Nga đang thúc đẩy hành lang kinh tế với Mông Cổ và Trung Quốc trong nỗ lực hạn chế ảnh hưởng của lệnh trừng phạt nhưng...

Việc tăng tốc sử dụng robot có thể trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng thu nhập, ảnh hướng đến sức tiêu dùng trong nền kinh tế.
Việc tăng tốc sử dụng robot có thể trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng thu nhập, ảnh hướng đến sức tiêu dùng trong nền kinh tế.Nguồn ảnh: roboticsbusinessreview.com
Các công ty tại Trung Quốc đang lắp đặt nhiều robot mới hơn bất kỳ quốc gia nào khác, và điều đó có thể ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Tổng số robot được lắp đặt tại Trung Quốc đã tăng 27% lên khoảng 90.000 đơn vị trong năm ngoái, lập kỷ lục thế giới và chiếm gần 1/3 tổng số lượng robot toàn cầu. Con số này sẽ tăng gấp đôi lên 160.000 vào năm 2019, theo ước tính của Liên đoàn Robot Quốc tế (IFR).
Theo báo cáo của Bloomberg Intelligence, tuy sự phát triển của ngành chế tạo robot của Trung Quốc vẫn chưa làm giảm mức lương nhân công của nước này, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
Tự động hoá có thể thúc đẩy tăng năng suất và khả năng cạnh tranh xuất khẩu, nhưng việc tăng cường sử dụng robot cũng đe doạ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Trung Quốc, ảnh hướng đến sức tiêu dùng trong nền kinh tế. Và điều đó có thể tác động lan ra ngoài biên giới Trung Quốc, các nhà kinh tế cho biết.
Các nhà kinh tế học của Bloomberg Intelligence (BI) là Tom Orlik và Fielding Chen đã viết rằng: "Bằng cách tăng cung và làm suy yếu nhu cầu, làn sóng tự động hóa sẽ khiến Trung Quốc ngày càng phụ thuộc hơn vào xuất khẩu, đe dọa hy vọng cân bằng kinh tế trong nước và kinh tế toàn cầu”.
Hiện tại thì tiền lương nhân công tại Trung Quốc hầu như chưa bị tác động bởi tự động hóa. Theo các dữ liệu Khảo sát Tài chính hộ gia đình của Trung Quốc được trích dẫn bởi BI, các công nhân sản xuất tại Đại lục có trình độ trung học đã được tăng lương 53% trong giai đoạn 2010-2014.
Orlik và Chen nói: "Việc tăng cường sử dụng robot sẽ là tin xấu đối với người lao động có tay nghề trung bình, đặc biệt là những người làm các công việc có thể bị thay thế bằng tự động hóa. Tuy nhiên, tăng trưởng tiền lương ở Trung Quốc vẫn còn rất nhanh, và các công nhân có trình độ trung bình thực hiện những công việc lặp đi lặp lại vẫn có cuộc sống tốt hơn mức trung bình".
Robot là trọng tâm của chính sách "Made in China 2025" được chính phủ Trung Quốc đề ra, với mục tiêu là nâng cấp các nhà máy để đạt được tính tự động cao và tiên tiến về mặt công nghệ. Việc thay thế các nhân công trong dây chuyền lắp ráp cũng sẽ giúp Trung Quốc bù đắp cho tình trạng sụt giảm dân số trong độ tuổi lao động.
Theo IFR, mặc dù Trung Quốc đang bắt kịp các nước hàng đầu về tự động hóa như Hàn Quốc và Singapore, mật độ robot của nước này vẫn thấp hơn mức trung bình thế giới.
Người Trung Quốc cũng đang mua thêm các robot tự sản xuất trong nước. Theo kế hoạch "Made In China 2025" và kế hoạch 5 năm về robot được đưa ra vào năm ngoái, Bắc Kinh có kế hoạch tập trung vào tự động hoá các ngành then chốt như sản xuất ôtô, điện tử, thiết bị, hậu cần và thực phẩm.
Bình quân số lượng robot trên 10.000 công nhân sản xuất của từng nước. Con số của Trung Quốc (đỏ) vẫn thấp hơn mức trung bình thế giới (xanh). Ảnh: Bloomberg
Từng được Chủ tịch Tập Cận Bình đề xướng trong năm 2014, "cuộc cách mạng robot" có thể sẽ khiến bất bình đẳng lớn dần, vì lợi ích của việc tăng năng suất chủ yếu là dành cho phía chủ sở hữu vốn còn người lao động sẽ bị thua thiệt, theo BI. Điều này sẽ khiến chi tiêu của hộ gia đình chững lại (vì triển vọng lương bổng tiêu cực) và có thể trì hoãn quá trình chuyển hướng sang nền kinh tế tiêu dùng của Trung Quốc, Orlik và Chen nói.
Bắc Kinh cũng đang muốn tăng thị phần của các robot "made in China" trên thị trường robot toàn cầu hiện có trị giá 11 tỷ USD, trong đó Trung Quốc chiếm 31%. Bắc Kinh đang đặt mục tiêu chiếm thị phần hơn 50% vào năm 2020, và đặt mục tiêu sản xuất 100.000 robot/năm vào năm 2020, so với mức 33.000/năm vào năm 2015. Điều đó có nghĩa là áp lực cạnh tranh sẽ tăng lên với các công ty nước ngoài như Fanuc và Yaskawa của Nhật Bản, vốn đang cung cấp 67% lượng robot cho Trung Quốc.
Mạnh Đức
Theo Nhipcaudautu.vn
Nga đang thúc đẩy hành lang kinh tế với Mông Cổ và Trung Quốc trong nỗ lực hạn chế ảnh hưởng của lệnh trừng phạt nhưng...
Chính sách kinh tế Modinomics, sau hơn hai năm được triển khai, đã mang đến luồng sinh khí mới cho tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Ấn Độ cùng với quyết tâm tăng cường can dự vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương dưới thời Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi (Narendra Modi) có tác động mạnh mẽ tới quan hệ quốc tế, mang đến những chuyển động mới trong cục diện khu vực.
Việc kết án ông Lee có thể giúp tổng thống Moon Jae-in giảm áp lực phải kiểm soát các Chaebol, vì dù sao kinh tế Hàn Quốc vẫn phụ thuộc vào họ.
Từ cam kết đến hành động là khoảng cách khá xa mà với một doanh nhân bước vào chính trường, dường như ông Trump đã không lường hết...
Xét về giá trị hiệu ứng của các hành động thì rõ ràng người Mỹ đã thua người Nga trong quyết định mới nhất này...
Tại sao Washington không tận dụng lợi thế quyền lực mềm này mà lại chỉ khăng khăng theo đuổi mục tiêu làm bẽ mặt Nga?
Trung Quốc có kế hoạch đặt các cảng chiến lược, các công trình hạ tầng trọng yếu khác dưới sự kiểm soát của họ như là "tài sản thế chấp" trong trường hợp...
Nhằm đối trọng với Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng mạnh mẽ về kinh tế và chính trị thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường”, Ấn Độ và Nhật Bản cũng khởi xướng và đẩy mạnh những sáng kiến phát triển quốc tế riêng, đồng thời mở rộng liên kết trục với nước thứ ba.
Mỹ có thể áp đặt trừng phạt về kinh tế với Trung Quốc vì họ chưa làm đủ để kiềm chế chương trình tên lửa của Triều Tiên.
Bị vướng giữa một Trung Quốc ngày càng mạnh lên và một Mỹ bất ổn, tương lai ngoại giao của Singapore có vẻ sẽ gặp không ít khó khăn..
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự