Quyết định duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sau cuộc họp mới nhất, với nguyên nhân được cho là những bất ổn của nền kinh tế Trung Quốc, khiến các nhà kinh tế và giới đầu tư không khỏi lo ngại.

Trung Quốc có thể chỉ là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ, nhưng đây là nước có nhiều tiền hơn bất kỳ quốc gia nào khác, theo BBC.
Ba trong số 10 quỹ đầu tư lớn nhất thế giới là của Trung Quốc, và tổng giá trị tài sản của cả ba quỹ là 1.5 nghìn tỷ USD.
Tuy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong năm năm qua, chính phủ đã sử dụng tiền khá tốt, nhất sau khi Trung Quốc hồi phục từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Trên thực tế, đầu tư nước ngoài đã tăng từ 20 tỷ USD vào năm 2005 lên tới 171 tỷ USD vào năm ngoái. Biểu đồ dưới đây cho thấy Anh là một trong những nơi đầu tư được người Trung Quốc chuộng.
Trong nửa đầu năm nay, đầu tư Trung Quốc vào Anh giảm rõ rệt – chỉ 1.8 tỷ USD so với hơn 8 tỷ USD trong cả năm 2014.
Nhưng con số này tăng lên đáng kể vào tuần này với thông báo một số thỏa thuận được thông qua trong lúc Chủ tịch Tập Cận Bình và phái đoàn thăm Anh Quốc.
Gần một nửa tổng đầu tư trên toàn cầu của Trung Quốc rót vào lĩnh vực năng lượng, rất nhiều trong số đó được thiết kế đặc biệt nhằm cung cấp điện cho người Trung Quốc.
Tổng dân số Trung Quốc có lẽ sẽ không tăng đáng kể vượt mức 1.4 tỷ dân như hiện nay, nhưng sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu cũng như lớp người giàu tạo nhu cầu lớn về năng lượng.
Cùng với đó, Trung Quốc càng phát triển công nghệ đáp ứng nhu cầu, thì càng muốn xuất khẩu công nghệ này. Đây chính là lý do vì sao Trung Quốc mong muốn chứng tỏ công nghệ hạt nhân của mình ở Anh Quốc đến vậy.
Nhưng năng lượng không phải là mối quan tâm mấu chốt của Trung Quốc ở Anh. Thực ra, đầu tư bất động sản vượt xa đầu tư năng lượng. Động cơ ở đây khá đơn giản: lợi nhuận. Trung Quốc chỉ coi thương mại bất động sản là cú đặt cược có lợi.
Không mấy ngạc nhiên khi đây cũng là động cơ chính phía sau khoản tiền khổng lồ mà Trung Quốc đã bơm vào ngành tài chính Anh.
Điển hình là ngân hàng Barclays với 3 tỷ USD. Đây là khoản đầu tư đơn lẻ lớn nhất vào Anh từ chính quyền Trung Quốc, hay công ty Trung Quốc, mà trong trường hợp này, là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Nhưng với một ngân hàng toàn cầu khổng lồ như Barclays, 3 tỷ USD cũng chưa mang lại được nhiều sở hữu.
Trường hợp tương tự với hãng dầu khí BP, trong đó quỹ của SAFE (Cơ quan Quản lý Ngoại hối Quốc gia Trung Quốc) đầu tư hơn 2 tỷ USD.
Nhưng những khoản đầu tư vào các công ty nhỏ hơn khác mang lại quyền sở hữu hoàn toàn cho các nhà đầu tư Trung Quốc, như Pizza Express, hoặc quyền kiểm soát lợi nhuận, như với House of Fraser, Weetabix và du thuyền Sunseeker.
Quyết định duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sau cuộc họp mới nhất, với nguyên nhân được cho là những bất ổn của nền kinh tế Trung Quốc, khiến các nhà kinh tế và giới đầu tư không khỏi lo ngại.
Sau tuyên bố chưa nâng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), thế giới đã liên tục đi tìm lời giải thích, đặc biệt từ Chủ tịch FED Janet Yellen và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Sau đợt phục hồi vào hôm 16.9, giá dầu lại trở về như cũ vào ngày 20.9 và có khả năng bị dẫn dắt bởi thị trường cùng sự thay đổi thất thường của đồng đô la Mỹ. Bài viết dưới đây cho thấy các nguyên nhân và dấu hiệu cho thấy Ả Rập Xê Út đang thay đổi chiến lược của họ.
Giá dầu rẻ sẽ là một liều thuốc tốt cho hầu hết các quốc gia sản xuất – nhập khẩu dầu. Nhưng chỉ có một nước có thể tận dụng toàn bộ lợi thế của cú sụt giảm giá dầu trong 14 tháng vừa qua. Đó là Mỹ.
Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới và tiếp tục chi ra hàng chục tỷ USD mua dầu dự trữ trong khi nhu cầu trong nước suy giảm.
Economist cho rằng bảng chi tiêu hộ gia đình của một quốc gia có thể phản ánh được đặc trưng sinh hoạt của nước đó.
Châu Á Thái Bình Dương năm nay sẽ là khu vực có nhiều tỷ phú nhất thế giới, chủ yếu nhờ sự gia tăng số lượng cá nhân siêu giàu tại Ấn Độ và Trung Quốc, một khảo sát khẳng định.
Tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2015 và 2016 dự báo lần lượt đạt 3% và 3,6%.
Dấu hiệu mới nhất cho việc Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế toàn cầu là những ảnh hưởng khiến FED phải trì hoãn tăng lãi suất, theo Bloomberg.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hàn Quốc thấp nhất kể từ năm 2009 chính là một dấu hiệu cho thấy lực cầu của toàn thế giới đang gặp trục trặc.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự