm này mà lại chỉ khăng khăng theo đuổi mục tiêu làm bẽ mặt Nga?
Việc tăng tốc sử dụng robot có thể trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng thu nhập, ảnh hướng đến sức tiêu dùng trong nền kinh tế.
Trung Quốc có kế hoạch đặt các cảng chiến lược, các công trình hạ tầng trọng yếu khác dưới sự kiểm soát của họ như là "tài sản thế chấp" trong trường hợp...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự